Vì sao buffett tránh những co phieu cong nghệ

Được đánh giá là “tay săn hàng hiệu” trong đầu tư chứng khoán, Warren Buffett ưa chuộng những cổ phiếu tốt nhưng đang được bán với mức giá “sale-off” 30 - 50%, hay nói cách khác là cổ phiếu bị thị trường định giá thấp. Và để tìm được những “món hàng hiệu” này, Buffett luôn có bí quyết chọn cổ phiếu của riêng mình.

Tiếp cận

Warren Buffett không phải là người tìm ra đầu tư giá trị nhưng ông là người thành công nhất với phương pháp này. Warren Buffett lần đầu được biết đến đầu tư giá trị qua cuốn sách "Security Analysis" (Phân tích Chứng khoán) được chắp bút bởi Benjamin Graham - cha đẻ của thuyết đầu tư giá trị, và David Dodd - một giáo sư khác của Trường Kinh doanh Columbia, Đại học Columbia. Vì hứng thú với những điều trong cuốn sách, Buffett đã theo học Graham, tìm hiểu và thu nạp kiến thức về đầu tư giá trị, một khái niệm vẫn còn mới mẻ ở thời điểm ông khởi nghiệp. Nhờ áp dụng chiến lược này trong suốt hơn 50 năm sau đó mà Buffett đã xây dựng cơ ngơi khổng lồ, trở thành một trong nhà đầu tư vĩ đại nhất với tỷ suất sinh lợi kép 20.9%/năm… vượt trội so với mức 9.9%/năm của chỉ số S&P 500.

Bản chất của đầu tư giá trị rất đơn giản. Đó là việc tìm kiếm doanh nghiệp tốt và mua nó khi thị giá thấp hơn giá trị thực. Tuy nhiên Warren Buffett không chỉ nhìn nhận cổ phiếu đắt hay rẻ dựa vào sự đánh giá của quy luật cung cầu, mà ông còn đẩy nó lên mức cao hơn, đó là khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp. 

“Khi tôi mua một cổ phiếu, tôi sẽ không bận tâm đến họ có đóng cửa thị trường chứng khoán trong một vài năm nữa hay không. Tôi quan tâm đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Liệu doanh nghiệp ấy có mang lại lợi suất như mình kỳ vọng trong tương lai hay không”, Buffett trả lời truyền thông.

Và để đánh giá doanh nghiệp, xác định tiềm năng tạo ra lợi nhuận của bất kỳ công ty nào, Buffett xem xét 6 tiêu chí dưới đây trước khi đầu tư.

Vì sao buffett tránh những co phieu cong nghệ

I/ Công ty hoạt động có ổn định không?

Theo Buffett, lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu - ROE, chỉ số tiết lộ tỷ lệ lợi nhuận mà các cổ đông kiếm được thu nhập trên phiếu cổ của họ, có thể cho biết công ty có đang hoạt động tốt, hiệu quả hay không so với các công ty khác trong cùng ngành. Ông không chỉ xem xét ROE trong 1 hay 2 năm mà mở rộng lên 5 năm, thậm chí là 10 năm để tăng độ chính xác.

II/ Tình trạng nợ 

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E, được tính bằng tổng nợ phải trả chia cho vốn chủ sở hữu của Cổ đông) là một đặc điểm quan trọng khác được Buffett cân nhắc cẩn thận. Ông cho rằng sẽ tốt hơn nếu lợi nhuận của doanh nghiệp được tạo ra từ vốn chủ sở hữu của cổ đông thay vì vốn đi vay. D/E càng cao thì nợ càng nhiều. Mức nợ cao so với vốn chủ sở hữu có thể dẫn đến biến động thu nhập và lãi vay lớn. Như vậy, những doanh nghiệp có D/E càng thấp, vốn vay càng nhỏ sẽ càng tốt. 

III/ Biên lợi nhuận

Buffett đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận cao hay thấp, mà còn phụ thuộc vào việc tăng tỷ suất lợi nhuận đó có ổn định và bền vững hay không. Tỷ suất lợi nhuận này được tính bằng cách lấy thu nhập ròng chia cho doanh thu thuần. 

Để nắm rõ tình hình sức khỏe doanh nghiệp, Buffett thường xem xét biên lợi nhuận trong ít nhất 5 năm. Tỷ suất lợi nhuận cao chứng tỏ công ty đang hoạt động kinh doanh tốt, nhưng tỷ suất lợi nhuận tăng còn cho thấy có công ty có đội ngũ điều hành, quản lý hiệu quả, kiểm soát tốt các khoản chi phí.

IV/ Công ty đã trở thành doanh nghiệp đại chúng bao lâu?

