Vì sao người ta dễ từ bỏ

Có lẽ, bạn sẽ thường được nghe những lời khuyên giống như “Đừng bỏ cuộc”, “Bạn có thể làm được bất cứ điều gì, chỉ cần bạn thực sự mong muốn đạt được”. Nhưng đôi khi, có những thứ đúng là cho dù bạn có cố gắng đến mấy cũng khó lòng mà thực hiện được. Thế cho nên, học cách từ bỏ là một kĩ năng cực kì quan trọng mà chúng ta ít được dạy. 

Xã hội luôn dạy chúng ta rằng “Từ bỏ chỉ có trong từ điển của kẻ thất bại”, có ai mà thích làm kẻ thất bại trong mắt người khác đâu nhỉ? Thế nhưng, biết lúc nào nên dừng lại, lúc nào nên cố gắng đó mới là một con người sống khôn ngoan. Bởi vì ai trong chúng ta đều có những giới hạn, có những điểm mạnh và điểm yếu, có giá trị sống riêng của mình, thế nên đôi khi, trong một số trường hợp từ bỏ chính là lựa chọn tốt nhất cho bản thân mình.

“Từ bỏ” (Give up) có nguồn gốc từ một từ tiếng Pháp “Surrendre” có nghĩa là “giao hàng”. Thế cho nên, đừng vội hiểu nhầm từ bỏ chính là thất bại, mà hãy nghĩ rằng từ bỏ như là bạn đang giao “một món hàng” cho người phù hợp mà thôi. Cho nên, từ bỏ không có nghĩa là thất bại, mà là chúng ta nhận ra rằng, chúng ta có thể sử dụng thời gian, công sức, tiền bạc của mình một cách tốt hơn.

Vậy thì khi nào thì chúng ta biết mình nên từ bỏ? 

Hãy thử trả lời 4 câu hỏi sau để biết được liệu mình có nên hay không từ bỏ trước khi quyết định nhé. 

1. Có một cơ hội nào hiển nhiên tốt hơn hay không?

Vì sao người ta dễ từ bỏ

Quyết định dựa trên sự so sánh của bạn giữa chuyện bạn làm việc này và bạn làm việc kia, cái nào sẽ có kết quả tốt hơn. Hãy lấy trường hợp của Bill Gates làm một ví dụ, nếu Bill Gates cứ tiếp tục đi học, thì có lẽ, ông đã bỏ lỡ cơ hội trở thành tỉ phú rồi. Cho nên, có từ bỏ hay không còn phụ thuộc vào chuyện bạn cân nhắc, nếu từ bỏ bạn sẽ được hay mất gì. Sau đó cân nhắc xem mình được nhiều hơn hay mất nhiều hơn, từ đó bạn sẽ tìm ra câu trả lời cho mình

2. Bạn đã cam kết điều gì? 

Vì sao người ta dễ từ bỏ

Hãy tập thói quen làm bản cam kết với bản thân mình trong một khoảng thời gian nhất định trước khi bắt đầu, dù cho bạn có từ bỏ hay không thì đây cũng sẽ là một “công cụ” để bạn có thể quyết định dễ dàng hơn. Ví dụ như bạn đang xác định rằng mình sẽ làm một project trong vòng 1 năm, nếu nó không đem lại kết quả như bạn mong muốn, thì mình sẽ dừng lại và thực hiện một dự án phù hợp hơn. Điều này sẽ giúp bạn đầu tư chất xám và giá trị của mình vào những thứ xứng đáng, tránh gây lãng phí về lâu dài. 

3. Hãy tưởng tưởng bạn của tương lai sẽ cảm thấy hối hận hay nhẹ nhõm trước quyết định của bạn hôm nay? 

Dù việc này rất khó vì nó phụ thuộc vào việc tưởng tượng những cảm xúc trong tương lai của bạn. Tuy nhiên, đây là một cách hay giúp bạn đánh giá mọi thứ theo trực giác của chính mình. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những mong muốn của mình ở tương lai và nhìn thấy bức tranh toàn cảnh về cuộc sống của mình. 

