Vì sao phải xin lỗi

Nghị luận về lời xin lỗi - Sưu tầm, tuyển chọn những bài văn hay bàn về lời xin lỗi và ý nghĩa, vai trò của lời xin lỗi trong cuộc sống hàng ngày.

Đề bài: Trình bày suy nghĩ về lời xin lỗi trong cuộc sống.

***
Xin lỗi là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình; là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại; là một lễ nghi quan trọng, một cách chứng tỏ lòng kính trọng và thiện cảm đối với người bị hàm oan. Xin lỗi sẽ làm chúng ta vơi bớt cơn giận của mình, có thể giúp ta không sa vào sự giận dữ một cách dễ dàng đối với ai đó. Xin lỗi mở cánh cửa của sự tha thứ, giúp chúng ta cảm thông hơn với người có lỗi.

ĐOẠN VĂN MẪU NGẮN 200 CHỮ NGHỊ LUẬN VỀ LỜI XIN LỖI

Có ai đó đã từng nói: “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng”. Quả thật như vậy, lời xin lỗi là cái cúi đầu, cái khoanh tay lễ phép và lời chân thành: cháu xin lỗi, em xin lỗi, bác xin lỗi, thầy xin lỗi… Nhưng trong cuộc sống này đã mấy ai làm được điều đó. Lời xin lỗi khi mình làm sai không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Lời xin lỗi là thể hiện sự tôn trọng và khiến người nghe cảm thấy hài lòng, vui vẻ, chấp nhận, bỏ qua, làm cho mối quan hệ tốt đẹp hơn. Còn người xin lỗi thì cảm thấy nhẹ lòng và trên hết là ý thức được trách nhiệm của mình trước hành động sai trái. Hành động của cậu bé 8 tuổi ở Hải Phòng lỡ làm vỡ gương ô tô đã viết giấy gửi lời xin lỗi và số điện thoại ngỏ ý đền bù cho chủ nhân chiếc ô tô để trước cổng trường mà báo chí đưa tin trong suốt thời gian qua khiến chúng ta phải suy ngẫm. Cho nên biết nói lời xin lỗi là một hành động lịch sự làm cuộc sống xã hội trở nên văn minh, tốt đẹp hơn. Cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, thiếu dũng cảm, làm sai nhưng bảo thủ không nhận trách nhiệm. Cũng qua đây chúng ta cần rút ra bài học cho mình: cần phải nghiêm túc nhận lỗi khi làm sai, biết nói lời xin lỗi chân thành cũng như dũng cảm, tự trọng trước những sai lầm của bản thân.

TOP 5 BÀI VĂN HAY BÀN VỀ LỜI XIN LỖI TRONG CUỘC SỐNG HIỆN NAY

Nghị luận về lời xin lỗi - Bài số 1: Hãy luôn biết nói lời xin lỗi, đó không chỉ là lễ độ mà còn là cách sống

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.

Xin lỗi là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình. Xin lỗi còn là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại.

Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.

Văn hóa xin lỗi là vẻ đẹp cao quý trong đời sống giao tiếp của con người. Nhận ra lỗi lầm và chân thành nhận lấy nó để mong được tha thứ sẽ làm dịu bớt cơn giận dữ hoặc nỗi đau của người khác. Bởi vậy lời xin lỗi mang tính nhân văn cao cả trong đời sống.

Người biết nói lời xin lỗi luôn chủ động mở lời xin lỗi người khác khi gây ra một lỗi lầm. Hoặc một hành động sai trái gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến người khác và tự nhận khuyết điểm về mình. Đồng thời, tích cực tìm cách khắc phục hậu quả đã gây ra. Họ nhận thấy hành động của mình là không nên có. Họ cũng nhận thấy sai lầm và mong muốn được khắc phục. Người biết nói lời xin lỗi luôn sống hiền hòa, chuẩn mực. Họ luôn là người mẫu mực, quan tâm, kính nhường và tôn trọng người khác.

Biết cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người. Đó cũng là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng thái độ quan tâm và cầu thị hết sức cần thiết. Khi lời xin lỗi được trình bày chân thành nó phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân. Mặt khác, giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp mà ta gọi đó là văn hóa xin lỗi. Nó thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng con người. Hơn cả lễ độ, biết nói nói lời xin lỗi thể hiện lối sống vị tha và cao thượng của con người.

Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra. Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần. Hành động này giúp cho các bên kiềm chế được cơn giận của bản thân. Từ đó, hướng đến những hành động đúng đắn. Lời xin lỗi đúng lúc, đúng việc giúp người bị thiệt hại cảm thấy được tôn trọng. Dựa trên sự đồng cảm, đồng tình hướng đến giải quyết sự việc theo hướng tích cực.

