Vì sao phần lớn các nước châu phi đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ a b “2017 World population” (PDF). 2017 World Population Data Sheet - Population Reference Bureau.
  2. ^ a b c d “GDP Nominal and PPP Data, current prices”. International Monetary Fund. 2018. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2018.
  3. ^ a b c “Overview”.
  4. ^ CNN, Milena Veselinovic, for. “Why is Africa so unequal?”. CNN. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2017.
  5. ^ “Africa rising”. The Economist. ngày 3 tháng 12 năm 2011.
  6. ^ “Get ready for an Africa boom” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2017.
  7. ^ “Despite Global Slowdown, African Economies Growing Strongly― New Oil, Gas, and Mineral Wealth an Opportunity for Inclusive Development”. World Bank (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2017.
  8. ^ Oliver August (ngày 2 tháng 3 năm 2013). “Africa rising A hopeful continent”. The Economist. The Economist Newspaper Limited. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2013.
  9. ^ “African Economic Outlook 2017” (PDF). African Development Bank.
  10. ^ “Rise of the African opportunity”. Boston Analytics. ngày 22 tháng 6 năm 2016.

Theo bài phân tích trên trang “Slate Afrique”, châu Phi không biết cách khai thác các nguồn tài nguyên của mình và cũng chưa rút ra được bài học từ những mô hình chính trị xã hội đã thực hiện trên thế giới.

  • Châu Phi - hy vọng mới của thế giới

  • Tham vọng của Trung Quốc tại châu Phi

Châu Phi được đánh giá là một lục địa giàu có bởi có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Dù các nguồn tài nguyên này cạn kiệt thì “lục địa đen” vẫn rất giàu có về đất canh tác và nguồn nhân lực.

Dẫu vậy, châu Phi vẫn gặp rất nhiều khó khăn để phát triển. Thay vì rút kinh nghiệm từ những bài học thành công hay thất bại từ những mô hình phát triển được áp dụng trên thế giới, “lục địa đen” tiếp tục đưa ra những chính sách kém hiệu quả. Có nhiều yếu tố là nguyên nhân của tình hình này.

Kể từ khi chấm dứt chế độ thực dân, hầu hết các nước châu Phi được dẫn dắt bởi những nhà lãnh đạo chưa có một tầm nhìn chính trị trung hạn và dài hạn rõ ràng. Các vị lãnh đạo này thay thế cho những kẻ thực dân cũ, thiếu tham vọng chỉ quan tâm về mình hơn là đến người dân.

Kết quả là hệ thống thực dân tồn tại một cách đơn giản dưới một hình thức khác trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa trong những năm qua. Ngoài ra, đó là tình trạng mất an ninh, môi trường kinh tế không thuận lợi cho đầu tư trong khià khu vực kinh tế không chính thức thì phát triển.

Do vậy, sự độc lập đã thực sự trở thành sự phụ thuộc vào cường quốc thế giới, nhất là các cường quốc thuộc địa cũ. Do thiếu một quan điểm nội sinh, tầm nhìn tương lai và ý chí chính trị để bắt đầu một sự thay đổi trong hành động khi mà các chính sách hiện hành vẫn là một định hướng ảo. Các nhà nước dưới sự điều hành của các nhà lãnh đạo quản lý còn chưa có đủ sự tính toán mang tính lâu dài.

Châu Phi không thể phát triển nếu chỉ là thị trường tiêu thụ tất cả những gì đến từ bên ngoài mà không sản xuất gì cả. Điều trớ trêu là nhiều người châu Phi lại có ý nghĩ lỗi thời là sính hàng ngoại hơn. Dù hàng hóa nội địa có chất lượng tốt hơn những vẫn nhập ngoại.

Tâm lý sính ngoại không chỉ là hiện tượng kinh tế mà còn là văn hóa. Và xu thế này cần bị đảo ngược bằng việc nghiên cứu và tạo ra sản phẩm chất lượng để hàng hóa châu Phi có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Lục địa đen không cần phải trở thành một thị trường tiêu dùng duy nhất, mà trái lại cần phải chú ý đến quá trình sản xuất.

