Ví dụ về đạo đức có tính giai cấp

Câu 1:Trong xã hội có giai cấp, tư tưởng đạo đức thống trị trong xã hội là tư tưởng đạo đức của giai cấp giữ địa vị thống trị về kinh tế. Giai cấp giữ địa vị thống trị về kinh tế dựa vào bộ máy nhà nước để tuyên truyền, giáo dục và thể chế hoá tư tưởng đạo đức của mình thành những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức, biến nó trở thành thước đo đánh giá, điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong xã hội, phù hợp với lợi ích của nó.

Câu 2:

Tương ứng với mỗi bối cảnh lịch sử khác nhau, đạo đức sẽ có sự thay đổi phù hợp với xã hội. VD: ở thời phong kiến, tư tưởng trọng nam khinh nữ là tư tưởng phổ biến trong xh nhưng đến thời nay đó lại là một tư tưởng cổ hủ, lạc hậu

Câu 3:


Mỗi dân tộc khác nhau sẽ có những giá trị đạo đức khác nhau phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế - xã hội

Ta định nghĩa: “Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội” 1 Pháp luật ra đời cùng sự ra đời của nhà nước, gắn liền với nhà nước. Theo học thuyết Mác Lênin, pháp luật chỉ ra đời, tồn tại trong xã hội có giai cấp, là sản phẩm của xã hội đó. Nói đến bản chất của pháp luật trước hết phải nói đến tính giai cấp của nó, không có “pháp luật tự nhiên” hay pháp luật không mang tính giai cấp.

Sở dĩ nói pháp luật có tính giai cấp bởi: Khi xã hội có sự phân chia con người thành các giai cấp, các lực lượng xã hội khác nhau thì bao giờ cũng có một giai cấp hay một lực lượng cầm  quyền, lãnh đạo xã hội. Ngay từ trong nguồn gốc ra đời, nhà nước và pháp luật là những hiện tượng không thể tách rời. Cùng với nhà nước, pháp luật cũng là một công cụ nằm trong tay giai cấp hay lực lượng đó để thực hiện và bảo vệ quyền quyền và địa vị thống trị cũng như lợi ích của lực lượng này. Nhà nước và pháp luật chỉ là sản phẩm của xã hội có giai cấp.

Tính giai cấp của pháp luật được thể hiện trên hai phương diện chủ yếu sau:

– Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trong xã hội. Theo nghĩa thông thường, ý chí được hiểu là “Khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt động của mình khắc phục khó khăn nhằm đạt mục đích đó”

2 .Ý chí là khả năng đặc thù của loài người vì các loài động vật khác chỉ hành động theo bản năng mà không có ý chí còn con người khi đã có khả năng nhận thức đầy đủ thì hành vi của họ luôn nhằm đạt tới một mục đích nhất định.

Các giai cấp thống trị lực lượng cầm quyền trong lịch sử đều theo đuổi mục đích củng cố và bảo vệ quyền thống trị của mình, chúng tìm mọi cách để đạt mục đích đó. Một trong những cách hiệu quả nhất là biến ý chí của chúng thành ý chí của nhà nước và từ ý chí của nhà nước sẽ thể hiện thành các qui định cụ thể của pháp luật, tức là thành các quy tắc xử sự có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoăc thực hiện trong toàn xã hội.

C. Mác và Ănghen khi nghiên cứu về pháp luật tư sản đã đi đến kết luận: Pháp luật tư sản chẳng qua chỉ là ý chí của giai cấp tư sản được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung của nó là do điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp tư sản quyết định.

Ví dụ về đạo đức có tính giai cấp

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

3 Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp hoá thành ý chí của nhà nước. Ý chí đó được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật do nhà nước cơ quan có thêm  quyền ban hành. Nhà nước ban hành và đảm bảo cho pháp luật được thực hiện.

Xem thêm: Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản

– Pháp luật là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích của giai cấp thống trị. Mục đích của pháp luật trước hết là nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Vì vậy pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng tới các quan hệ xã hội phát triẻn theo một “trật tự” phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ củng cố địa vị của giai cấp thống trị.

Pháp luật là sự thể chế hoá nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu, chính sách, đường lối chính trị của lực lượng cầm quyền, giúp cho lực lượng này thực hiện được quyền lãnh đạo của nó đối với toàn xã hội. Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.