Mặc dù hiệu suất trong quá khứ của cổ phiếu không đảm bảo hiệu suất trong tương lai nhưng theo Buffett, những thành tựu trong quá khứ có thể chứng tỏ công ty có hoặc không có khả năng tăng giá trị cho cổ đông. Nói theo một cách dễ hiểu hơn, Buffett cho rằng những doanh nghiệp đã được thử thách qua thời gian và vẫn vẫn đang bị thị trường định giá thấp sẽ có lợi thế hơn.

Vì vậy, ông thường chỉ xem xét các công ty đã tồn tại ít nhất 10 năm. Hầu hết các công ty công nghệ mới thực hiện IPO sẽ không lọt vào tầm ngắm của Buffett. Ông cho biết bản thân không hiểu cơ chế hoạt động đằng sau nhiều công ty công nghệ ngày nay và chỉ đầu tư vào một doanh nghiệp mà anh ấy hiểu rõ.

V/ Khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường

Warren Buffett thường có xu hướng né tránh những công ty có sản phẩm không thể phân biệt được với sản phẩm của đối thủ và những công ty chỉ dựa vào một loại hàng hóa như dầu mỏ và khí đốt. Ông nhận thấy những công ty không có sản phẩm/dịch vụ khác biệt hoặc chỉ có một sản phẩm thì khó sức cạnh tranh trên thị trường. Bởi theo Buffett, lợi thế cạnh tranh, tính độc nhất, khó bị sao chép hay copy của sản phẩm chính là hào kinh tế của công ty. Và đường hào càng rộng, đối thủ càng khó giành thị phần.

Năm bí quyết chọn cổ phiếu của Warren Buffett

Dựa trên các bài phỏng vấn, bài báo và thư gửi cổ đông Berkshire Hathaway, công ty tài chính và tư vấn đầu tư Motley Fool đã tổng hợp 5 bí quyết lựa chọn cổ phiếu của đầu tư của vị tỷ phú 91 tuổi...

Tỷ phú Warren Buffett - Ảnh: Getty Images

Warren Buffett được xem là một trong những nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại. Ông mua cổ phiếu đầu tiên vào năm 11 tuổi và trải qua 8 thập kỷ, tỷ phú này đã xây dựng được đế chế đầu tư khổng lồ Berkshire Hathaway – nắm giữ cổ phiếu của hàng loạt công ty đình đám như Apple, Coca-Cola, Amazon, Wells Fargo, JPMorgan Chase…

Dựa trên các bài phỏng vấn, bài báo và thư gửi cổ đông Berkshire Hathaway những năm qua, công ty tài chính và tư vấn đầu tư Motley Fool (Mỹ) đã tổng hợp 5 bí quyết lựa chọn cổ phiếu của đầu tư của vị tỷ phú 91 tuổi.

ĐỌC NHIỀU

Ông Buffett nổi tiếng với thói quen đọc nhiều. Ông từng tiết lộ dành khoảng 80% thời gian hàng ngày để đọc và suy ngẫm và khuyên mọi người nên đọc thật nhiều.

“Hãy đọc khoảng 500 trang mỗi ngày. Đó là cách mà kiến thức mang lại hiệu quả. Kiến thức được tích lũy dần dần, giống như lãi kép vậy. Tất cả mọi người đều có thể làm vậy, nhưng tôi đảm bảo không nhiều người sẽ làm”, tỷ phú 91 tuổi từng chia sẻ.

Trong một chương trình của CNBC năm 2007, người dẫn chương trình Becky Quick tiết lộ rằng Buffett có khả năng đọc nhanh và ông thường đọc khoảng 6 tờ báo mỗi ngày.

Buffett dành phần lớn thời gian hàng ngày để đọc - Ảnh: AP

Tất nhiên, tỷ phú này cũng đọc báo cáo thường niên của các công ty mà ông đã đầu tư vào, nhưng còn hơn thế.

Khi trả lời câu hỏi của các cổ đông tại đại hội cổ đông Berkshire năm 1996, ông nói: “Nếu chúng tôi nắm giữ cổ phiếu của một công ty, một ngành công nghiệp và có khoảng 8 công ty khác trong cùng ngành này, tôi muốn có mặt trong danh sách gửi mail để nhận báo cáo của 8 công ty kia. Bởi tôi không thể hiểu công ty mình đầu tư đang làm gì nếu không hiểu 8 công ty còn lại đang làm gì”.

Theo các chuyên gia, kể cả khi không đọc 500 trang một ngày như Buffett, nhà đầu tư cũng nên cố gắng đọc nhiều hơn mức hiện tại của mình, để tìm hiểu nhiều hơn về các nhà đầu tư thành công, các nhà quản lý quỹ giỏi, các công ty tốt, chiến lược đầu tư, các ngành tiềm năng và những diễn biến trong ngành…

TÔN TRỌNG VÒNG TRÒN NĂNG LỰC

Bí quyết tiếp theo là Buffett kiên định ở trong “vòng tròn năng lực” của mình – cụm từ mà ông thường dùng, đặc biệt là khi được hỏi vì sao không đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng phổ biến này hoặc cổ phiếu kia. Ông đã giải thích điều này trong thư gửi cổ đông Berkshire năm 1996.