Nông nghiệp đã luôn bị xếp cuối cùng trong các hoạt động ưu tiên tại châu Phi nhiều năm qua, song trên thực tế, tất cả các nước châu Phi đang biến nông nghiệp thành nền tảng cho sự phát triển của họ. Dẫu vậy, họ không làm gì để phát triển nền nông nghiệp này.

Bên cạnh đó, kể từ thời kỳ đồ đá, châu Phi chỉ thay thế công cụ nông nghiệp bằng đồ sắt. Không thể chỉ với cái cuốc và cái cầy mà châu Phi có thể đạt được mục tiêu tự chủ lương thực, trước khi nói đến phát triển nông nghiệp vì mục đích thương mại hay sản xuất.

Vì kết quả đầu tư chỉ đến trong trung hạn và dài hạn, nên lĩnh vực này ít thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư hay chính phủ các nước châu Phi. Dù vậy, nông nghiệp lại đóng vai trò quan trọng với hầu hết người dân ở đây. Với sự bùng nổ dân số và biến đổi khí hậu, thì những phương thức nông nghiệp truyền thống không thể cung cấp đủ lương thực cho người dân châu lục này.

Sau khi giành độc lập, hệ thống giáo dục tại phần lớn các nước châu Phi không phù hợp với sự thay đổi của xã hội châu Phi. Giáo dục sơ cấp vẫn còn là một sự xa xỉ đối với đại đa số người dân. Còn giáo dục đại học phần lớn chỉ tạo ra những người tốt nghiệp không có việc làm, không có khả năng hòa nhập vào cuộc sống xã hội ngay khi họ rời khỏi giảng đường.

Không may, trong bối cảnh như vậy, đào tạo nghề đáng lẽ cần phải được ưu tiên thì lại bị xem thường trong hệ thống giáo dục châu Phi. Đó là một trong những rào cản chính cho sự phát triển tại châu lục này.

Đến nay, có rất ít nước châu Phi có được sự ổn định chính trị xã hội lâu dài. Sự ổn định này là một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển. Một trong những lý do lục địa đen yếu kém về tổ chức xã hội và chính trị là khó khăn thích ứng với những tôn chỉ của nền dân chủ.

Dù có lên nắm quyền từ đảo chính, kế thừa quyền lực hay thông qua bầu cử dân chủ, thì lãnh đạo các nước châu Phi theo thời gian đều phải đối mặt với nạn tham nhũng, nạn mù chữ... và những xung đột xã hội khác.

TTK
Vì sao phần lớn các nước châu phi đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới
Lý do Trung Quốc cần thuyết phục người dân châu Phi

Nếu Trung Quốc mong muốn tăng cường quan hệ đồng minh chiến lược trên các phương diện chính trị và kinh tế tại châu Phi thì bước tiếp theo không thể thiếu trong tương lai là cần giải quyết triệt để mối quan hệ người với người, bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần.

Chia sẻ:
Từ khóa:
  • Châu Phi,
  • phát triển,
  • kinh tế,
  • lục địa đen,

Việt Nam luôn đồng hành cùng các nước Châu Phi(*)

(ĐCSVN) - Tối ngày 28/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và phát biểu tại phiên Thảo luận mở Cấp cao trực tuyến về Hợp tác giữa Liên hợp quốc và Liên minh Châu Phi với chủ đề “Tăng cường đoàn kết vì hòa bình và an ninh trong một môi trường xung đột đang thay đổi”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu này.
Vì sao phần lớn các nước châu phi đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới
Vì sao phần lớn các nước châu phi đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới
Vì sao phần lớn các nước châu phi đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới
Vì sao phần lớn các nước châu phi đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới
Vì sao phần lớn các nước châu phi đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Thưa Ngài Chủ tịch,

Tôi vui mừng được gặp Ngài U-hu-ru Ke-ni-át-ta,Tổng thống Ke-ni-a và đánh giá cao chủ đề rất thiết thực của Phiên thảo luận hôm nay. Xin cảm ơn Bà Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc và các báo cáo viên khác đã chia sẻ nhiều thông tin, khuyến nghị quan trọng.

