Vì sao lá mất màu khi bị che

Bệnh mù màu hay còn gọi là rối loạn sắc giác hay loạn sắc giác. Đây là một bệnh về mắt làm cho người ta có thể nhìn rõ mọi vật nhưng không phân biệt được một số màu sắc. Bệnh không ảnh hưởng đến khả năng sống của người mắc bệnh nên những người bị bệnh vẫn có thể sinh sản bình thường, vì vậy gen bệnh có khả năng lan rộng trong dân cư.

Thị lực bình thường

Thị lực có khả năng phân biệt màu do tổng hợp ba cảm giác màu ứng với một bước sóng ánh sáng khác nhau: cam – tím (có bước sóng 450nm), vàng – lục (520nm) và đỏ (630nm).

Ở người, võng mạc có ba loại tế bào nón, mỗi loại mẫn cảm nhất với một bước sóng nhất định là 430nm (ứng với tím), 540nm (ứng với xanh lục) và 575nm (ứng với đỏ).Có lẽ ở các loại đó có các opsin khác nhau cho mỗi loại. Khi hòa trộn các màu cơ bản đó với nhau theo một tỷ lệ nhất định có thể có muôn màu sắc khác nhau.

Vì sao lá mất màu khi bị che
Mắt người bình thường có khả năng phân biệt nhiều màu sắc

Bệnh mù màu

Bệnh mù màu là một tật bẩm sinh. Tuy bệnh đã có từ cổ xưa, nhưng do hạn chế về kiến thức và người bệnh vẫn có khả năng nhìn nhận sự vật bình thường (chỉ không phân biệt được một số màu) nên không một bệnh nhân nào biết khuyết tật của mình. Người ta cho rằng người đầu tiên phát hiện ra bệnh mù màu là John Dalton (1766-1844), nhà vật lý học nổi tiếng sống ở cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, người đặt nền móng cho lý thuyết nguyên tử.

Nhân ngày lễ Noel, John Dalton mua biếu mẹ một đôi tất màu gụ. Không ngờ bà mẹ xem xong rồi cười, bà hỏi Dalton: “Tuổi tác như mẹ làm sao có thể đi tất màu đỏ được?”. Thì ra Dalton tưởng rằng tất có màu gụ, nhưng thực ra là màu đỏ.John Dalton đi hỏi nhiều người, họ đều xác nhận đó là màu đỏ, cuối cùng phát hiện ra chính ông là người mù màu đỏ và màu xanh.Cho đến nay vẫn có nhiều người gọi bệnh mù màu là bệnh Dalton.

Người phương Đông ít bị mù màu hơn người phương Tây. Theo thống kê của nước ngoài, chỉ có 4-5% đàn ông phương Đông bị mù màu, còn người phương Tây thì lên tới 8-9%.

Triệu chứng mù màu

Rối loạn sắc giác có thể chia làm hai mức độ:

  • Khuyết sắc (không phân biệt được giữa màu lục và màu đỏ và loại không phân biệt được giữa màu xanh da trời và màu vàng.)
  • Mù màu (hoàn toàn không phân biệt được giữa các màu)

Đối tượng dễ mắc bệnh

  • Nam giới (tỷ lệ mắc bệnh cao hơn)
  • Nữ giới (tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn)

Theo điều tra của bệnh viện Mắt TW thì bệnh mù màu gặp ở 3-5% nữ giới, 8-10% nam giới trong số những người đến khám mắt.

Nguyên nhân gây bệnh mù màu

Rối loạn di truyền

Bệnh mù màu là một bệnh di truyền có liên quan đến cặp nhiễm sắc thể giới tính (cặp này ở nữ là XX, ở nam là XY). Bệnh phát sinh do đột biến hoặc thiếu một gen trên nhiễm sắc thể X, làm rối loạn tế bào cảm thụ ánh sáng ở mắt cần để phân biệt màu sắc. Gen này là “gen lặn”. Người con trai nào nhận được ở mẹ loại gen này thì không thể phân biệt được màu sắc, vì nhiễm sắc thể Y không có gen màu sắc trội để lấn át gen mù màu.

