Việc bảo hộ quyền nhân thân như thế nào trong trường hợp tác giả đã qua đối

Việc bảo hộ quyền nhân thân như thế nào trong trường hợp tác giả đã qua đối

  1. Quyền tác giả là gì?
  2. Quyền tác giả phát sinh khi nào?
  3. Bảo hộ quyền tác giả là gì?
  4. Nội dung quyền tác giả
  5. Điều kiện bảo hộ quyền tác giả là gì?
  6. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
  7. Các đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả
  8. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
  9. Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền tác giả

Quyền tác giả là một trong những quyền được pháp luật, nhà nước, xã hội,… công nhận. Nhằm mục đích làm cho những sản phẩm mà tác giả tạo ra không bị sao chép. Do đó, hôm nay Luật Nguyễn Hướng sẽ giúp bạn hiểu hơn về bảo hộ quyền tác giả là gì để bạn biết được những lợi ích mà nó mang lại nhé!

Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả có thể được hiểu chính là quyền được pháp luật công nhận một cá nhân, một tập thể hay một tổ chức tạo ra một sản phẩm như: một tác phẩm văn học, một phần mềm, một nghiên cứu khoa học,… Các sản phẩm được tạo ra đó chính là kết quả mà tác giả đó tạo ra bằng trí óc của họ chứ không phải sao chép từ các nguồn đã có.

Theo Luật sở hữu trí tuệ, ở khoản số 1 và sổ 2 điều 6. Quy định rằng:

  • Quyền tác giả được phát sinh khi tác phẩm của một người nào đó được sáng tác ra dưới dạng hình thức vật chất nhất định. Không phân biệt nội dung, ngôn ngữ, chất lượng, hình thức của tác phẩm. Tức là bỏ qua yếu tố công bố hay chưa công bố tác phẩm này ra, thậm chí là đăng ký bảo hộ cho tác phẩm hoặc chưa đăng ký bảo hộ. 
  • Đây là loại quyền có liên quan tới việc phát sinh kể từ lúc các cuộc biểu diễn, ghi hình, ghi âm hay các chương trình, thậm chí là các tín hiệu được định hình hoặc thực hiện nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến quyền tác giả.

Việc bảo hộ quyền nhân thân như thế nào trong trường hợp tác giả đã qua đối

Bảo hộ quyền tác giả là việc mà các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước xác nhận quyền tác giả của người đã sáng tác nên tác phẩm, trong đó cơ quan sẽ ghi nhận các văn bằng bảo hộ các quyền như nhân thân, tài sản của các chủ sở hữu. Trong trường hợp, những cá nhân hay tổ chức có các hành vi xâm phạm đến quyền tác giả sẽ được pháp luật xử lý.

>>> Xem ngay hướng dẫn đăng ký bảo hộ quyền tác giả mới nhất, chi tiết nhất

Theo quy định của pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm do họ tạo ra. Thì quyền này sẽ được bao gồm 2 quyền đó chính là quyền tài sản và quyền nhân thân. 

Quyền này sẽ được bao gồm những quyền sau đây:

  • Quyền làm tác phẩm phái sinh

  • Quyền biểu diễn tác phẩm đó trước công chúng

  • Được quyền sao chép tác phẩm

  • Có thể phân phối, nhập khẩu bản gốc hay bản sao của tác phẩm

  • Có thể truyền đạt tác phẩm đến công chúng thông qua các phương tiện hữu tuyến và vô tuyến hay các mạng thông tin khác.

  • Có thể cho thuê bản gốc hay bản sao của các tác phẩm điện ảnh hay các chương trình máy tính.

Tác giả khi đăng ký bảo hộ sẽ có những quyền sau:

  • Có quyền đặt tên cho tác phẩm

  • Có thể đứng tên thật hay bút danh lên tác phẩm. Khi công bố tác phẩm ra bên ngoài thì sẽ được nêu tên thật hoặc bút danh

  • Có thể tự tác giả công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác đứng ra công bố tác phẩm

  • Có thể bảo vệ tác phẩm, không cho phép người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào. Vì điều này sẽ gây ảnh hưởng đến danh tiếng và danh dự của tác giả

Việc bảo hộ quyền nhân thân như thế nào trong trường hợp tác giả đã qua đối

  • Tính sáng tạo: Nghĩa là tác giả phải là người trực tiếp tạo ra tác phẩm mà không phải đi sao chép của người khác.
  • Tác phẩm muốn đăng ký bảo hộ phải được thể hiện dưới một dạng hình thức vật chất nhất định. Ví dụ như dạng trang viết, thước phim, dưới dạng bản vẽ…

Trong điều 13 luật sở hữu trí tuệ 2005 điều kiện để bảo hộ quyền tác giả gồm:

  • Là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và cũng chính là chủ sở hữu.