Thưa Ngài Chủ tịch,

Châu Phi hùng vĩ và căng tràn nhựa sống từ lâu đã gắn liền với nguồn gốc lịch sử loài người, là cái nôi của nhiều nền văn minh nhân loại, là cửa ngõ giao thương nhộn nhịp của thế giới. Với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, lục địa này có đầy đủ tiềm năng để phát triển giầu mạnh, đóng góp cho thịnh vượng toàn cầu. Châu Phi đang ngày một gắn kết với các khu vực khác về chính trị, kinh tế-thương mại, giao lưu văn hoá, con người và đạt được nhiều thành quả phát triển và hội nhập đáng khích lệ. Với vai trò trung tâm, dẫn dắt của Liên minh châu Phi và các tổ chức tiểu khu vực, hạt giống hoà bình đã nảy mầm tươi tốt trên nhiều vùng đất từng một thời rền vang khói lửa chiến tranh.

Tuy nhiên, nhiều nước châu Phi vẫn phải chịu những hậu quả dai dẳng của chủ nghĩa thực dân và chế độ nô lệ trong hàng thập kỷ qua. Bất ổn, xung đột, khủng bố và bạo lực cực đoan, tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực và nguồn nước đang tiếp diễn phức tạp, kìm hãm đà phát triển của châu lục. Đại dịch COVID-19 đang là gánh nặng quá sức chịu đựng châu lục, làm bộc lộ rõ hơn những bất cập của hệ thống quản trị toàn cầu, mà thực trạng 90% người dân châu Phi chưa nhận được mũi tiêm vắc-xin đầu tiên, là một ví dụ rất đáng buồn.

Trong một thế giới toàn cầu hoá và sự lan rộng của đại dịch Covid-19, nếu châu Phi không hoà bình, an ninh,ổn định và kiểm soát được dịch, thì thế giới cũng không thể thực sự an toàn dịch, giữ được hoà bình và phát triển bền vững. Từ lương tâm và trách nhiệm, cộng đồng quốc tế cần chung tay hỗ trợ các nước châu Phi tiếp cận vắc-xin, kiểm soát dịch, phục hồi và phát triển bền vững.

Đồng hành cùng các nước Châu Phi, tôi xin chia sẻ các đề xuất sau:

Thứ nhất, với phương châm “Giải pháp châu Phi cho các thách thức của châu Phi”, các quốc gia tại châu lục cần phát huy mạnh mẽ năng lực tự cường, thúc đẩy xây dựng lòng tin, đối thoại, hoà giải dân tộc để loại trừ các nguyên nhân gốc rễ của xung đột như đói nghèo, bất bình đẳng, mâu thuẫn xã hội. Khuyến khích và trao quyền nhiều hơn nữacho sự tham gia của phụ nữ, thanh niên.

Thứ hai,các nước châu Phi cần tiếp tục vun đắp quan hệ hữu nghị; mở rộng hợp tác, hội nhập; củng cố chủ nghĩa đa phương, đề cao tinh thần thượng tôn luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Đây chính là nền tảng thiết yếu của hoà bình, ổn định, phát triển bền vững khu vực và trên toàn cầu.

Thứ ba, Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi cần tiên phong hợp tác thực hiệnSáng kiến Ngừng tiếng súng ở châu Phi vào 2030, Chương trình Nghị sự Châu Phi 2063 và Chương trình SDG-2030 về Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. Quan hệ đối tác chiến lược giữa Hội đồng Bảo an và Hội đồng Hoà bình và An ninh của Liên minh châu Phi cần được thúc đẩy một cách toàn diện và hiệu quả, nhất là tăng cường năng lực cảnh báo sớm về các nguy cơ an ninh truyền thống và phi truyền thống cho các Phái bộ hoà bình tại châu Phi.

Thứ tư,mở rộng hợp tác giữa các tổ chức khu vực sẽ giúp nâng cao năng lực tổng thểcủa các tổ chức này trong ngăn ngừa và giải quyết xung đột, ứng phó với các thách thức khu vực và toàn cầu. Việt Nam ủng hộ việc thúc đẩy trao đổi, hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Liên minh châu Phi.

