Vi khuẩn ăn thịt người ở Việt Nam

Vi khuẩn ăn thịt người ở Việt Nam

Một ca nhập viện vì "vi khuẩn ăn thịt người" ở Đà Nẵng - Ảnh: Bệnh viện Đà Nẵng cung cấp

Vậy bệnh này có thật sự đáng sợ?

Rất hiếm lây từ người sang người

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đắk Lắk, trường hợp bé gái 9 tuổi nêu trên được người nhà đưa vào nhập viện tại khoa nhi tổng hợp Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên trong tình trạng tỉnh táo, sốt 39 độ C, tuyến mang tai 2 bên sưng to, cứng chắc không di động.

Góc hàm trái của bệnh nhi có điểm ấn mềm hóa mủ, đau nhiều; há miệng hạn chế; họng đỏ nhẹ loét chợt đầu lưỡi 1 nốt; ăn uống kém, không nôn; bụng mềm, gan lách không lớn, cổ mềm.

Kết quả xét nghiệm bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (hay Whitmore, còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người") với chẩn đoán hậu phẫu áp xe tuyến mang tai 2 bên, nhiễm trùng huyết, viêm màng não.

Vi khuẩn này cũng đã làm nhiều trường hợp tử vong trong những năm gần đây. Riêng trong năm 2020, vào đợt lũ diễn ra vào tháng 10 ở tỉnh Quảng Trị đã có tới 30 người ở địa phương nhiễm Whitmore, trong đó có 4 người tử vong.

Theo các tài liệu y khoa, bệnh Whitmore (còn được gọi là bệnh Melioidosis) là một bệnh lý nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra.

Những nghiên cứu trong thời gian gần đây ở nước ta cho thấy bệnh phân bố ở nhiều tỉnh thành phía Bắc và phía Nam. Tỉ lệ tử vong do bệnh khá cao, trên 40%, nhất là các trường hợp sốc nhiễm khuẩn và viêm phổi nặng.

Về đường xâm nhập của vi khuẩn, bác sĩ Lê Bửu Châu - trưởng khoa nhiễm B, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) - cho biết vi khuẩn thường xâm nhập từ vùng da bị trầy sướt. Những người thường xuyên tiếp xúc với đất và nước bị nhiễm vi khuẩn nhưng không sử dụng bảo hộ lao động phù hợp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Ngoài ra còn ghi nhận người mắc bệnh do hít phải những hạt bụi có chứa vi khuẩn hay dùng nước uống, ăn những thực phẩm có chứa vi khuẩn chưa được xử lý đúng cách. Về lây truyền từ người sang người hay truyền từ động vật sang người ở bệnh này cực kỳ hiếm gặp.

Cần hiểu đúng cách gọi "vi khuẩn ăn thịt người"

Bác sĩ Châu cho biết thêm, sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn Burkholderia pseudomallei có thể gây nhiều thể lâm sàng khác nhau. Các thể lâm sàng này có thể xuất hiện riêng lẻ hay phối hợp.

Cụ thể như viêm phổi; nhiễm khuẩn huyết/sốc nhiễm khuẩn; nhiễm khuẩn da mô mềm: áp xe dưới da, mụn mủ, viêm mô tế bào; áp xe đa cơ quan: áp xe gan, lách, thận, tiền liệt tuyến, tuyến mang tai, áp xe đa ổ ở mô dưới da…

Bên cạnh đó còn những trường hợp tổn thương da dạng loét, hoại tử một hoặc nhiều nơi trên cơ thể, chính vì thế người dân hay gọi là bệnh do nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người". Theo bác sĩ Châu, cách gọi không đúng, có thể gây hiểu nhầm, hoang mang cho người dân.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cũng cho rằng cách suy nghĩ về bệnh "vi khuẩn ăn thịt người" phải được hiểu đúng là do vi khuẩn có thể làm hoại tử và chết các mô trong cơ thể, ở da thì viêm loét hay áp xe, ở phổi thì gây viêm phổi, trong máu thì gây nhiễm trùng máu…

Phòng bệnh bằng cách nào?

Các bác sĩ cho biết, đến nay bệnh Whitmore vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh, do đó biện pháp phòng ngừa chính là tránh tiếp xúc trực tiếp với đất và nguồn nước bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là những người có bệnh mãn tính như đái tháo đường, bệnh gan mãn… bằng cách sử dụng đồ bảo hộ như mang găng tay cao su, đi ủng.

Khi có vết thương nhiễm bẩn đất hoặc nước môi trường cần rửa sạch vết thương ngay với xà phòng và nước sạch.

Cần che chắn vết thương hở, tránh tiếp xúc với đất hoặc nước cho đến khi vết thương lành hoàn toàn. Không ăn thức ăn hoặc dùng nước uống chưa qua xử lý có thể nhiễm vi khuẩn.