Vì sao lá mất màu khi bị che
Bệnh mù màu do gen di truyền (Ảnh minh họa)

Còn phụ nữ chỉ mắc bệnh này nếu có 2 gen mù màu: một của mẹ và một của bố mắc bệnh truyền cho. Nếu người phụ nữ chỉ có một gen bệnh thì chưa việc gì, vì gen màu sắc ở nhiễm sắc thể còn lại đủ át gen bệnh.Điều đó giải đáp vì sao các thống kê đều cho hay nam giới mắc chứng mù màu có tỷ lệ cao hơn nhiều so với nữ.

Do mắc bệnh

Một số điều kiện có thể gây thâm hụt màu như bệnh: tiểu đường, bệnh tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, nghiện rượu mãn tính, bệnh bạch cầu và thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Mắt có thể có nhiều ảnh hưởng hơn và có thể nhận được tốt hơn nếu các bệnh tiềm ẩn có thể được điều trị.

Một số thuốc

Một số thuốc có thể làm thay đổi nhìn màu sắc, chẳng hạn như một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tim, cao huyết áp, nhiễm trùng, rối loạn thần kinh và các vấn đề tâm lý.

Lão hóa

Khả năng nhìn thấy màu sắc xấu đi từ từ như là một phần của sự lão hóa.

Hóa chất

Tiếp xúc với một số hóa chất mạnh tại nơi làm việc, chẳng hạn như disulfua cacbon, phân bón và styrene có thể gây mất màu sắc thị giác. Nếu làm việc xung quanh các hóa chất này, tầm nhìn màu sắc được đánh giá bởi vì sự mất mát của một số tầm nhìn màu sắc là có thể.

Những công việc người mù màu không được đảm nhiệm

– Lái xe.

– Họa sỹ, thiết kế.

– Kiểm soát giao thông….

Phòng bệnh mù màu

– Nên bảo vệ mắt khi phải tiếp xúc với hóa chất.

– Chẩn đoán bệnh trước sinh.

Điều trị bệnh mù màu

Sử dụng kính loạn sắc điều trị bệnh mù màu

  • Có thể dùng kính loạn sắc trong một số trường hợp.
  • Tuy nhiên, đa số các trường hợp không có cách nào chữa trị triệt để vì đây là một bệnh di truyền liên quan đến gene.
Vì sao lá mất màu khi bị che
Kính màu sắc hỗ trợ cho nhười bị mù màu

Hiện nay y học chưa có cách nào chữa được bệnh mù màu, tuy nhiên có thể chẩn đoán được bệnh trước sinh. Trong tương lai, hy vọng khoa học có thể tìm ra một loại thiết bị quang học đặc biệt dùng đeo như một loại kính mắt có khả năng giúp cho người mù màu có thể phân biệt được màu sắc, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

BS CK II. Nguyễn Đỗ Thanh Lam

Để phản ứng với thời tiết se lạnh và thời gian ban ngày ngắn đi, lá cây dừng việc sản xuất chất chlorophyll tạo ra màu xanh. Chất này giúp chúng hấp thụ ánh sáng và tạo ra năng lượng. Do chlorophyll nhạy cảm với cái rét, nên một số điều kiện thời tiết nhất định như sương giá sẽ khiến quá trình sản xuất chất này tắt đi nhanh hơn.

Trong khi đó, các sắc tố vàng và cam gọi là carotenoids, cũng có trong cà rốt, thì hiển thị rõ qua chiếc lá đã bị lấy đi màu xanh.