Nếu như bạn cảm thấy rằng, tương lai mình sẽ hối hận vì quyết định này. Hãy đừng chần chừ cho nó thêm nhiều thời gian cam kết, chọn một thời điểm nào đó trong tương lai, ví dụ như 6 tháng sau để đánh giá lại một lần nữa. 

Hoặc nếu, bạn cảm thấy đây sẽ là điều giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn, thì hãy mạnh dạn từ bỏ. Cho dù đó là một mối quan hệ lâu năm hay một dự án mà bạn đã tốn nhiều công sức. Bởi vì, đôi khi chúng ta không muốn từ bỏ, chỉ bởi vì chúng ta quá gắn bó với các kế hoạch hiện tại, nó tạo một cảm giác an toàn “giả” khiến chúng ta lo sợ chuyện đánh đổi nó với một tương lai mơ hồ, chưa xác định mà thôi. 

4. Bạn có thực sự cần từ bỏ hay chỉ là nghỉ ngơi? 

Vì sao người ta dễ từ bỏ

Mệt mỏi, lo lắng hay thất vọng đều là những cảm xúc tiêu cực giữ chân bạn lại. Tuy nhiên, hãy tỉnh táo để hiểu rằng, tất cả những cảm xúc đó sẽ đều là nhất thời. Cho nên, nếu bạn đang xem xét về chuyện từ bỏ một điều gì đó mà bạn đang đầu tư nhiều thời gian và tâm sức, và chuyện từ bỏ khiến bạn cảm thấy bất an, căng thẳng vì nó có thể là lựa chọn thay đổi cuộc đời bạn.

Hãy bắt đầu với những kì nghỉ ngắn, 1 học kì rời khỏi trường hay 1 tháng nghỉ việc tại công ty để cho tâm trí của bạn có thời gian được “thở”, được “lang thang” tới nơi mà nó muốn. Sau khi trở lại, bạn có thể bắt đầu suy nghĩ tập trung hơn về chuyện liệu mình có nên hay không tiếp tục. Khi bạn trở về trạng thái cân bằng, thì đó chính là lúc bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt cho bản thân mình. 

Dù bạn có quyết định ra sao, hãy luôn nhớ rằng không có giải pháp hoàn hảo cho mọi tình huống. Bạn sẽ luôn phải đưa ra quyết định trong sự không chắc chắn, vì nó luôn có xác suất trong mọi vấn đề. Từ bỏ hay tiếp tục, đó cũng chỉ là sự lựa chọn, mà lựa chọn thì cần có sự đánh đổi. Hy vọng bạn sẽ tìm được quyết định cho riêng mình và quyết định đó sẽ khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái. 

3 km đầu tiên của cuốc chạy bộ luôn là quãng đường dài nhất đối với mình. Ngay khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi, cái bụng sôi lên và đôi chân bắt đầu trì lại, những suy nghĩ kiểu này sẽ hiện ra:

  • Chà hôm nay ăn trễ quá nên không có sức, hay về thôi.
  • Tuần này bận rộn ghê, chắc là chạy chút về nghỉ.
  • Hôm bữa đá bóng bị chấn thương, giờ vẫn còn đau, lẽ ra mình không nên chạy.

Tuy được che đậy bởi những lý do khác nhau, nhưng nhìn chung chúng là suy nghĩ về sự “từ bỏ”. Và chúng không chỉ xuất hiện ở những việc ngắn hạn như hít đất (cái thứ 30), plank (giây thứ 40),… mà còn ở những thứ dài hạn hơn như duy trì 1 thói quen tốt trong cuộc sống, hay trong công việc hàng ngày.

Điều dễ thấy là khi chúng ta theo đuổi 1 mục tiêu nào đó mà vướng phải khó khăn, hay thất bại, mặc nhiên chúng ta thường nghĩ tới "từ bỏ”.

Nhưng tại sao chúng ta luôn nghĩ tới “từ bỏ” là phương án đầu tiên?