Lời xin lỗi không đơn giản là biết lỗi và nhận lỗi. Lời xin lỗi thể hiện trách nhiệm của con người với cuộc sống. Ai cũng có thể có những sai lầm. Điều này thật không thể tránh khỏi trong cuộc sống vốn rất phức tạp. Biết nói lời xin lỗi là biết nhận trách nhiệm của mình đối với hậu quả do hành vi của mình gây ra. Đó là một nét đẹp trong phong cách ứng xử, thể hiện một nhân cách tốt đẹp, cao thượng.

Biết nói lời xin lỗi là tự nhắc nhở mình trước những sai phạm đồng thời hứa với người khác hành động này không còn tái diễn nữa. Từ đó nâng cao tinh thần, ý chí, quyết tâm hành động đúng. Biết nói lời xin lỗi để giúp mình quyết tâm sửa chữa và thăng tiến hơn.

Biết nói lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người. Vì những lỗi lầm của mình mà làm ảnh hưởng tới người khác. Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên. Xin lỗi còn để dạy cho con cái biết học cách lớn lên là người có ý thức trách nhiệm. Biết nói lời xin lỗi thể hiện là con người có hiểu biết và có nhân cách đứng đắn.

Lời xin lỗi có thể giải quyết xung đột, chữa lành tổn thương, thúc đẩy sự tha thứ, lòng vị tha và cải thiện mối quan hệ trong cả đời sống cá nhân lẫn xã hội. Mặt khác, lời xin lỗi còn tăng lòng trung thành, niềm tin và sự cộng tác của con người với nhau. Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn. Sự tha thứ của người khác giúp gia tăng tình thương giữa con người với nhau. Biết nói cảm ơn khi nhận về mình một cái gì đó từ người khác và nói lời xin lỗi khi mình phạm phải lỗi lầm thể hiện lối sống văn hóa lành mạnh, cao thượng đáng được đề cao trong cuộc sống.

Trước hết phải sống chân thành, biết tôn trọng, quý trọng người khác. Phải thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình. Chân thành lắng nghe, bình tĩnh ứng xử thật lịch sự, tế nhị. Sự chân thành lúc nào cũng được ghi nhận trong cuộc sống.

Xác định rõ mức độ thiệt hại hay tổn thương của người khác do hành động của mình gây ra từ đó có ý định hay hành động bồi thường cụ thể để nhanh chóng giải quyết mâu thuẫn, tránh những xung đột đáng tiếc xảy ra. Lời xin lỗi đúng lúc có tác dụng ngăn cản những hành vi bạo lực, thái độ thô lỗ trong giao tiếp.

Để lời xin lỗi thật sự hữu dụng cách tốt nhất là hãy để lời xin lỗi xuất phát từ đáy lòng. Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng nhưng đó là lời nói hết sức chân thành với thái độ thành tâm nhất có thể. Đôi khi, khi sự việc đáng tiếc xảy ra, ta còn lưỡng lự không biết lỗi lầm do ai, thì trước hết nếu ta không bị thiệt hại gì hãy mở lời động viên, cảm thông, chia sẻ với người thiệt hại nhiều hơn. Điều đó sẽ khiến cho sự việc trở nên nhẹ nhàng và mau chóng được giải quyết ổn thỏa. Lời xin lỗi chân thành có sức mạnh hơn mọi loại thuốc an thần.

Hãy bày tỏ sự thấu hiểu, đồng cảm một cách chân thành. Không nên cố chấp tranh cãi, lớn tiếng, nóng giận khi mình gây ra lỗi lầm. Hiểu rõ đối tượng là ai để bày tỏ thái độ xin lỗi một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.

Không phải ai cũng dũng cảm khi phải thừa nhận chính lỗi lầm của mình, nhưng vượt qua được điều đó bạn sẽ thấy lòng mình thanh thản, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, xin lỗi đôi khi cũng cần có nghệ thuật. Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn. Nếu bạn đã nhận ra sai lầm của mình thì đừng để quá lâu rồi mới nói lời xin lỗi. Đừng cố biện minh cho sự chậm trễ bằng việc chờ đợi đến lúc thích hợp, mà hãy nói ngay, càng sớm càng tốt.

Biết nói lời xin lỗi khi gây ra lỗi lầm là một hành vi cao thượng cần có ở mỗi chúng ta. Một lời xin lỗi tưởng chừng sẽ đem đến cho bạn gánh nặng nhưng thực sự đó chính là cách để bạn tháo gỡ những vướng mắc, áy náy và giúp bạn trở nên nhẹ nhõm lòng mình hơn, yêu cuộc đời hơn. Nếu biết nói lời cảm ơn làm tăng thêm hạnh phúc trong cuộc sống thì xin lỗi là lối giải thoát đầu tiên và nhanh chóng cho mọi sai lầm và tội lỗi.