“Những gì một nhà đầu tư cần là khả năng đánh giá chính xác một số công ty chọn lọc. Hãy chú ý tới từ ‘chọn lọc’. Bạn không phải là chuyên gia về mọi công ty hay một vài công ty. Bạn chỉ cần có khả năng đánh giá những công ty trong vòng tròn năng lực của mình. Kích thước của vòng tròn đó không quan trọng, mà quan trọng là biết được ranh giới của nó”, CEO của Berkshire viết.

Điều này cũng được ông đề cập tới trong thư gửi cổ đông Berkshire năm 1992.

“Chúng tôi cố gắng gắn chặt lấy những công ty mà chúng tôi tin tưởng và hiểu rõ. Điều đó đồng nghĩa rằng những công ty này phải có bản chất đơn giản và ổn định. Nếu một doanh nghiệp kinh doanh quá phức tạp hoặc liên tục thay đổi, chúng tôi không đủ thông minh để dự báo dòng tiền tương lai của họ”, ông Buffett viết. “Vì vậy, hãy dành thời gian để xác định điều mà bạn thực sự hiểu rõ và điều gì không. Bạn có thể mở rộng vòng trò năng lực thông qua đọc cũng như các hình thức học tập khác, nhưng mục tiêu là để không đầu tư vượt ra ngoài vòng tròn đó”.

TÌM KIẾM GIÁ TRỊ TỐT

Buffett là một tín đồ của thuyết đầu tư giá trị. Ông tìm kiếm những công ty có giá cổ phiếu thấp hơn giá trị nội tại của nó, bởi điều này mang lại cho ông “biên an toàn”.

“Chúng tôi kiên định với biên an toàn khi tìm kiếm giá mua. Nếu chúng tôi tính toán giá trị thực của một cổ phiếu phổ thông chỉ cao hơn một chút so với giá thị trường, chúng tôi sẽ không mua vào. Chúng tôi tin rằng nguyên tắc biên an toàn, điều cũng được nhấn mạnh bởi huyền thoại đầu tư Benjamin Graham, là nền tảng để đầu tư thành công”, ông Buffett viết trong thư gửi cổ đông Berkshire năm 1992.

Ông Bufett và "cánh tay phải" Charlie Munger - Ảnh: Getty Images

Đáng chú ý là quan điểm này của Buffett đã thay đổi một chút theo thời gian nhờ vào tác động của người bạn kiêm đối tác lâu năm - Charlie Munger. Giờ đây, ông tin rằng: “Tốt hơn rất nhiều nếu mua cổ phiếu của một công ty tuyệt vời với mức giá hợp lý, còn hơn là mua cổ phiếu của một công ty bình bình với mức giá tuyệt vời”. Dù vậy, tỷ phú này không bao giờ muốn trả giá quá cao cho cổ phiếu của một doanh nghiệp.

NGHĨ VỀ CỔ PHIẾU NHƯ DOANH NGHIỆP

Giá trị của Berkshire Hathaway là sự kết hợp giá trị của những công ty mà tập đoàn này sở hữu toàn bộ (bao gồm GEICO, Benjamin Moore paint, Fruit of the Loom, và công ty đường sắt BNSF) và cổ phần tại nhiều công ty. Ông Buffett đã giải thích rõ điều này trong thư gửi cổ đông Berkshire năm 2021.

“Dù hình thức sở hữu của chúng ta là gì, mục tiêu là có các khoản đầu tư ý nghĩa vào những doanh nghiệp có lợi thế kinh doanh bền vững và một giám đốc điều hành hạng nhất. Xin đặc biệt lưu ý rằng chúng ta sở hữu cổ phiếu dựa trên kỳ vọng của mình về hiệu quả kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp chứ không xem đây như phương tiện để bắt đúng thời điểm của thị trường. Một điều rất quan trọng: Charlie và tôi không chọn cổ phiếu, chúng tôi chọn doanh nghiệp”.

GIỮ KHOẢN ĐẦU TƯ HÀNG THẬP KỶ

Điểm cuối cùng trong phong cách đầu tư của Buffett là ông giữ các khoản đầu tư của mình trong dài hạn, thường là nhiều thập kỷ. Khi mua cả một công ty, ông thường có ý định giữ nó mãi mãi. Tỷ phú này cho biết đây là một trong những lý do mà các chủ doanh nghiệp sẵn sàng bán công ty cho ông.

“Khi chúng tôi sở hữu một phần của các doanh nghiệp xuất sắc cùng những người quản lý xuất sắc, thời gian nắm giữ ưa thích của chúng tôi là mãi mãi”, Buffett nói trong thư gửi cổ đông Birkshire năm 1998.

Hoài Thu

VnEconomy