Trong pháp luật có nhiều qui định thể hiện tính giai cấp của nó như: các qui định thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữ tài sản, quyền thống trị về chính trị và tư tưởng, quyền lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội của lực lượng cầm  quyền; xác lập hệ tư tưởng thống trị trong xã hội…

Bản chất giai cấp là thuộc tính chung của bất kì kiểu pháp luật nào nhưng mỗi kiểu pháp luật lại có những nét riêng và cách biểu hiện riêng. Ví dụ: Pháp luật chủ nô công khai qui định quyền lực vô hạn của chủ nô, tình trạng vô quyền của nô lệ. Pháp luật phong kiến công khai qui định đặc quyền, đặc lợi của địa chủ phong kiến cũng như quy định các chế tài hà khắc dã man để đàn áp nhân dân lao động.

Trong pháp luật tư sản, bản chất giai cấp được thể hiện một cách then trọng, tinh vi dưới nhiều hình thức như quý định về mặt pháp lý những quyền tự do, dân chủ… nhưng thực chất pháp luật tư sản luôn thế hiện ý chí của giai cấp tư sản và mục đích trước hết nhằm phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản. Pháp luật XHCN thể hiện ý chí của giai cấp công nhânvà nhân dân lao động, là công cụ để xây dựng một xã hội mới trong đó mọi người đều được sống tự do, bình đẳng, công bằng xã hội được đảm bảo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Giáo trình “Lý luận nhà nước và pháp luât” – ĐH Luật HN, Nxb Công An Nhân Dân, Hà Nội 2009, trang 66

(2) Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng 2002, trang 1167

Xem thêm: Đặc điểm giai cấp công nhân? Đặc điểm nào quan trọng nhất?

(3) Mác-Ănghen, Tuyển tập, Tập 1 Nxb Sự thật, Hà Nội 1980, trang 262, 263

Giáo trinh lý luận nhà nước và pháp luật – Đại học Luật Hà Nội. Nxb Công An nhân dân. Hà Nội 2009

Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật – Khoa Luật ĐH Quốc gia

Những nội dung cơ bản của môn học Lý luận về nhà nước và pháp luật – Đại học Luật Hà Nội, Nguyễn Thị Hồi và Lê Vương Long (chủ biên) – nxb GTVT, Hà Nội 2008

Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật – Nguyễn Văn Động – Nxb Giáo dục, Hà Nội 2008

Hỏi đáp những tri thức cơ bản môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật – TS. Trần TháI Dương – Nxb Tư Pháp, Hà Nội 2004

Như ở phần trên đã trình bày, quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc của đạo đức đã khẳng đạo đức không phải từ sự “tiên nghiệm” càng không phải là lực lượng từ bên ngoài ấn vào xã hội, đạo đức là sản phẩm của xã hội.

Đạo đức là lĩnh vực của quan hệ thật sự con người. Trong khi phát triển với tính cách là thực thể xã hội, con người lựa chọn và chịu trách nhiệm với sự lựa chọn, với hậu quả của những sự lựa chọn đối với hành vi ứng xử người - người. Tự do lựa chọn và sự lựa chọn có trách nhiệm nảy sinh trong quan hệ người - người, trong quan hệ cá nhân và xã hội. Mỗi người chấp nhận kiểm tra những yêu cầu của xã hội để nhận được sự đánh giá, sự ủng hộ của xã hội. Còn xã hội thì với những chuẩn mực của nó, yêu cầu các cá nhân điều chỉnh các hành vi phù hợp với lợi ích của xã hội.

Với tính cách là sự phản ánh tồn tại xã hội, đạo đức mang bản chất xã hội. Bản chất xã hội của đạo đức được hiểu theo nghĩa:

- Nội dung của đạo đức là do hoạt động thực tiễn và tồn tại xã hội quyết định.

- Nhận thức xã hội đem lại các hình thức cụ thể của phản ánh đạo đức, làm cho đạo đức, tồn tại như một lĩnh vực độc lập về sản xuất tinh thần của xã hội .

- Sự hình thành, phát triển, hoàn thành bản chất xã hội của đạo đức được qui định bởi trình độ phát triển và hoàn thiện của thực tiễn và nhận thức xã hội của con người. Nói cách khác, nội dung khách quan của các quan niệm, quan điểm, các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức chính là biểu hiện cảu trạng thái, một trình độ phát triển nhất định của những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, của cơ sở kinh tế.

