Vì sao doanh nghiệp tư nhân quản lý hiệu quả hơn doanh nghiệp nhà nước

Chủ doanh nghiệp tư nhân là gì? Quyền lợi, nghĩa vụ và vai trò? Mối quan hệ giữa chủ DNTN và doanh nghiệp.

Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, có rất nhiều kiến thức cần tìm hiểu: Trong đó phải kể đến khái niệm, đặc điểm và đặc biệt phải có cái nhìn so sánh ưu nhược điểm với các loại hình doanh nghiệp khác.

Doanh nghiệp tư nhân là gì 

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là loại hình doanh nghiệp một chủ. Giống với Công ty TNHH một thành viên. DNTN do một chủ thể đứng ra thành lập. Chủ thể này dùng tài sản của mình đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không có sự liên kết và chia sẻ với bất cứ ai khác.

>> Xem thêm: Nên thành lập công ty TNHH một thành viên hay doanh nghiệp tư nhân

Trong DNTN không có sự hùn vốn, không có sự liên kết của nhiều thành viên. Là người duy nhất đầu tư vốn thành lập nên chủ DNTN cũng là người duy nhất có quyền định đoạt các vấn đề tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Cần phân biệt tính tổ chức liên kết hợp tác dưới giác độ chủ sở hữu với tính tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp. Dù một chủ, DNTN vẫn là đơn vị kinh doanh mang tính chất một tổ chức, trong đó có người quản lý điều hành, có người lao động làm công, v.v.. Chính vì vậy DNTN vẫn thỏa mãn dấu hiệu cơ bản đầu tiên của một doanh nghiệp nói chung: bản thân Doanh nghiệp tư nhân là “một tổ chức kinh tế”.
>> Xem thêm: Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân (Chủ DNTN) có quyền và nghĩa vụ như thế nào. Vai trò của Chủ DNTN ra làm sao.

Quyền quyết định doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ. Do đó, Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật

Chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Quyền hạn của giám đốc doanh nghiệp tư nhân được thuê

Vai trò của chủ DNTN

Chủ DNTN là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

Chủ DNTN là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Những quyền hạn này của Chủ DNTN được pháp luật thừa nhận và quy định tại Điều 143 Luật doanh nghiệp 2005, Điều 185 Luật doanh nghiệp 2014 và hiện nay là Điều 190 Luật doanh nghiệp 2020.

Quyền cho thuê và bán toàn bộ doanh nghiệp 

Chủ DNTN có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình (Điều 191 Luật doanh nghiệp 2020). Trong thời hạn cho thuê, Chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp.

Chủ DNTN có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác (Điều 192 Luật doanh nghiệp 2020). Sau khi bán doanh nghiệp, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.  

Mối quan hệ không thể tách rời giữa Chủ DNTN và doanh nghiệp tư nhân

Có thể nói, mối quan hệ giữa Chủ DNTN và doanh nghiệp là mối quan hệ gắn kết không tách rời. Doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất một cá nhân cụ thể là chủ sở hữu. Nếu có sự thay đổi từ cá nhân này sang cá nhân khác thì Doanh nghiệp tư nhân đó về bản chất phải chấm dứt sự tồn tại. Như trong trường hợp bán Doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại. Nếu có sự thay đổi về số lượng chủ sở hữu thì Doanh nghiệp tư nhân đó cũng phải chấm dứt sự tồn tại.

Cá nhân Chủ DNTN mà chết, mất tích hoặc rơi vào các trường hợp bị cấm thành lập quản lý doanh nghiệp (không còn chủ sở hữu đủ điều kiện) thì Doanh nghiệp tư nhân phải giải thể doanh nghiệp. Trường hợp Chủ DNTN chết, người thừa kế (nếu có) chỉ được hưởng thừa kế về tài sản chứ không được thừa kế tư cách chủ sở hữu DNTN. Nếu chỉ có một người thừa kế và người này muốn tiếp tục duy trì khai thác khối tài sản trong doanh nghiệp bằng hoạt động kinh doanh dưới hình thức Doanh nghiệp tư nhân thì phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh lại.