Nguồn:  doctailieu.com

Sưu Tầm: Ngọc Thiện _ P.BKS

Thạc sĩ tâm lý Lê Thị Dương Thương, Trung tâm tư vấn tâm lý An Nam (TP.HCM), cho biết lời xin lỗi rất cần trong cuộc sống, nhất là những khi phạm lỗi sai. Thế nhưng có một thực tế là vẫn có những người họ lạm dụng lời xin lỗi quá nhiều, xin lỗi liên tục mà không chịu thay đổi những điều sai của bản thân.

"Thay vì hướng bản thân thay đổi theo chiều hướng tích cực, thì có một số người trẻ không thực hiện. Chỉ mặc kệ, có sai thì... xin lỗi", bà Thương nói.

Tự nhận mình là người trong cuộc của vấn đề này, L.P.A, học sinh Trường THPT Nguyễn Du (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), cho biết bản thân hay dùng từ xin lỗi. "Nhất là mỗi khi vi phạm nội quy của trường, khiến lớp bị khiển trách, mình đã xin lỗi lớp cũng như giáo viên chủ nhiệm. Hay khi bị điểm kém, thì mình hay xin lỗi ba", P.A kể.

Nhưng điều đáng nói ở đây là theo lời P.A thì nhiều lần P.A phải xin lỗi cả lớp. Cũng như khoảng hai, ba ngày, cô gái này phải xin lỗi ba vì kết quả học tập sa sút.

Trường hợp khác, L.T.Q, sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết người được cô xin lỗi nhiều nhất là mẹ. "Mẹ có những nội quy trong gia đình, mỗi lần mình vi phạm thì xin lỗi mẹ". Hỏi Q., có khi nào vì một lỗi vi phạm mà xin lỗi lặp đi lặp lại nhiều lần? Nữ sinh này thú thật là 'có'".

Không những học sinh, sinh viên, kể cả những người trẻ đi làm cũng thừa nhận hay nói lời xin lỗi. Anh Trương Hữu Tín, đang làm ở một công ty du lịch trên đường Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), kể lại trong nửa đầu tháng 10 đã viết tường trình 4 lần vì đi trễ. Tín không ngần ngại kể thêm: "Lần nào tường trình cũng xin lỗi sếp".

Đừng thiếu trách nhiệm với lời xin lỗi

Theo bà Thương, lời xin lỗi thể hiện thành tâm trong các cuộc giao tiếp, nó khiến cho cả người nói lời xin lỗi và người nhận lời xin lỗi cảm thấy được tôn trọng và nhẹ nhàng hơn khi trò chuyện.

Trong trường hợp làm sai thì nhất định phải nói lời xin lỗi, như khi làm người khác bị tổn thương, đến sai giờ hẹn, làm vỡ món đồ của người khác, quên mất một cuộc hẹn… Tất cả những điều đó cần nói lời xin lỗi để chứng tỏ là người văn minh, biết trước biết sau trong các cuộc nói chuyện và hợp tác.

Vì sao phải xin lỗi

Nếu làm sai, người trẻ cần xin lỗi và sửa sai

Shutterstock

Tuy nhiên, bà Thương cho rằng việc lạm dụng quá nhiều lời xin lỗi sẽ khiến người khác khó chịu, ít tin tưởng và lời xin lỗi sẽ phản tác dụng.

"Nếu cứ thuận miệng nói lời xin lỗi mà không nhận ra được lỗi sai của bản thân và từ đó sửa sai thì người nghe sẽ cảm thấy thiếu tin tưởng và không còn sự thật tâm ở trong đó nữa", bà Thương phân tích.

Chuyên gia tâm lý này cũng nói thêm, lời xin lỗi thực sự có giá trị khi người xin lỗi nhận thức được họ đã làm sai, đã làm cho người khác bị tổn thương và không muốn lặp lại lỗi lầm thêm một lần nào nữa. "Chứ nếu nói lời xin lỗi hôm nay mà ngày mai vẫn tái diễn điều sai thì không thể chấp nhận được. Hôm nay đi học muộn, đã xin lỗi, đã hứa... mà mai vẫn vậy thì cần nghiêm túc xem xét lại hành vi của bản thân, vì điều đó có thể làm cho người khác không còn tin tưởng bạn và những lời xin lỗi vô tình làm người khác cảm thấy khó chịu", bà Thương khẳng định.

Tin liên quan