"Màu vàng thì vẫn ở đó suốt mùa hè, nhưng bạn không nhìn thấy là bởi bị màu xanh che mất", Paul Schaberg, nhà sinh lý học thực vật tại Sở lâm nghiệp Mỹ giải thích. "Ở những cây như dương lá rung và cây sồi, đó là sự thay đổi màu chủ đạo".

Quảng cáo

Nhưng các nhà khoa học biết ít hơn về sắc màu đỏ rực rỡ của cây thích và cây tần bì vào mùa thu.

Màu đỏ đến từ anthocyanins, mà không giống như carotenoids, chỉ được tạo ra vào mùa thu. Chất này cũng mang tới màu sắc cho dâu tây, táo đỏ và mận chín.

Trên cây, những sắc tố đỏ này có tác dụng như một tấm chắn ngăn ngừa các tia tử ngoại có hại và che phủ cho lá khỏi bị tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng. Nó cũng có tác dụng ngăn ngừa giá rét, bảo vệ tế bào khỏi bị đông cứng và cũng có lợi như những chất chống oxy hóa.

Quảng cáo

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng cây sản xuất ra những chất này để phản ứng với stress của môi trường như sự đông giá, tia tử ngoại, hạn hán và nấm mốc.

Nhưng lá đỏ cũng là dấu hiệu của sự xuống sức. Nếu bạn thấy lá cây chuyển màu đỏ sớm, vào cuối tháng 8, có thể cây đó đã bị nấm hoặc bị đâm sầm bởi một kẻ lái xe bạt mạng.

Tại sao cây lại dồn năng lượng để tạo ra chất anthocyanins mới, trong khi các lá cây chuẩn bị rụng xuống?

"Mọi người phỏng đoán rằng có thể nó giúp lá cây chống chọi với stress", Schaberg nói. "Nếu tạo ra anthocyanins giúp lá ở lại trên cây lâu hơn, nó có thể giúp cây hấp thụ được nhiều thứ tốt trước khi rụng xuống. Cây có thể sử dụng những nguồn lực này cho mùa sinh trưởng tiếp theo".

Các nhà khoa học hy vọng việc tìm hiểu về anthocyanins sẽ giúp hiểu rõ hơn về mức độ stress của cây cối và có biện pháp bảo vệ môi trường.

M.T. (theo Livescience)

Skip to content

Tình trạng thiếu dinh dưỡng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hạn chế sự phát triển của cây trồng, làm giảm năng suất, tạo ra nông sản kém chất lượng, gây thiệt hại kinh tế cho bà con nông dân. Việc tìm hiểu kỹ về các dấu hiệu, triệu chứng thiếu dinh dưỡng ở cây trồng sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện và kịp thời điều chỉnh, cung cấp bù các dưỡng chất thiếu hụt từ phân bón, giúp cây phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất và chất lượng như mong muốn.

Các triệu chứng thiếu dinh dưỡng ở cây trồng

Vì sao lá mất màu khi bị che
Các triệu chứng thiếu dinh dưỡng ở cây trồng

Các chất dinh dưỡng mà cây trồng hấp thụ được chia thành ba nhóm là các nguyên tố đa lượng (đạm, lân, kali), các nguyên tố trung lượng (canxi, magie, lưu huỳnh) và các nguyên tố vi lượng (đồng, mangan, kẽm, sắt, clo,…)