Thứ năm, bảo đảm an ninh lương thực là một trụ cột cho ổn định kinh tế xã hội, xây dựng nền hòa bình bền vững. Trong khuôn khổ hợp tác Nam – Nam, Việt Nam là đối tác hàng đầu của nhiều nước châu Phi về hợp tác sản xuất lương thực, thương mại nông sản... Chúng tôi sẽ tiếp tục xu thế hợp tác chiến lược này. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Thưa Ngài Chủ tịch,

Nhiềuquốc gia châu Phi và Việt Nam có quan hệ hữu nghị truyền thống, cùng chung lịch sử hào hùng đấu tranh giải phóng dân tộc và phi thực dân hoá. Vượt qua xa cách về địa lý, hai bên chúng ta luôn hợp tác, ủng hộ và dành cho nhau những tình cảm chân thành,tốt đẹp nhất. Trong chuyến thăm các nước châu Phi ngay sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nói “Tôi đến đây với các bạn như những người anh em đến với những người anh em, những người bạn chiến đấu cùng chiến hào thân thiết, bằng trái tim đến với trái tim”.

Ngày nay, với tinh thần “Đối tác vì nền hoà bình bền vững”, Việt Nam luôn sát cánh cùng các nước châu Phi vượt qua khó khăn, mở rộng hợp tác hiệu quả, hướng tới hòa bình và phát triển bền vững. Chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm tái thiết, đổi mới và hợp tác phát triển; hỗ trợ vật tư y tế chống dịch COVID-19. Hiện nay, nhiều sỹ quan, bác sỹ quân y của Việt Nam đang tận tụy làm việc tại các Phái bộ Liên hợp quốc tại Nam Xu-đăng, Cộng hoà Trung Phi và sắp tới sẽ hiện diện tại nhiều Phái bộ khác ở châu lục.

Việt Nam mong sớm trở thành quan sát viên tại Liên minh châu Phi, đoàn kết cùng các nước châu Phi tăng cường tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển tại các cơ chế đa phương, nhất là Liên hợp quốc.

Xin trân trọng cảm ơn./.

-------------------------------------

(*) Đầu đề của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày quốc tế xóa nghèo: Cùng nhau xây dựng tương lai

(ĐCSVN) – Đói nghèo là lực cản đối với sự phát triển bền vững của toàn nhân loại. Cuộc đấu tranh chống lại nghèo đói, vì vậy, luôn được đặt vào trung tâm trong mọi chương trình hành động quốc gia và quốc tế. Ngày quốc tế xóa nghèo (17/10) là dịp để cộng đồng quốc tế cùng nêu cao quyết tâm hành động nhằm hướng tới một cuộc sống đầy đủ, ấm no và hạnh phúc.
Vì sao phần lớn các nước châu phi đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới
Vì sao phần lớn các nước châu phi đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới
Vì sao phần lớn các nước châu phi đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới
Vì sao phần lớn các nước châu phi đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới
Vì sao phần lớn các nước châu phi đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới
Cuộc sống của nhiều người dân tại châu Phi vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. (Ảnh: Khánh Linh)

Ngày quốc tế xóa nghèo đầu tiên được kỷ niệm cách đây 34 năm. Ngày 17/10/1987, khoảng 100.000 người đã tập trung tại quảng trường Trocadéro ở Paris (Pháp), nơi bản Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền đã được ký vào năm 1948, để tưởng niệm các nạn nhân của bạo lực, nghèo cùng cực và nạn đói. Họ tuyên bố rằng nghèo đói là một sự vi phạm các quyền con người, đồng thời khẳng định sự cần thiết phải cùng chung tay hành động để bảo đảm rằng các quyền con người được tôn trọng. Niềm tin, niềm hy vọng đó của đông đảo quần chúng đã được khắc trên một hòn đá tưởng niệm được dựng lên vào ngày này. Kể từ đó, hàng năm, vào ngày 17/10, mọi người dân, từ mọi quốc gia, với mọi nguồn gốc, tín ngưỡng đều tập hợp lại để nối dài các cam kết và thể hiện tình đoàn kết với người nghèo. Một bản sao của hòn đá kỷ niệm đã được đặt trong khu vườn thuộc trụ sở chính của Liên hợp quốc và đây cũng chính là nơi Ban Thư ký của Liên hợp quốc ở New York tổ chức lễ kỷ niệm hàng năm.