Việc khẳng định tính qui định của cơ sở kinh tế đối với đạo đức cho phép nhìn nhận sự biến đổi của đạo đức theo sự biến đổi của cơ sở kinh tế. Phân tích mối quan hệ giữa cơ sở kinh tế với kiến trúc thượng tầng mà trong đó đạo đức là một yếu tố của nó, Mác viết: “ Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”

Tiếp tục và cụ thể hoá tư tưởng của Mác về tính qui định của cơ sở kinh tế đối với ý thức xã hội nói chung và đạo đức nói riêng, Ăngghen đã luận chứng cho bản chất xã hội của đạo đức bằng cách cử chỉ ra tính thời đại, tính dân tộc và tính giai cấp của đạo đức.

Trong tác phẩm “ Chống Đuy- Rinh” Ăngghen đã chỉ ra mối quan hệ của các thời đại đối với các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức với tính cách là biểu hiện về mặt đạo đức của các thời đại kinh tế .

Phê phán quan điểm của Đuyrinh về những chân lý đạo đức vĩnh cửu, Ăngghen đã khẳng định rằng, thực chất và xét đến cùng, các nguyên tắc, các chuẩn mực, các quan điểm đạo đức chẳng qua là sản phẩm của các chế độ kinh tế, các thời đại kinh tế mà thôi. Lấy ví dụ về nguyên tắc không được ăn cắp, Ăngghen cho rằng đó không phải là một nguyên tắc, một chân lý vĩnh cửu gắn liền với bản chất trừu tượng của con người. Nguyên tắc này có cơ sở kinh tế của nó và nó sẽ mất ý nghĩa khi cơ sở kinh tế của nó không còn nữa. Ông viết: “ Từ khi sở hữu tư nhân về động sản phát triển thì tất cả các xã hội có chế độ sở hữu tư nhân ấy, tất phải có một lời răn chung về đạo đức: không được trộm cắp”. Vậy, là chỉ từ khi có sở hữu tư nhân, người ta mới yêu cầu bảo vệ nó. Trước khi có sở hữu tư nhân, không thể có nguyên tắc đạo đức không được trộm cắp. Cũng như vậy, “ trong một xã hội mà mọi động cơ trộm cắp bị loại trừ” nghĩa là trong xã hội cộng sản chủ nghĩa, lời răn đạo đức đó sẽ không có ý nghĩa nữa.

Tính qui định của thời đại đối với đạo đức cho ta quan niệm khoa học về loại hình đạo đức. Mặc dù đạo đức có qui luật vận động nội tại, có sự kế thừa, có sự lệch pha nào đó đối với cơ sở sản sinh ra nó nhưng về căn bản, tương ứng với một chế độ kinh tế, mỗi phương thức sản xuất và do đó mỗi hình thái kinh tế - xã hội là một hình thái đạo đức nhất định. Đạo đức nguyên thủy, đạo đức chiếm hữu nô lệ, đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản và sau đó, đạo đức Cộng sản chủ nghĩa là những thời đại tiến triển dần dần của đạo đức nhân loại.

Cùng với tính thời đại, tính dân tộc là một trong những biểu hiện bản chất xã hội của đạo đức. Có thể nhìn nhận tính dân tộc như là sự biểu hiện đặc thù tính thời đại của đạo đức trong các dân tộc khác nhau. Không phải các học thuyết đạo đức trước Mác không thấy sự khác biệt trong đời sống đạo đức của các dân tộc. Có điều, việc giải thích sự khác biệt ấy hoặc là dựa trên cơ sở tôn giáo hoặc là dựa trên các quan niệm duy tâm triết học nên không đúng đắn…

Coi đạo đức như là một hình thái ý thức xã hội, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác đã dặt cơ sở khoa học cho việc luận chứng tính dân tộc của đạo đức. Là một hình thái ý thức xã hội, ý thức đạo đức vừa bị qui định bởi tồn tại xã hội, vừa chịu ảnh hưởng của các hình thái ý thức xã hội khác (chính trị, triết học, nghệ thuật, tôn giáo …). Tổng thể những nhân tố ấy trong mỗi dân tộc là sự khác biệt nhau, làm thành cái mà ngày nay chúng ta gọi là bản sắc dân tộc. Bản sắc ấy được phản ảnh vào đạo đức nên tính độc đáo của các quan niệm, các chuẩn mực, cách ứng xử đạo đức, nghĩa là tạo nên tính độc đáo trong đời sống đạo đức của mỗi dân tộc. Nhìn nhận tính độc đáo và sự khác biệt ấy về mặt dân tộc trong cặp khái niệm cơ bản của đạo đức, cặp khái niệm thiện-ác, Ph. Angghen chỉ ra sự biến đổi cúa chúng qua các thời đại và dân tộc. Ông viết: “Từ dân tộc này sang dân tộc khách, từ thời đại này sang thời đại khác, những quan niệm về thiện và ác đã biến đổi nhiều đến mức chúng thường trái ngược hẳn nhau”.

