Bệnh thuỷ đậu điều trị bao lâu

Thủy đậu là bệnh có khả năng lây nhiễm cao và thường bùng phát thành dịch. Mặc dù không có triệu chứng nặng nề nhưng người bệnh thủy đậu dễ bị nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước, thậm chí có thể dẫn đến viêm não, nhiễm trùng huyết,…

Dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu là gì? Người bệnh thủy đậu khi nào khỏi? Bệnh thủy đậu có bị lại không?… Nhiều băn khoăn của cộng đồng sẽ được giải đáp trong bài viết, với sự tư vấn chuyên môn của BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Thủy đậu (hay dân gian còn gọi là trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Khí hậu từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, những ngày cuối Xuân đầu Hè, thời tiết nồm ẩm được xem là thời điểm thuận lợi cho vi khuẩn thủy đậu bùng phát thành dịch.

Trẻ em đang độ tuổi đi học là đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu nhất, tuy nhiên người lớn vẫn có nguy cơ mắc bệnh nếu chưa được tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh hoặc tiêm không đủ liều theo chỉ định và bị nhiễm bệnh từ người đang mắc bệnh thủy đậu. Trẻ nhỏ thường khởi phát không sốt, đột ngột phát bóng nước. Trẻ lớn và người lớn thường có tiền chứng sốt mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, biếng ăn.

Theo thống kê từ cục y tế dự phòng (Bộ Y tế), năm 2007, số ca mắc bệnh thủy đậu là gần 39.000 ca, tăng khoảng 46% so với năm 2016.

Hội Y tế Dự phòng Việt Nam cũng cho biết, chỉ tính riêng năm 2018 có hơn 31.000 ca thủy đậu được ghi nhận trên cả nước. 90% người bệnh bị nhiễm thủy đậu là trẻ trong độ tuổi từ 2-7 tuổi.

Bệnh thuỷ đậu điều trị bao lâu

Người lớn chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm không đủ liều theo chỉ định có nguy cơ nhiễm thủy đậu

BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết, tùy vào thể trạng người bệnh và từng thời kỳ phát triển bệnh mà bệnh mất khoảng từ 1 – 3 tuần để xuất hiện những triệu chứng, dấu hiệu cụ thể cho đến khi toàn phát và khỏi hẳn sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, thời gian khỏi bệnh có thể kéo dài lên đến 14 ngày nếu người bệnh có hệ miễn dịch yếu.

Xem thêm: Bệnh thủy đậu nên bôi thuốc gì để không bị sẹo

Bệnh thủy đậu được chia thành 4 giai đoạn như sau:

Thông thường thời gian ủ bệnh diễn ra trong khoảng 10-15 ngày. Tuy nhiên, đối với những trường hợp hệ miễn dịch yếu như người lớn tuổi, phụ nữ đang mang thai, người đang mắc các bệnh lý khác, trẻ nhỏ,… thì thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn.

Đây là thời gian phát bệnh thủy đậu, thường kéo dài 24-28 giờ đồng hồ với các triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, đau cơ, cơ thể mệt mỏi, chán ăn và nhận thấy có những nốt ban màu hồng nổi lên.

Người bệnh bắt đầu xuất hiện các nốt mụn nước như những hạt đậu, bên trong mụn nước có dịch đặc như mủ. Những nốt mụn nước này mọc kín trên cơ thể, thậm chí mọc ở cả niêm mạc miệng gây khó khăn trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Ngoài ra người bệnh còn phát sốt, buồn nôn, đau cơ, cơ thể mệt mỏi,…

Sau 7-10 ngày phát bệnh, nếu người bệnh thực hiện đúng kiêng cử và các chỉ định của bác sĩ thì sẽ khỏi bệnh.

Việc nhận biết các dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu giúp người bệnh có các biện pháp chăm sóc phù hợp, tránh tình trạng bệnh dây dưa kéo dài không lành hẳn hoặc để lại sẹo trên da. Các dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu bao gồm:

  • Các mụn mủ bắt đầu vỡ ra, khô lại rồi đóng vảy. Chu kỳ này lặp đi lặp lại liên tục trong 5-7 ngày rồi ngưng hẳn, tất cả mụn nước khô lại, đóng vảy rồi bong ra mà không hề xuất hiện thêm mụn nước mới nào;
  • Người bệnh không còn cảm giác ngứa ngáy, đau rát và không xuất hiện tình trạng nóng lạnh thất thường, phát sốt;
  • Dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu rõ nhất là các mụn nước se lại thành những chấm đen, khô đặc; da bước đầu bước vào giai đoạn hồi phục và tái tạo, có cảm giác hơi ngứa vì các vùng da đóng vảy kéo da non.