Khi ra ngoài, tránh mưa lớn và các đám mây bụi, nếu gặp phải môi trường khói bụi, cần che chắn tốt đường hô hấp.

Khi cơ thể có biểu hiện sốt cao, suy hô hấp, tụt huyết áp hoặc có biểu hiện sốt kéo dài, viêm khớp, loét một hay nhiều vùng da trên người không nên tự điều trị mà cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, tư vấn, chẩn đoán và điều trị sớm.

Một trường hợp bệnh nhân nhi 9 tuổi vừa nhập viện với nhiều triệu chứng của bệnh Whitmore, được biết đến với cái tên khác là "vi khuẩn ăn thịt người".

Theo báo cáo nhanh của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đắk Lắk, trường hợp mắc bệnh Whitmore là bệnh nhi N.T.V (SN 2013, ngụ xã Ia Lốp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk). 

Mẹ của bệnh nhi 9 tuổi cho biết bệnh khởi phát cách ngày nhập viện khoảng 10 ngày với triệu chứng sốt cao, kèm sưng, đau vùng mang tai 2 bên. Ở nhà đã đi khám tại phòng khám tư nhân, uống thuốc 3 ngày nhưng không thuyên giảm.

Vi khuẩn ăn thịt người ở Việt Nam
Bệnh nhi nhập viện Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên ngày 4.6, sau 3 ngày thì được chuẩn đoán dương tính với vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei. Ảnh minh họa: vncdc.gov

Bệnh Melioidosis hay còn được gọi là bệnh Whitmore, đây là bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm cho người hoặc động vật. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei tồn tại trong nước và đất bị ô nhiễm. Bệnh này thường xuất hiện ở các nước khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là ở Đông Nam Á và miền bắc Australia.

Bất kỳ ai đều có thể bị nhiễm Melioidosis thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất và nước mặt bị ô nhiễm. Con người và động vật khi hít phải bụi bẩn hoặc giọt nước bị nhiễm bẩn, uống phải nước và tiếp xúc với đất bị ô nhiễm, đặc biệt là qua các vết trầy xước trên da sẽ tăng khả năng bị "vi khuẩn ăn thịt người" tấn công.

Theo các chuyên gia y tế, đây là căn bệnh truyền nhiễm rất khó phát hiện do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Một số loại Melioidosis khác nhau sẽ gây ra những các triệu chứng khác nhau. Trong đó, nhiễm trùng là dấu hiệu chung của bệnh Whitmore: 

Nhiễm trùng cục bộ: Đau hoặc sưng cục bộ; Sốt; Loét da; Áp xe.

Nhiễm trùng phổi: Ho; Đau ngực; Sốt cao; Đau đầu; Chán ăn.

Nhiễm trùng máu: Sốt; Đau đầu; Suy hô hấp; Khó chịu ở bụng; Đau khớp; Mất phương hướng.

Nhiễm trùng lan truyền: Sốt; Giảm cân; Đau dạ dày hoặc ngực; Đau cơ hoặc khớp; Đau đầu; Động kinh. 

Khoảng thời gian từ khi tiếp xúc vi khuẩn gây bệnh cho đến lúc xuất hiện các triệu chứng của bệnh không được xác định rõ ràng nhưng nhìn chung các triệu chứng thường xuất hiện sau 2 đến 4 tuần.

Bên cạnh đó, một số thể trạng người có bệnh nền sẽ dễ bị mắc phải vi khuẩn Melioidosis như người mắc bệnh tiểu đường, bệnh về gan, thận, người bị bệnh phổi mãn tính hay ung thư...

Vi khuẩn ăn thịt người ở Việt Nam
Tiếp xúc với đất, nước bị ô nhiễm tăng khả năng mắc bệnh Whitmore

Hiện nay, bệnh Whitmore chưa có vaccine phòng bệnh, tuy nhiên biện pháp điều trị cơ bản nhất vẫn là dùng kháng sinh đúng phác đồ điều trị và áp dụng các biện pháp phòng bệnh.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, có 7 cách để chủ động phòng bệnh "vi khuẩn ăn thịt người":

Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch: Trước và sau khi chế biến thức ăn; Sau khi đi vệ sinh; Sau khi làm vườn hay tiếp xúc với đất; Trước khi ăn.

Tuân thủ ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không giết mổ gia súc, gia cầm bị bệnh bừa bãi.

Hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bẩn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng.

Sử dụng đồ bảo hộ như giày, dép, ủng và găng tay đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn.

Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc với nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, cần sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Khi nghi ngờ nhiễm bệnh Whitmore cần đến các bệnh viện và cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.