  • Là cá nhân hay tổ chức việt nam, hay nước ngoài có tác phẩm lần đầu tiên công bố ở Việt Nam mà chưa từng công bố ở bất cứ nước nào khác trên thế giới thì có đủ điều kiện để đăng ký bảo hộ quyền tác giả.

  • Là cá nhân, tổ chức Việt Nam hay nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời gian 30 ngày kể từ ngày công bố lần đầu tiên ở các nước khác.

  • Là cá nhân, hay tổ chức nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà Việt  Nam có tham gia là thanh viên.

Theo điều 14 của luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và được sửa đổi năm 2009 đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả được quy định như sau:

Các loại hồi ký, truyện, tiểu thuyết, ký sự, tùy bút, thơ ca, nhạc, kịch bản, công trình nghiên cứu khoa học, v..v. Ngoài ra, quyền tác giả còn nhận được sự bảo hộ của các tác phẩm được thể hiện thành những ký tự khác kể cả chữ nổi cho người khiếm thị. Những ký hiệu tốc kí, những ký hiệu khác với nhiều hình thức phong phú khác.

Tác phẩm được thể hiện ra bằng các ngôn ngữ nói, rồi định hình theo dạng vật chất nhất định. Bạn cần chú ý đến các bài giảng, bài huấn luyện. Mặc dù vậy, nếu bài giảng hay lời phát biểu nếu là tác phẩm thì bắt buộc phải có ghi âm hay được lưu lại bằng dạng văn bản.

Đây là các tác phẩm được thể hiện qua những cuộc phỏng vấn, phóng sự, điều tra, bình luận, ký báo chí, v..v được truyền tải đến công chúng qua những bài báo, tạp chí hoặc các phương tiện khác với nhiều loại ngôn ngữ khác nhau. 

Những tác phẩm âm nhạc có thể hiện dưới dạng nốt nhạc trong một số ký tự âm nhạc hoặc theo nốt nhạc trong một bản nhạc. Có thể có lời hát hoặc không, cũng không tùy thuộc vào việc trình diễn hoặc không. Dù vậy, nếu cần bảo hộ quyền tác giả cho các sản phẩm âm nhạc thường thêm yếu tố là thông qua giọng hát, nhạc cụ để chia sẻ tác phẩm đến với công chúng. 

Việc bảo hộ quyền nhân thân như thế nào trong trường hợp tác giả đã qua đối

Những loại hình nghệ thuật trên sân khấu khác như múa rối, kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm. v..v/

Các loại tác phẩm điện ảnh, hoặc những tác phẩm khác được tạo nên từ nhiều loạt hình ảnh tạo thành các hiệu ứng âm thanh, chuyển động rồi từ đó truyền đạt đến công chúng bằng các loại phim tài liệu, phim khoa học, hoạt hình và 1 số loại hình phim khác.

Được thể hiện ra từ những đường nét, màu sắc tạo nên một bố cục đẹp như điêu khắc, hội họa, đồ họa,. ở dạng gọi là độc bản. Loại hình đồ họa, tác phẩm sẽ được đánh số thứ tự bao gồm thêm chữ ký tác giả. 

Các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng khác được tạo nên bằng tay hoặc có thể là máy như bao bì cho sản phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, biểu trưng.

Tác phẩm được tạo ra từ các kỹ thuật hóa học, điện tử và một số phương pháp khác. Các ảnh thể hiện ra thế giới khách quan trên vật liệu. 

Là sự thiết kế cho ý tưởng nhà, các công trình xây dựng khác. Trong đó, các bản vẽ đều thể hiện được một số yếu tố của ngành kiến trúc như mặt cắt, phối cảnh, kiến trúc, hệ thống đô thị, khu chức năng, v..v. Và tác tác phẩm kiến trúc độc lập khác.

Những chương trình có biểu hiện theo chuỗi lệnh được viết bởi những ngôn ngữ lập trình nhất định. Những tệp dữ liệu này được cài đặt ở các phần mềm, sắp xếp dưới nhiều hình thức văn bản, đĩa mềm, CD-ROM.

Các tác phẩm liên quan về việc chuyển thể, cải biên, phòng tác, v..v được tạo nên ở các tác phẩm đã xuất hiện trước đó. Việc bảo hộ này sẽ không làm ảnh hưởng đến quyền tác giả khi mà người ta dùng bằng tác phẩm phái sinh.

Bên cạnh những tác phẩm có điều kiện đăng ký quyền bảo hộ tác giả. Trong luật sở hữu trí tuệ, điều 15 cũng quy định rất rõ những đối tượng không được tham gia đăng ký bảo hộ gồm:

  • Tin tức thời sự và việc đưa tin thuần túy không đủ điều kiện đăng ký.