Biểu hiện thiếu các chất đa lượng

  • Thiếu chất đạm (N): Đạm là dưỡng chất giúp thúc đẩy sự phát triển của rễ, thân, cành, lá. Khi thiếu hụt chất đạm, cây sẽ có biểu hiện sinh trưởng kém, thân và cành còi cọc, ít đẻ nhánh, phân cành, lá thường non mỏng, màu nhạt, dễ chuyển sang màu vàng và rụng sớm. Ngoài các nguyên đến từ thành phần dinh dưỡng của đất trồng, cây trồng cũng rất dễ bị gặp phải tình trạng thiếu đạm trong giai đoạn kiến thiết cơ bản vì thời điểm này nhu cầu đạm của cây thường rất lớn.
  • Thiếu chất lân (P): Thiếu lân sẽ làm quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chậm lại, thời gian chín quả bị kéo dài, đồng thời làm lá cây nhanh già, dễ rụng. Thông thường, có thể nhận biết dấu hiệu thiếu lân khi cây trồng xuất hiện những chiếc lá xanh sẫm màu hơn bình thường rồi dần chuyển hẳn sang màu đỏ, tía.
  • Thiếu chất kali (K): Kali đóng vai trò thúc đẩy quang hợp, chuyển hóa dinh dưỡng ở lá, giúp gia tăng khả năng hấp thụ nước và sức chống chịu trong thời tiết khắc nghiệt. Các cây trồng thiếu kali sẽ xuất hiện nhiều lá vàng. Lá sẽ chuyển màu từ phần bìa lá vào phía trong, bắt đầu xuất hiện thêm các đốm vàng, bạc, nhiều là sẽ bị chết, bị rách.

Biểu hiện thiếu các chất trung lượng

  • Thiếu chất canxi (Ca): Khi cây bị thiếu canxi, các lá non mới nhú sẽ có biểu hiện biến dạng, mang màu xanh sẫm không bị thường. Với các trường hợp thiếu canxi nghiêm trọng, cành non rất dễ chết, lá cây bị quăn, trái cây bị nứt
  • Thiếu chất magie (Mg): Thiếu magie cũng gây ra tình trạng vàng lá như khi thiếu lân. Tuy nhiên khi thiếu lân, lá cây bị vàng từ rìa vào trong còn thiếu magie thì lá cây chuyển vàng ở phần thịt giữa các gân lá, phần bìa lá vẫn sẽ có màu xanh. Khi tình trạng thiếu magie kéo dài, toàn bộ lá sẽ chuyển vàng và rụng sớm. Số lượng đậu trái ít, quả nhỏ và ít ngọt.
  • Thiếu chất lưu huỳnh (S): Biểu hiện của thiếu lưu huỳnh có thể nhận biết rõ nhất khi quan sát các lá đầu cành hoặc phần ngọn cây. Trong trường hợp này, lá non mất màu xanh thông thường, chuyển sang màu vàng, trắng, lá mỏng hơn so với những cây khỏe mạnh, gân và phiến lá đều mất màu. Bìa lá bị quăn vào bên trong và dễ rách.

Biểu hiện thiếu các chất vi lượng

  • Thiếu chất đồng (Cu): Các cây thiếu đồng thường xuất hiện tình trạng chảy gôm, với các cây ăn quả thì tính trạng này diễn ra nghiêm trọng hơn và cũng dễ nhận biết hơn. Nếu thiếu đồng trong thời kỳ ra quả thì trên trái dễ xuất hiện các vết hoại tử
  • Thiếu chất mangan (Mn): Ở các cây trồng thiếu mangan, phần thịt lá, bìa lá chuyển sang màu vàng nhưng các gân thì vẫn giữ màu xanh đậm
  • Thiếu chất kẽm (Zn): Lá non ở các cây thiếu kẽm có phần bìa và gân màu xanh trong khi phần phiến lá giữa các gân thì chuyển vàng. Ít phân cành, rẽ nhánh và gần như các cành không phát triển, số lượng quả ít và có chất lượng kém.
  • Thiếu chất sắt (Fe): Lá ở các cây trồng thiếu sắt sẽ chuyển sang màu xanh nhạt, các gân lá vẫn giữ màu đậm với phần thịt giữa các gân úa vàng. Có thể thấy rất rõ sự tách biệt màu sắc giữa các bộ phận trên lá. Nếu tình trạng thiếu sắt nghiêm trọng, toàn bộ lá chuyển sang màu vàng hoặc trắng.
  • Thiếu chất clo (Cl): Thiếu clo dẫn đến tình trạng chuyển màu ở lá cây. Từ phần đỉnh, lá cây héo dần, chuyển sang vàng, nâu đồng rồi chết.
  • Thiếu chất bo (B): Các lá non bị biến dạng, mỏng và có màu rất nhạt, bề mặt xuất hiện các đốm màu vàng, trắng. Trên thân và cuống lá sẽ có các vết nứt, hoa thì kém phát triển và chất lượng quả suy giảm.
  • Thiếu chất Molypden: Cây kém phát triển, xuất hiện các đốm vàng có kích thước lớn lá cây.