Với Nghị quyết 47/196 thông qua vào ngày 22/12/1992, Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức tuyên bố ngày 17/10 hàng năm là Ngày quốc tế xóa nghèo và kêu gọi tất cả các quốc gia cùng kỷ niệm ngày này, tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng nước mà tiến hành các hoạt động cụ thể nhằm loại bỏ nghèo đói và khổ đau. Nghị quyết của Liên hợp quốc cũng tiếp tục mời gọi các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ giúp đỡ các nước, theo yêu cầu của họ, trong việc tổ chức các hoạt động quốc gia để đánh dấu ngày kỷ niệm và yêu cầu Tổng thư ký để có những biện pháp cần thiết, trong phạm vi nguồn lực sẵn có, bảo đảm sự thành công của các hoạt động do Liên hợp quốc thực hiện nhân dịp Ngày quốc tế xóa nghèo.

Ngày kỷ niệm này không chỉ là một cơ hội để tôn vinh những nỗ lực và cuộc đấu tranh của những người sống trong nghèo đói mà còn tạo ra cơ hội cho những người này thể hiện tiếng nói của mình. Ngày kỷ niệm 17/10 cũng phản ánh ý chí của người dân sống trong cảnh nghèo đói sử dụng kỹ năng của chính họ đóng góp vào việc loại bỏ mối đe dọa này.

Nghèo đói không chỉ là vấn đề kinh tế

Không thể phủ nhận rằng thế giới chứng kiến mức độ phát triển chưa từng thấy của kinh tế, các phương tiện kỹ thuật và nguồn lực tài chính, tuy nhiên trong bối cảnh đó vẫn tồn tại thực tế là hàng triệu người phải sống trong cảnh nghèo đói, nguồn gốc dẫn tới những bất ổn sâu sắc về mặt tinh thần. Nghèo đói, do vậy, không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là một hiện tượng đa chiều, bao gồm việc thiếu thu nhập và thiếu năng lực cơ bản để sống.

Những người sống trong cảnh nghèo khổ phải đối mặt với nhiều thành kiến ngăn cản họ thực hiện các quyền cơ bản cũng như buộc họ phải tiếp tục duy trì tình trạng đói nghèo. Những tác hại này có liên quan mật thiết với nhau và tạo ra những hệ quả có tính hệ thống như: điều kiện làm việc độc hại; nhà ở không lành mạnh; thiếu thực phẩm bổ dưỡng; tiếp cận không công bằng với luật pháp; thiếu quyền lực chính trị; và hạn chế tiếp cận với chăm sóc sức khỏe.

Xây dựng tương lai bền vững đòi hỏi phải tăng cường nỗ lực xóa đói giảm nghèo và bảo đảm rằng mọi người đều có thể thực hiện đầy đủ các quyền con người của mình. Sự tham gia đầy đủ của những người sống trong cảnh nghèo đói, đặc biệt là sự tham gia của họ trong các quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống của chính họ và của các cộng đồng, phải được đặt ở trung tâm của các chính sách và chiến lược để xây dựng một tương lai bền vững. Bằng cách này chúng ta có thể bảo đảm rằng hành tinh và xã hội của chúng ta để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của tất cả mọi người và vì lợi ích của thế hệ hiện tại và tương lai.

Xây dựng một tương lai bền vững: Đoàn kết để xóa nghèo

Xây dựng một tương lai bền vững đòi hỏi phải đẩy mạnh nỗ lực của chúng ta nhằm xóa bỏ nghèo đói cùng cực và phân biệt đối xử, đồng thời bảo đảm rằng tất cả mọi người đều có thể thực hiện đầy đủ các quyền con người của mình. Sự tham gia đầy đủ của những người sống trong cảnh nghèo đói, đặc biệt là sự tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và cộng đồng, phải là trung tâm của các chính sách và chiến lược nhằm xây dựng một tương lai bền vững. Bằng cách này, chúng ta có thể bảo đảm rằng hành tinh và xã hội của chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của tất cả mọi người - chứ không chỉ của một số ít người có đặc quyền - vì lợi ích của thế hệ hiện tại và tương lai.