  • Các loại văn bản quy phạm pháp luật, văn bản thuộc lĩnh vực tư pháp, Các loại văn bản hành chính và văn bản dịch của các loại văn bản đó cũng không đủ điều kiện để đăng ký.

  • Các loại hình tài liệu, quá trình, hệ thống, các phương pháp hoạt động, các nguyên lý, khái niệm và số liệu.

Tại Việt Nam, quyền tác giả được bảo hộ theo thời gian cụ thể như sau:

  • Tác phẩm di cảo: Được bảo hộ 50, tính từ thời điểm mà tác phẩm được công bố ra công chúng.
  • Tác phẩm liên quan đến nhiếp ảnh, điện ảnh, mỹ thuật, tác phẩm khuyết danh sẽ được pháp luật bảo hộ 75 năm, tính từ thời gian mà được cơ quan có thẩm quyền công bố lần đầu. Nếu trường hợp tác phẩm chưa được sự công bố theo thời hạn 25 năm tính từ khi tác phẩm này được hình thành, thì thời hạn bảo hộ ở trường hợp này lên đến 100 năm.
  • Các tác phẩm văn học – nghệ thuật sẽ được bảo hộ suốt đời cho tác giả đó và sau 50 năm khi họ mất. 
  • Thời hạn bảo hộ được chấm dứt từ ngày 31/12 vào lúc 24h kế từ năm cuối cùng theo thời hạn quyền tác giả đã quy định.

Để giải thích nguyên nhân tại sao cần phải có bảo hộ quyền tác giả thì mời các bạn hãy cùng xem qua một số ý nghĩa sau:

  • Khi đăng ký quyền tác giả thì bạn sẽ được đảm bảo về tính sáng tạo của tác phẩm. Nó giúp bạn chống lại những hành vi sử dụng tác phẩm trái phép như việc sao chép, tự ý sử dụng tác phẩm khi không được sự cho phép của tác giả.

  • Để tạo ra được một tác phẩm có giá trị và có sự sáng tạo mang đến những giá trị trong thực tế. Thì điều này tác giả sẽ cần phải bỏ nhiều thời gian, sự lao động trí óc cũng như tài chính. Do đó, việc đăng ký quyền tác giả nó sẽ trở thành một minh chứng cho sự sáng tạo của tác giả. Nó góp phần tạo nên những giải thưởng tuy không quá lớn nhưng nó cũng sẽ là món quà tinh thần cho người sáng tạo ra tác phẩm.

  • Với một tác phẩm có tính sáng tạo, mang đến nhiều giá trị thì nó sẽ được nhiều người tiếp nhận. Điều này có nghĩa là nó cũng sẽ mang đến nhiều lợi ích cho tác giả.

  • Vì vậy, việc đăng ký quyền tác giả cũng sẽ đồng nghĩa với việc bạn tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp với tác phẩm của mình. Tránh những trường hợp sử dụng tác phẩm với những mục đích bất hợp pháp. Vì sau khi đã đăng ký quyền tác giả thì nếu người khác muốn sử dụng thì phải có sự cho phép của chủ sở hữu.

  • Một tác phẩm được tạo ra nó không chỉ mang đến những giá trị tinh thần mà song song với đó chính là yếu tố thương mại. Và nếu như các hành vi tự ý xâm phạm quyền tác giả thì điều đó thực sự rất bất công đối với tác giả vì họ đã sử dụng chất xám của mình để cho ra những tác phẩm đó.

  • Thực tế, nếu bạn chưa đăng ký bảo hộ thì việc bạn chứng minh bạn sở hữu tác phẩm đó là một điều rất khó khăn. Đặc biệt là đối với những tác phẩm đã được tạo ra từ lâu. Và đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng nhất để giải thích lý do tại sao bạn cần phải đăng ký quyền bảo hộ tác giả. Vì thông qua việc đăng ký quyền này bạn sẽ được cấp một giấy chứng nhận đăng ký. Và đây cũng chính là tài liệu quan trọng để chứng minh rằng bạn chính là người tạo ra tác phẩm đó.

Việc bảo hộ quyền nhân thân như thế nào trong trường hợp tác giả đã qua đối

Và đó là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về bảo hộ quyền tác giả là gì cũng như những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả mà bạn cần biết. Để đăng ký bảo hộ quyền tác giả được diễn ra nhanh chóng thì hãy liên hệ với Cilaw qua Hotline: 097.446.1998 để được tư vấn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Địa chỉ: P.2112 Central 3, Vinhomes Central Park đường Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
  • Điện thoại: 028 2234 0888 – Hotline: 0974461998
  • Email:

Bạn ơi, bài viết hữu ích với bạn chứ?