Như vậy, hầu hết các biểu hiện của tình trạng thiếu dinh dưỡng ở cây trồng đều tương đối rõ ràng, có thể quan sát bằng mắt thường. Các triệu chứng cũng dễ phân biệt, ít gây nhầm lẫn cho bà con nông dân.

Sau khi phát hiện các dấu hiệu trên, bạn cần tìm đến các phương pháp phù hợp để bổ sung các loại chất dinh dưỡng cho cây trồng, hạn chế tối đa thiệt hại và nỗ lực để tối ưu hóa năng suất, chất lượng nông sản

Sử dụng phân bón để khắc phục tình trạng thiếu dinh dưỡng ở cây trồng

Vì sao lá mất màu khi bị che
Sử dụng phân bón để khắc phục tình trạng thiếu dinh dưỡng ở cây trồng

Với các chất đa lượng như đạm, lân và kali, có thể sử dụng các loại phân bón của công ty phân bón Hà Lan bổ sung trung vi lượng để bổ sung dinh dưỡng vào đất trồng. Sau đó, cây trồng có thể tự hấp thụ các chất dinh dưỡng này và phát triển khỏe mạnh, các dấu hiệu, biểu hiện thiếu dinh dưỡng sẽ dần dần biến mất.

  • Khắc phục tính trạng thiếu đạm: tăng cường lượng phân đạm và số lần bón phân cho phù hợp với tình hình cây trồng. Ngoài ra, ở khu đất của các loại cây trồng lâu năm, có thể đan xem thêm các cây họ đậu để tăng cường lượng đạm tự nhiên cho đất. Các loại phân bón phù hợp bao gồm: NPK Hà Lan 16-16-16+TE; 20-20-15+TE; Humax Rong Biển…
  • Khắc phục thiếu lân: Trước hết cần sử dụng một số biện pháp cải tạo đất chua nếu độ pH vượt mức cho phép với loại cây trồng. gia tăng lượng phân bón có hàm lượng lân cao ở từng gốc. Các loại phân bón phù hợp bao gồm: NPK 10-30-10+TE hoặc Solufert hòa tan 100% giúp cây phân hóa mầm hoa tốt, trổ bông đều, đồng loạt, tăng khả năng đậu trái…
  • Khắc phục thiếu kali: Bổ sung kali cho đất thông qua việc bón phân đồng thời tận dụng thêm các loại thực vật khác vùi vào đất để tăng chất dinh dưỡng. Các loại phân bón phù hợp bao gồm: NPK Hà Lan 17-7-21+TE; NPK Hà Lan 16-9-21+TE; NPK 12-12-18+TE hoặc NPK Humax Rong biển…

Ngoài ra, Sau thời gian canh tác dài, đất trồng trở nên khô cằn, chai cứng, làm cây khó hấp thu dinh dưỡng. Vì vậy, cần bổ sung thêm phân bón hữu cơ như: Organic 1, Nutrifert 4-3-3, giúp cải tạo đất trồng, đất tơi xốp, cải tạo hệ vi sinh vật có lợi cho cây trồng phát triển, giúp cây tăng khả năng hấp thụ phân bón NPK. Có thể dùng phân hữu cơ để bón lót trước khi trồng và bón thúc xem kẽ vào các thời kỳ sinh trưởng của cây trồng.