Bệnh thuỷ đậu điều trị bao lâu

Người bệnh thủy đậu cần chăm sóc đúng cách để tránh bệnh kéo dài hoặc để lại sẹo trên da

Trả lời thắc mắc bệnh thủy đậu có bị lại không, BS.CKI Bạch Thị Chính cho biết, thủy đậu là bệnh truyền nhiễm nhưng lại có tính miễn nhiễm rất cao. Điều này có nghĩa là, nếu trẻ em và người lớn từng mắc bệnh thủy đậu và đã khỏi bệnh thì sẽ có tính miễn dịch suốt đời. Nguyên nhân là bởi hệ miễn dịch cơ thể tạo ra được lượng kháng thể tự nhiên đầy đủ và tồn tại bền vững sau thời gian chiến đấu với virus gây bệnh. Do đó với câu hỏi thủy đậu có bị lại không, nhiều chuyên gia khẳng định hầu như rất hiếm gặp trường hợp người bệnh thủy đậu bị tái nhiễm lần 2.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp hệ miễn dịch kém, sức khỏe yếu, nhất là những người bệnh đang điều trị bệnh ung thư, phụ nữ đang mang thai, trẻ nhỏ,… thủy đậu vẫn có nguy cơ tái phát trở lại bởi virus Varicella Zoster vẫn còn trú ngụ trong cơ thể, khi gặp điều kiện thuận lợi có thể tái hoạt động. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên bệnh Zona thần kinh (tái kích hoạt virus thủy đậu, hay dân gian còn gọi là bệnh giời leo).

Theo thống kê, có khoảng 10 – 20% số người mắc bệnh thủy đậu lần 2, và khoảng 10% người mắc bệnh Zona có tiền sử mắc bệnh thủy đậu. Do đó, việc làm đầu tiên và quan trọng nhất chính là áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu.

Hiện nay, tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh thủy đậu chính là biện pháp phòng ngừa bệnh đơn giản và hữu hiệu nhất, đảm bảo sức khỏe cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi và tạo miễn dịch trong toàn xã hội. BS.CKI Bạch Thị Chính cho biết, “Hai liều vắc xin có hiệu quả bảo vệ lên đến 98% trong việc ngăn ngừa bất kỳ dạng nào của bệnh, và 100% trường hợp đã tiêm đủ liều tránh không mắc bệnh ở mức độ nghiêm trọng. Tất cả người lớn chưa từng mắc thủy đậu, chưa từng tiêm ngừa cũng như những người có xét nghiệm máu cho thấy không có miễn dịch bảo vệ với virus Varicella đều nên tiêm vắc xin”.

Tại Việt Nam, bệnh thủy đậu xảy ra quanh năm nhưng cao điểm nhất là vào tháng 2 đến tháng 6. Vắc xin phòng bệnh thủy đậu sau khi đưa vào cơ thể phải cần đến 1 – 2 tuần để phát huy tác dụng. Do đó, trẻ em và người lớn cần được thực hiện tiêm ngừa thủy đậu trước mùa dịch ít nhất là 01 tháng.

Với phụ nữ mang thai, đặc biệt là khi thai kỳ trong khoảng 13-20 tuần đầu, nếu mắc bệnh thủy đậu có thể dẫn đến sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi (như dị dạng ở sọ, đa dị tật ở tim, mắc chứng đầu nhỏ,…). Còn nếu mẹ mắc bệnh thủy đậu trong những ngày sắp sinh con, con sẽ bị lây mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi. Do đó, khuyến cáo phụ nữ nên thực hiện tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu và hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng.

Xem thêm: Tiêm vắc xin ngừa thủy đậu khi nào, ở đâu, giá bao nhiêu?

Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC chính là điểm đến tiêm chủng cao cấp và lý tưởng cho tất cả các khách hàng ghé đến tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu. Tất cả các loại vắc xin đều được VNVC cam kết có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn từ khâu sản xuất, kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng. Bên cạnh đó, VNVC còn trang bị thêm nhiều dịch vụ tiện ích khác như khu vui chơi cho bé, phòng thay bỉm, tã riêng biệt cho các mẹ bỉm sữa,… mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho các khách hàng ghé đến VNVC.

Để đảm bảo luôn có đủ vắc xin phòng ngừa thủy đậu và các vắc xin cần thiết khác cho cả gia đình, Quý Khách hàng có thể mua gói vắc xin hoặc đặt trước khi tiêm mũi lẻ tại Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC qua hotline 028 7300 6595, nhắn tin qua Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc đăng ký thông tin tại https://vnvc.vn/dang-ky-tiem-chung/

Thúy Nguyễn

Một trong những bệnh truyền nhiễm dễ lây và dễ bùng phát thành dịch nhất là thủy đậu. Tuy thủy đậu là bệnh lành tính, triệu chứng không rầm rộ nhưng biến chứng lại rất nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời và đúng thời điểm. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn thông tin cần thiết về dấu hiệu bệnh thủy đậu, cách phòng tránh và điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bệnh thuỷ đậu điều trị bao lâu

Ủ bệnh là giai đoạn đầu tiên của thủy đậu, bắt đầu từ khi người bệnh tiếp xúc với virus. Giai đoạn này thường kéo dài trong 10-21 ngày và hầu như không có dấu hiệu của bệnh thủy đậu. Nếu chúng ta vừa tiếp xúc với người bị thủy đậu thì nên cẩn thận theo dõi các triệu chứng sau đó để xử lý kịp thời.

Ở giai đoạn này, virus từ vị trí tiếp xúc xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng. Nếu bạn đã từng mắc bệnh thủy đậu trước đây hay đã tiêm vaccin phòng thủy đậu, cơ thể đã có kháng thể sẽ nhanh chóng tiêu diệt virus. Tuy nhiên, nếu cơ thể không có hay không đủ lượng kháng thể thì virus sẽ gây nhiễm trùng tại phổi hay mắt và chuyển đến giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn xuất hiện sau 10-21 ngày ủ bệnh và kéo dài khoảng 3-5 ngày. Giai đoạn này là khoảng thời gian virus gây nhiễm trùng, cơ thể sẽ có các triệu chứng chung của nhiễm trùng như:

  • Sốt nhẹ.
  • Chán ăn.
  • Mệt mỏi, buồn ngủ, khó chịu trong người.
  • Cuối giai đoạn này, cơ thể sẽ xuất hiện phát ban nhẹ và vết loét nhẹ ở miệng.

Những triệu chứng này không phải dấu hiệu điển hình cho thủy đậu và rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm nên cần hết sức lưu ý.

Sau giai đoạn khởi phát, virus từ ổ viêm nhiễm sẽ xâm nhập vào hệ bạch huyết. Người bệnh có biểu hiện nặng hơn của nhiễm trùng như sốt cao, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ. Ngoài ra, cơ thể có những dấu hiệu điển hình của thủy đậu: Các nốt phát ban ngày càng nhiều hơn ở mặt, da đầu, thân mình, cánh tay, chân. Các nốt ban dần hình thành mụn nước, giống với nốt phỏng có đường kính 1-3 mm. Sau đó, mụn nước to dần lên và gây ngứa rát. Nhiều mụn nước sẽ tự vỡ ra hoặc nổi lớn lên do ma sát với quần áo, do đó người bệnh nên cố gắng để tránh làm trầy xước các mụn nước.

Bệnh thuỷ đậu điều trị bao lâu

Trong khoảng thời gian tiếp theo, mụn nước sẽ lây lan ra toàn thân, có thể mọc ở một số vị trí gây khó chịu như niêm mạc miệng, mí mắt, bàn tay, bàn chân, mông hay cơ quan sinh dục. Một số trường hợp, bệnh nhân ngứa rát không chịu được, bác sĩ phải kê đơn thuốc kháng histamin để giảm ngứa. Phát ban có thể tiếp tục xuất hiện trong vài ngày, vì vậy bạn có thể có tất cả ba giai đoạn phát ban, mụn nước và đóng vảy – cùng một lúc.