Phải thừa nhận là khi đối diện với khó khăn, điều dễ làm nhất là từ bỏ mục tiêu đang làm khó mình để chuyển qua mục tiêu khác. Dưới đây là những lý do mà mình nghĩ nó khiến cho chúng ta luôn nghĩ tới “từ bỏ”:

  • khiến chúng ta thất vọng: Khi mới bắt đầu thực hiện một mục tiêu, ta đã nghĩ tới viễn cảnh khi nó được hoàn thành: ta sẽ hoàn thiện hơn, thành công hơn, tốt hơn. Kết quả quá tươi sáng khiến ta "quên" lường trước những trở ngại trên đường tới đích, và hừng hực trong khí thế rằng mình sẽ thực hiện nó một cách suôn sẻ.

Nhưng định luật Murphy đã nói “Khi một điều xấu có thể xảy ra, nó sẽ xảy ra”: cuốc chạy 5 km tưởng đơn giản lại gặp trở ngại khi chấn thương tái phát; dự án cứ nghĩ là dễ xơi lại có người đưa ra góp ý không có khiếu thẩm mỹ; hay sự nghiệp đang suôn sẻ tự nhiên lại gặp một dự án thất bại. Và khi thất vọng với điều gì đó, ta chọn bỏ cuộc.

  • Sự tự tin của bản thân bị tổn thương. Như từng nói trong bài viết 7 Kinh nghiệm về sự tự tin trong sáng tạo. Chúng ta cần sự tự tin để tồn tại, để vượt qua sự sợ hãi. Và có lẽ nỗi sợ sâu thẳm nhất trong chúng ta chính là “Liệu mình có đủ sự tài giỏi để đạt được những điều mình muốn?”

Chưa kể, theo Nguyên tắc Khoái cảm (pleasure principle) của Freud, não bộ chúng ta dễ đưa ra những lựa chọn nào làm nó “sung sướng” nhất. Nghĩa là nó luôn đòi hỏi những phần thưởng nhanh chóng. Khi không đạt được kết quả ngay lập tức, niềm tin dễ dàng bị tổn thương, dẫn đến lo lắng và muốn từ bỏ.

  • Nghĩ rằng sẽ có những lựa chọn khác tốt hơn. “Nếu mình bỏ công việc này, mình sẽ có thể gặp chỗ khác tốt hơn, đồng nghiệp sẽ dễ thương hơn, và chẳng cần phải chịu đựng ông sếp kỳ cục này.” Rõ ràng, suy nghĩ “đứng núi này trông núi nọ” sẽ luôn thúc đẩy chúng ta nghĩ tới sự “từ bỏ”.

Tới đây thì bài viết đã khá dài, bạn đã nghĩ tới “từ bỏ” đọc nó chưa? Nếu chưa, để mình nói cho bạn biết vì sao “từ bỏ” đôi khi lại tốt, và kiên trì cũng vậy.

Từ bỏ, đôi khi cũng tốt...

...Vì nó thực sự giúp ta có được sự lựa chọn tốt hơn. Năm 20 tuổi mình đã từ bỏ game, thứ mà khi ấy là niềm đam mê duy nhất. Mình chơi game nào cũng lên được top nên việc kiếm tiền từ đó cũng dễ dàng.

Lựa chọn từ bỏ để theo đuổi thiết kế có vẻ đã giúp mình tạo ra nhiều giá trị hơn. Mặc dù lựa chọn này cũng không ít khó khăn, nhưng tới giờ mình chưa từng hối hận.

Vì nếu không từ bỏ thì có thể ta đang lãng phí thời gian và sức lực cho những thứ không thể tạo ra giá trị thật. Giống như cố chấp theo đuổi người không yêu mình, hay đem muối bỏ biển vậy.

Việc không thể từ bỏ những mục tiêu ấp ủ cũng làm hại tới sức khỏe của chúng ta. Theo một nghiên cứu, những người bị mắc kẹt với những mục tiêu bất khả thi có xu hướng dễ bị trầm cảm, đau đầu và vấn đề về tiêu hóa.