Nếu số lượng chủ sở hữu tăng lên hơn một, thì phải làm thủ tục chuyển đổi Doanh nghiệp tư nhân sang hình thức Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Chủ DNTN chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân 

Chủ DNTN chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. Khi Doanh nghiệp tư nhân chưa chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý thì Chủ doanh nghiệp không thể đăng ký làm chủ một Doanh nghiệp tư nhân khác.  

Mối quan hệ sở hữu vốn doanh nghiệp

Mối quan hệ sở hữu vốn giữa chủ doanh nghiệp và DNTN như sau:

Trách nhiệm vô hạn của chủ DNTN

Chủ DNTN tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Trách nhiệm vô hạn, trong DNTN, hầu như không có sự tách bạch giữa khối tài sản của Chủ DNTN và vốn của doanh nghiệp tư nhân. Ranh giới này nếu được xác lập cũng dễ dàng được xóa bỏ bởi ý chí chủ quan của Chủ DNTN. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Vốn của doanh nghiệp tư nhân 

Nguồn vốn ban đầu của DNTN xuất phát chủ yếu từ tài sản cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp. Chủ DNTN có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác. Đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Tăng giảm vốn doanh nghiệp tư nhân 

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Chủ DNTN có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì Chủ DNTN chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

>> Xem thêm:

– Hồ sơ thành lập Doanh nghiệp tư nhân mới nhất

– Đặc điểm cần biết về chủ sở hữu khi thành lập Doanh nghiệp tư nhân

Trên đây là nội dung về chủ doanh nghiệp tư nhân LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp:

Điện thoại: (024) 665.65.366    Hotline: 0967.59.1128

Email:         Facebook: LawKey – Chìa Khoá Pháp Luật 

Tư nhân làm nhanh gấp 3 nhà nước?

Thời gian qua kỷ luật đầu tư công đã được siết chặt, song nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng vẫn chưa quan tâm đúng mức các giải pháp liên quan đến hiệu quả đầu tư.

Vì sao doanh nghiệp tư nhân quản lý hiệu quả hơn doanh nghiệp nhà nước

Các công trình giao tư nhân làm thì nhanh và hiệu quả, còn của nhà nước thì đội vốn, kéo dài. (Ảnh minh hoạ)

Đại biểu Cao Đình Thưởng - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ) đặt câu hỏi:Tại sao những công trình lớn do tư nhân làm thì tiến độ nhanh gấp 3 lần công trình do nhà nước thực hiện. Tại sao lại tồn tại thực tế như vậy?Phải chăng có nhiều trình tự, thủ tục, nhiều khâu thẩm định, thẩm tra cùng với việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán qua nhiều và chồng chéo
.

Vì sao doanh nghiệp tư nhân quản lý hiệu quả hơn doanh nghiệp nhà nước

Đại biểu Cao Đình Thưởng

Do đó, để phát huy hiệu quả nguồn vốn nhà nước, tránh lãng phí nguồn lực xã hội, đặc biệt là nguồn lực đầu tư từ khối doanh nghiệp tư nhân, đại biểu Cao Đình Thưởng đề nghị Chính phủ cần rà soát đổi mới sửa đổi hệ thống pháp luật có liên quan đến đầu tư công nói chung, giải ngân vốn đầu tư công nói riêng để cắt giảm mạnh hơn nữa về trình tự thủ tục giải ngân vốn đầu tư công giảm thời gian thi công và nâng cao năng suất, chất lượng dự án trong thời gian tới.

Vốn càng "đẻ" ra, hiệu quả càng thấp

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Đỗ Văn Sinh - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hộithẳng thắn chỉ rõ: Đầu tư công có chuyện "vẽ" dự án ra rồi đặt vào đấy, còn chuyện phát sinh vốn này nọ thì tính sau. Từ đó, dẫn đến rất nhiều hệ lụy, vốn càng "đẻ" ra, hiệu quả càng thấp.

Ông Sinh cho biết, theo Luật Đầu tư công, tất cả các công trình phải đưa vào kế hoạch dài hạn 5 năm. Và để triển khai được một dự án phải tùy thuộc vào từng khâu. Phân vốn cũng chỉ là giai đoạn đầu. Duyệt vốn xong rồi, khi triển khai, tất cả phải được lập trình từ dưới lên trên. Trường hợp dự án chuyển xuống dưới, chủ đầu tư phải lập thiết kế, trình Bộ Xây dựng thẩm định. Bước tiếp theo là tổ chức đấu thầu, triển khai dự án.