Hồi phục là giai đoạn cuối cùng của bệnh thủy đậu, sau khoảng 7-10 ngày khởi phát bệnh. Mụn nước mọc lên sẽ bắt đầu đóng vảy, cứng lại và tạo thành những vết lõm nhỏ trên da. Đây là giai đoạn mà tính lây lan của bệnh sẽ dần dần suy yếu và bắt đầu phục hồi.

Tuy vậy, nhưng bạn cũng cần phải hết sức cảnh giác vì các vết loét rất dễ bị bội nhiễm. Bởi lúc này, da và cơ thể đang suy yếu, nếu vệ sinh không cẩn thận các vết lõm, da dễ dàng bị viêm do tụ cầu, liên cầu.

Hầu hết trong các trường hợp mắc bệnh, bệnh nhân sẽ khỏi bệnh chỉ 2 tuần sau khởi phát. Tuy nhiên, nếu không kịp thời xử lý hay xử lý không đúng cách thì bệnh dễ xảy ra các biến chứng như:

  • Viêm da do bội nhiễm vi khuẩn. Nếu người bệnh bị suy dinh dưỡng nặng có thể gặp biến chứng hoại tử
  • Viêm tai (viêm tai giữa, viêm tai trong)
  • Bệnh lý đường hô hấp như: viêm thanh quản, viêm phổi.
  • Viêm màng não – đây là biến chứng nguy hiểm nhất. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Bệnh thuỷ đậu điều trị bao lâu

Thủy đậu có thể lây từ 1-2 ngày trước lúc nổi phát ban cho đến khi sau thời điểm da đã đóng vảy. Tuy nhiên, giai đoạn thủy đậu lây lan mạnh nhất là giai đoạn toàn phát. Lúc này, virus vào được hệ bạch huyết và được máu đưa đi khắp nơi trong cơ thể.

Mụn nước tạo thành sẽ lây qua 2 đường chủ yếu sau:

  • Đường tiếp xúc trực tiếp, đường hô hấp từ các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp (ho, nói chuyện) hoặc chất dịch của nốt phỏng.
  • Đường tiếp xúc gián tiếp qua các đồ vật vừa mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc.

>>> Xem bài viết: Ba con đường lây nhiễm thủy đậu bạn cần biết

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan và lây nhanh chóng, có thể bùng phát thành dịch. Tuy vậy, phòng tránh thủy đậu rất đơn giản, cụ thể như sau:

Bệnh thuỷ đậu điều trị bao lâu

Sử dụng vaccin phòng thủy đậu nhằm mục đích kích thích cơ thể tạo kháng thể chống lại thủy đậu. Hầu hết những người đã có kháng thể sẽ không mắc bệnh. Và nếu họ bị thủy đậu, các triệu chứng của họ sẽ nhẹ hơn nhiều. Thời gian ủ bệnh của thủy đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân. Do đó, nếu một người chưa được tiêm phòng vaccin thủy đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, trong vòng 3 ngày ta có thể tiêm ngừa thì vaccin có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu.

  • Tiêm globulin miễn dịch: nhằm phòng ngừa thủy đậu ở những người bị suy giảm miễn dịch khi tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu. Liều lượng: 0,3ml/kg, tiêm bắp một lần. Liều tiêm có thể dao động từ 2-10 ml. – Tránh tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân thủy đậu.
  • Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và rửa tay khi tiếp xúc gần với người bị thủy đậu.
  • Tăng sức sức đề kháng: chú ý chế độ ăn uống và luyện tập thường xuyên, bổ sung vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virus ngay khi mầm bệnh vừa xâm nhập cơ thể.

Thủy đậu là căn bệnh gây ra bởi virus nên không thể tiêu diệt hoàn toàn virus bằng thuốc mà chủ yếu tập trung điều trị triệu chứng.

Dung dịch sát trùng là yếu tố giúp đảm bảo các nốt mụn không bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm, khô se nhanh và chóng lành. Vì vậy, người bệnh thủy đậu cần vệ sinh mụn nước ngoài da bằng dung dịch sát khuẩn nhiều lần trong ngày.

Các tiêu chí cần có của dung dịch sát khuẩn dùng cho thủy đậu

  • Khả năng kháng khuẩn nhanh và mạnh, tiêu diệt được nhiều mầm bệnh trong thời gian ngắn.
  • Không gây xót, kích ứng da.
  • Không gây nhuộm màu mất thẩm mỹ.
  • Không làm cản trở quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể.
  • An toàn cho mọi đối tượng người dùng.