À mà, kiên trì cũng tốt (hiển nhiên rồi)

Chắc là mình chẳng cần nói nhiều tới việc kiên trì đang được xã hội ủng hộ mạnh mẽ như thế nào. “Grit” - tạm dịch là “can trường” - được định nghĩa là sự kiên trì và đam mê với các mục tiêu dài hạn, và cũng là một yếu tố quan trọng cho thành công.

Sự can trường giúp ta có nhìn nhận khác về thách thức và hạn chế: chúng trở thành cơ hội để học hỏi và phát triển tốt hơn trong dài hạn.

Điều cuối cùng, một lúc nào đó vận may có thể sẽ đến với người đủ sự kiên trì. Nghiên cứu về sự nghiệp của 29000 nghệ sĩ, nhà làm phim và nhà khoa học cho thấy hầu hết trong số họ đều có 1 thời kỳ đỉnh cao trong sự nghiệp, nhưng nó lại xảy ra 1 cách ngẫu nhiên không theo quy tắc, không liên quan tới tuổi tác, kinh nghiệm hay năng suất. Họ chỉ cần đủ kiên trì cho tới khi nó xảy ra.

Vậy khi nào nên từ bỏ?

Đừng mong đợi bài viết này sẽ trả lời chính xác được câu hỏi trên, vì chính mình vẫn chưa chắc sẽ luôn đưa ra những chọn lựa đúng. Nhưng mình thấy, chúng ta phải suy xét lý do đằng sau ý định từ bỏ.

Đừng từ bỏ vì:

  • Lười, muốn thoải mái: Lý do phổ biến nhất, nhưng cũng tồi tệ nhất để từ bỏ điều gì đó.
  • Muốn sớm thành công: Dục tốc bất đạt. Còn nếu mục tiêu có thể nhanh chóng đạt được, có lẽ bạn nên xét lại xem mình đặt mục tiêu đủ lớn hay chưa.
  • Thấy thứ khác "có vẻ" hấp dẫn hơn: Nếu cứ từ bỏ vì lý do này, có thể bạn mãi mãi sẽ không thể hoàn thành được điều gì.
  • Cảm thấy cô đơn trên hành trình: Hãy thử đọc bài này “Nếu sợ cô đơn, hãy chạy bộ”

Có thể từ bỏ vì:

  • Bạn không còn đặt trái tim mình vào đó nữa: Không bắt buộc là bạn phải vui và thoải mái với mọi khía cạnh của việc mình đang làm, nhưng bạn phải hoàn toàn đắm chìm vào nó.
  • Nó không còn phù hợp với mục tiêu của đời bạn: giống như lúc mình bỏ game vì mục tiêu sống mình đã thay đổi.
  • Nó đang làm hại cả thể chất lẫn tinh thần: điều này là hậu quả của việc trái tim của bạn không còn ở đó nữa.
  • Chỉ đơn giản là vì nó thất bại: Ngay cả khi bạn đã đặt trái tim mình vào đó, cố gắng 150% sức lực nhưng vẫn không thể hoàn thành thì đây là lúc bạn cần thừa nhận nó không phải dành cho mình. Hãy từ bỏ để tránh lãng phí thời gian và công sức.

Kết
Vì sao người ta dễ từ bỏ

Việc bạn chọn kiên trì hay từ bỏ mục tiêu nào đó sẽ không phản ánh hoàn toàn về khả năng hay con người bạn, cũng không nói lên được việc bạn có thành công hay không. Cần nhớ là cuộc sống này hữu hạn và chúng ta không có nhiều thời gian như chúng ta vẫn tưởng. Quá nhiều lựa chọn sai sẽ khiến ta lãng phí nhiều điều vui vẻ trong cuộc sống này.

Cảm ơn vì đã không từ bỏ đọc bài viết này, bài viết nhắc nhở bản thân trong những ngày tháng nghĩ quá nhiều đến sự “từ bỏ”.