Nếu có vướng mắc như liên quan đến việc điều chỉnh vốn lại phải báo cáo Bộ Kế hoạch Đầu tư, rồi thẩm định lại và khâu này còn mất thời gian hơn cả khâu thẩm định ban đầu.

Vì sao doanh nghiệp tư nhân quản lý hiệu quả hơn doanh nghiệp nhà nước

Đại biểu Đỗ Văn Sinh

Đại biểu Đỗ Văn Sinh đánh giá: "Làm 1 công trình của tư nhân khác hoàn toàn đầu tư dự án công. Chẳng hạn, tôi làm cái nhà, tiền của tôi, khi có sự thay đổi tôi quyết được ngay. Nhưng với vốn đầu tư công nếu có thay đổi thì phải làm lại quy trình. Mà mỗi năm có tới 2.000 công trình trên toàn quốc tập trung vào 2 Bộ nên dự án chậm.

Cùng với đó là các vấn đề liên quan đến kỷ cương, trách nhiệm, quá trình triển khai của chủ đầu tư, đất đai, giải phóng mặt bằng… "Tất tần tật các nguyên nhân cộng lại dẫn đến chậm dự án, đội vốn kéo dài. Nếu tiền đầu tư của anh thì anh thấy xót, nên phải tiết kiệm, làm cho nhanh. Nhưng tiền đầu tư công là tiền của nhân dân, mà Nhà nước lại đại diện cho nhân dân, cho nên là nó xa", ông Sinh nói.

Hậu quả "đổ đầu" người dân, cần quy trách nhiệm rõ ràng

Theo đại biểu Đỗ Văn Sinh, khắc phục tình trạng này vẫn là câu chuyện kỷ cương.Vốn đầu tư phân cho người đứng đầu các bộ và địa phương, rồi đến các chủ đầu tư, người quản lý cụ thể. "Tôi chưa thấy một trường hợp nào triển khai chậm, kéo dài dự án, tăng vốn đầu tư mà bị kỷ luật cả, trừ trường hợp tham nhũng. Cuối cùng là đổ hết lên đầu người dân", ông Sinh bức xúc nói.

Ông Sinh nhấn mạnh, điều quan trọng nhất ở đây chính là kỷ cương, chế tài, trách nhiệm công vụ. Đầu tư công là công chức thực hiện, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm, nhưng cái này làm chưa được, cần phải chấn chỉnh.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, sở dĩ các dự án đầu tư công thường bị đội vốn, kéo dài là do cơ quan tư vấn lập các thiết kế đã không làm tốt nhiệm vụ của mình, thậm chí không phải chịu trách nhiệm gì khi có vấn đề xảy ra. Trên thực tế, nhiều đơn vị đã lập ra rất nhiều dự án để hưởng thù lao, còn trong quá trình triển khai nếu có xảy ra vấn đề thì cũng không bị quy trách nhiệm.

Vì sao doanh nghiệp tư nhân quản lý hiệu quả hơn doanh nghiệp nhà nước

Đại biểu Hoàng Văn Cường

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, nếu quá trình khảo sát thiết kế không đúng thì rõ ràng sau này các đơn vị tư vấn thiết kế khảo sát đó phải chịu trách nhiệm. Còn nếu như đưa ra các phương án tư vấn thiết kế tốt nhưng người phê duyệt dự án lại chọn phương án khác mà phương án đó sau này phát sinh thì cơ quan đơn vị chọn phương án thiết kế đó phải chịu trách nhiệm. Và nếu như thiết kế đúng, khảo sát đúng, phê duyệt dự án đúng nhưng quá trình thi công lại phát sinh thì đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm.

Ông Cường đề nghị, cần phải cho các nhà thầu được tham gia vào quá trình khảo sát các phương án triển khai, để từ đó nhà thầu có thể lường trước và có các phương án hạn chế tối đa những thay đổi, phát sinh... khi triển khai dự án.

"Nếu làm tốt các việc đó, tôi cho rằng việc phải điều chỉnh các dự án sẽ ít đi nhiều. Nếu để xảy ra tại khâu nào thì đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật", đại biểu Cường nêu rõ./.