Đại dịch COVID-19 tấn công thế giới trong năm qua đã có tác động làm đảo ngược tiến bộ hàng thập kỷ trong cuộc chiến chống đói nghèo và nghèo cùng cực. Theo Ngân hàng Thế giới, từ 88 - 115 triệu người đang rơi vào cảnh nghèo đói vì khủng hoảng, phần lớn những người nghèo cùng cực mới là ở các nước Nam Á và châu Phi cận Sahara, nơi có tỷ lệ đói nghèo vốn đã cao. Năm nay, con số đó dự kiến sẽ lên mức từ 143 - 163 triệu người. Những “người nghèo mới” này sẽ gia nhập đội ngũ 1,3 tỷ người hiện đang sống trong tình trạng nghèo đa chiều và dai dẳng, những người đã chứng kiến tình trạng thiếu thốn từ trước của họ trở nên tồi tệ hơn trong đại dịch toàn cầu. Trên thực tế, các biện pháp được áp dụng để hạn chế sự lây lan của đại dịch thường đẩy họ vào cảnh nghèo đói hơn.

Trong bối cảnh khi chúng ta bắt tay vào quá trình phục hồi sau COVID và trở lại đúng hướng với các Mục tiêu Phát triển Bền vững, nhiều người nói về việc 'xây dựng trở lại tốt đẹp hơn', nhưng thông điệp từ những người sống trong cảnh nghèo cùng cực rất rõ ràng, họ không muốn quay lại quá khứ cũng không phải xây dựng lại như trước khi xảy ra đại dịch. Họ không muốn quay trở lại những bất lợi và bất bình đẳng vốn có. Thay vào đó, những người sống trong nghèo đói đề nghị xây dựng tương lai phía trước.

Chính vì vậy, năm 2021, chủ đề do Liên hợp quốc lựa chọn để kỷ niệm Ngày quốc tế xóa nghèo là: “Cùng nhau xây dựng tương lai” nhằm nhấn mạnh rằng tất cả mọi người phải đoàn kết để xóa bỏ đói nghèo và phân biệt đối xử, từ đó xây dựng một tương lai bền vững.

Trong thông điệp đưa ra nhân ngày kỷ niệm này, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết: Lần đầu tiên sau 20 năm, tình trạng nghèo cùng cực đang gia tăng. Năm ngoái, gần 120 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói khi đại dịch COVID-19 tàn phá các nền kinh tế và xã hội.

Theo nhà lãnh đạo cấp cao của Liên hợp quốc, sự phục hồi không cân xứng chỉ làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng giữa các quốc gia miền Bắc và các quốc gia miền Nam. Sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận vaccine cho phép các biến thể phát triển và lây lan mà không bị cản trở, khiến hàng triệu người trên thế giới tử vong và kéo dài thời kỳ suy thoái kinh tế có thể tiêu tốn hàng nghìn tỷ đô-la. “Chúng ta phải chấm dứt tình trạng bê bối này, giải quyết nợ nần chồng chất và bảo đảm rằng các khoản đầu tư phục hồi được thực hiện ở những quốc gia cần nhất”.

Nhân Ngày quốc tế xóa nghèo năm nay, Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi thế giời cùng cam kết "xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn". Trong đó, quá trình phục hồi toàn cầu yêu cầu một cách tiếp cận 3 cấp. Đầu tiên, sự phục hồi phải mang lại sự chuyển đổi, bởi vì chúng ta không thể quay trở lại những trở ngại và mất cân đối về cấu trúc đặc hữu đã kéo dài tình trạng nghèo đói trước đại dịch. Chúng ta cần có ý chí chính trị và quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn để đạt được bảo trợ xã hội toàn dân vào năm 2030 và đầu tư vào chuyển đổi việc làm cho nền kinh tế xanh đang phát triển. Chúng ta cũng cần đầu tư vào những công việc có chất lượng trong nền kinh tế phục vụ con người, điều này sẽ thúc đẩy bình đẳng hơn và cho phép tất cả mọi người nhận được sự chăm sóc chu đáo mà họ xứng đáng được hưởng. Thêm vào đó, quá trình phục hồi phải bao phủ toàn dân, bởi vì phục hồi không đồng đều khiến nhân loại bị bỏ lại phía sau, làm tăng tính dễ bị tổn thương của các nhóm vốn đã bị gạt ra ngoài lề xã hội và khiến việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững càng khó khăn hơn. Số phụ nữ sống trong tình trạng nghèo cùng cực vượt xa nam giới. Ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, 22 người đàn ông giàu nhất thế giới sở hữu tài sản nhiều hơn tất cả phụ nữ ở châu Phi... và khoảng cách này chỉ ngày càng mở rộng. Chúng ta không thể đứng dậy bằng cách đi mà không có một nửa của mình. Đầu tư kinh tế nên nhắm vào các doanh nhân nữ, cải thiện sự hội nhập của khu vực phi chính thức vào nền kinh tế chính thức, tập trung vào giáo dục, bảo trợ xã hội, chăm sóc trẻ em phổ cập, chăm sóc sức khỏe và công việc tử tế, và thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số, và đặc biệt là quy mô về giới. Thứ ba, phục hồi phải bền vững, bởi vì chúng ta phải xây dựng một thế giới có khả năng phục hồi, không có carbon và không phát thải ròng. Trong suốt thời gian này, chúng ta cần lắng nghe nhiều hơn nữa ý kiến và lời khuyên của những người sống trong nghèo đói, đấu tranh chống lại sự sỉ nhục và xóa bỏ, trong mọi xã hội, những rào cản để hòa nhập.