Bệnh thuỷ đậu điều trị bao lâu

Dung dịch sát khuẩn đáp ứng đủ cả 5 tiêu chí này là Dizigone. Dizigone phát huy hiệu quả vượt trội nhờ cơ chế kháng khuẩn ion, giúp các nốt mụn xẹp đi nhanh chóng, không mưng mủ nhiễm trùng. Khi dùng phối hợp cùng kem Dizigone Nano Bạc, vảy khô sẽ biến mất chỉ sau vài ngày, hạn chế thâm và sẹo lõm trên da.

Bệnh thuỷ đậu điều trị bao lâu

Các nốt mụn nước thủy đậu luôn gây ngứa ngáy, khó chịu khủng khiếp. Với nhiều người, cảm giác ngứa ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giấc ngủ và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Một số cách đơn giản để giảm ngứa là chườm lạnh, tắm rửa thường xuyên… Tuy nhiên, việc tắm không cẩn thận rất dễ khiến các nốt thủy đậu vỡ và lan rộng khắp cơ thể. Để khắc phục, người bệnh có thể sử dụng các kem dưỡng ẩm, làm dịu da, giảm ngứa như kem Dizigone Nano Bạc.

Trong trường hợp cơn ngứa toàn thân khiến người bệnh không thể chịu nổi, có thể cân nhắc sử dụng các thuốc kháng histamin để giảm ngứa nhanh. Đây là các thuốc uống không kê đơn và phổ biến tại nhiều nhà thuốc.

>>> Xem bài viết: 7 giải pháp giảm ngứa nhanh cho bệnh nhân thủy đậu 

Người bệnh thủy đậu sẽ sốt cao trong thời kỳ ủ bệnh và 2-3 ngày đầu phát bệnh. Nếu sốt dưới 38.5, người bệnh không cần uống thuốc mà chỉ cần chườm ấm để nhiệt lượng phân tán ra bên ngoài.

Nếu sốt trên 38.5 độ, nên tới trung tâm y tế để được bác sĩ/ dược sĩ hướng dẫn dùng thuộc hạ sốt paracetamol đúng cách và đủ liều lượng.

Bệnh thuỷ đậu điều trị bao lâu

  • Chỉ định cho những trường hợp thuỷ đậu có nguy cơ bị biến chứng.
  • Có thể dùng trong vòng 24 giờ đầu khi các nốt phỏng xuất hiện.
  • Liều lượng: viên 800mg, dùng 5 lần /ngày trong vòng 5-7 ngày. Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi: 20mg/kg x 6 giờ / lần. Người bị suy giảm dịch thường dùng đường tiêm tĩnh mạch 10-12.5mg/kg x 8 giờ/lần trong 7 ngày .
  • Các tổn thương da mủ thường do tụ cầu: điều trị bằng oxacillin (Bristopen) hoặc vancomycin.
  • Biến chứng viêm phổi có thể điều trị bằng kháng sinh cephalosprorin thế hệ 3 (Ceftazidim) hoặc nhóm Quinolon (Levofloxacin), (không sử dụng kháng sinh quinolon cho phụ nữ có thai và trẻ em < 12 tuổi ).

Phác đồ điều trị bệnh thủy đậu cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc. Điều trị sớm, đúng cách và có chế độ chăm sóc cơ thể tốt sẽ giúp người bệnh hồi phục nhanh và giảm biến chứng không mong muốn.

>>> Xem bài viết: Chữa trị đúng cách – Xóa tan nỗi lo sẹo thủy đậu

Trên đây là bài tổng quan về diễn biến bệnh, cách phòng tránh và điều trị thủy đậu. Thủy đậu không phải là căn bệnh khó điều trị nhưng dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó bạn cần chú ý khi tiếp xúc với người mắc bệnh, tiêm phòng cho trẻ từ khi còn nhỏ và đến trung tâm y tế ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh. Nếu có thắc mắc về bệnh thủy đậu, bạn hãy gọi tới số Hotline: 19009482 để được tư vấn.

Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh thủy đậu – Bộ Y tế.

Bệnh thuỷ đậu điều trị bao lâu