Trong xã hội có giai cấp và đối kháng giai cấp, mỗi giai cấp có vai trò, địa vị khác nhau trong hệ thống kinh tế, xã hội và do đó mà họ có các lợi ích khác và đối nghịch nhau. Đạo đức với tư cách là hình thái ý thức xã hội đã phản ảnh và khẳng định lợi ích của mỗi giai cấp. Ý thức đạo đức giúp mỗi giai cấp hiểu được lợi ích của nó, hiểu được những cách thức, biện pháp bảo vệ và khẳng định lợi ích giai cấp. Mặt khác, mỗi giai cấp đều sử dụng đạo đức của mình như là công cụ bảo vệ lợi ích của mình. Như vậy, tính giai cấp của đạo đức là sự phản ánh và sự thể hiện lợi ích của các giai cấp. Tính giai cấp của đạo đức là biểu hiện đặc trưng của bản chất xã hội của đạo đức trong xã hội có giai cấp. (vì xã hội là quan hệ người – người, quan hệ người – người không trừu tượng mà gắn với những quan hệ kinh tế - xã hội).

Mỗi giai cấp có những lợi ích riêng đó nó cũng có những quan niệm đạo đức, hệ thống đạo đức riêng. Những hệ thống đạo đức này có sự tác động khác nhau, triệt tiêu nhau (nêu đối kháng), do đó mà tác động hoặc tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, hệ thống đạo đức được áp đặt cho toàn xã hội bao giờ cũng là hệ thống đạo đức của giai cấp thống trị, mặc dù, trong cuộc sống hàng ngày, mỗi giai cấp vẫn ứng xử theo những lợi ích trực tiếp của mình.

Do chiếm được địa vị thống trị trong đời sống xã hội, giai cấp thống trị đã làm cho đạo đức của mình trở thành yếu tố thống trị trong đời sống xã hội.

Giai cấp thống trị nắm khâu tuyên truyền điều khiển toàn bộ quá trình sản xuất tinh thần, trong đó có sản xuất các giá trị đạo đức phù hợp với lợi ích giai cấp của nó, và buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức này. Từ đó, nó trở thành cái phổ biến trong xã hội và được cũng cố thành thói quen, phong tục, tâm lí. Vì vậy, nó có sức sống dai dẳng trong tâm lí xã hội và cá nhân.

Còn giai cấp bị trị, do bị tước đoạt mất những điều kiện và tư liệu sản xuất tinh thần các giai cấp bị thống trị không thể phát triển đạo đức của mình ngang tầm với đạo đức của giai cấp thống trị. Hệ thống này luôn bị chèn ép và do đó kém phát triển. Đạo đức của giai cấp bị trị không đủ điều kiện để ảnh hưởng đến toàn bộ các thành viên của giai cấp mình. Nó tồn tại như cái không chính thống, không phổ biến bằng đạo đức của giai cấp thống trị. Vì các giai cấp thống trị không có điều kiện để sản xuất, tuyên truyền và sử dụng đạo đức của mình trên phạm vi toàn xã hội.

Trong xã hội có giai cấp, đạo đức mạng tính giai cấp nhưng không phải vì vậy mà phủ nhận tính nhân loại chung của đạo đức.

Không thể thổi phồng tính nhân loại chung của đạo đức để đi đến những quan niệm sai lệch về đạo đức trừu tượng, về đạo đức phổ biến phi lịch sử, chẳng có tác dụng gì trong thực tiễn. Nhưng cũng không được phủ nhận tính nhân loại của đạo đức. Tính nhân loại của đạo đức tồn tại ở hình thức thấp là biểu hiện của những quy tắc đơn giản, thông thường nhưng lại cần thiết để bảo đảm trật tự bình thường cho cuộc sống hàng ngày của con người. Biểu hiện cao hơn trong tính nhân loại của đạo đức lại ở những giá trị đạo đức tiến bộ nhất trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử những giá trị đạo đức này thường thường là những giá trị đạt được ở giai cấp tiến bộ nhất trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại. Đi đến tột đỉnh các giá trị đạo đức của giai cấp tiến bộ của từng thời kỳ lịch sử, nhân loại sẽ bắt gặp đạo đức của mình tương ứng với các thời kỳ lịch sử đó.