Nhân ngày Quốc tế xóa nghèo, Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng hợp lực để chấm dứt nghèo đói và tạo ra một thế giới công bằng, phẩm giá và cơ hội cho tất cả mọi người.

Vì sao phần lớn các nước châu phi đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới
Vì sao phần lớn các nước châu phi đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới
Vì sao phần lớn các nước châu phi đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới
Vì sao phần lớn các nước châu phi đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới
Vì sao phần lớn các nước châu phi đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới
Việt Nam nỗ lực đem lại cuộc sống ấm no cho tất cả mọi người dân. (Ảnh: Khánh Linh)

Nỗ lực xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam

Xóa đói, giảm nghèo là quyết tâm của Việt Nam suốt chặng đường 76 năm qua, đặc biệt là sau hơn 30 năm đổi mới.

Trong những năm qua, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo luôn là một trong những mục tiêu lớn, xuyên suốt, được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và bảo đảm các nguồn lực thực hiện gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn và mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 theo chương trình nghị sự của Liên hợp quốc.

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 - 2020, Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả một loạt các chương trình, chính sách như: Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020; chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ y tế, giáo dục, nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sạch, vệ sinh, thông tin, pháp lý; các chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuất hỗ trợ tích cực cho các gia đình gặp hoàn cảnh rủi ro như thiên tai, lũ lụt… Nhờ đó, công tác giảm nghèo đã thu được nhiều kết quả nổi bật, được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao cả về thành tựu và cách thức tiếp cận, giải quyết vấn đề nghèo đói. Năm 1993, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam còn tới 58,1% nhưng đến năm 2015 đã giảm xuống còn 9,88%. Tới năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới chỉ là 3,75% và năm 2020 còn 2,75%. Năm 2006, Việt Nam đã hoàn thành “Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) về xóa nghèo”, về đích trước gần 10 năm so với thời hạn (thời hạn là năm 2015) và được cộng đồng quốc tế đánh giá là hình mẫu giảm nghèo hiệu quả.

Thời gian qua, mặc dù nước ta gặp nhiều thiên tai, bệnh dịch, ngân sách còn nhiều khó khăn nhưng Nhà nước đã tăng nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo, luôn bố trí vượt mức đầu tư đã được phê duyệt trong Chương trình, giai đoạn 2016 - 2020 bố trí tăng 1,02% so với kế hoạch. Đặc biệt, trong đại dịch COVID-19, nhiều người nghèo, kể cả lao động ở khu vực thành thị thiếu việc làm, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho 13 triệu người bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, trong đó chú trọng tới người nghèo, lao động thiếu việc làm. Mới đây, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 với tổng nguồn vốn thực hiện là 75.000 tỷ đồng.

Với chính sách, nguồn lực đầu tư của Nhà nước, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung tay của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tổ chức thiện nguyện, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt được thành tựu đáng kể. Và để thực hiện mục tiêu giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030, và Mục tiêu phát triển bền vững của thế giới giai đoạn 2015 - 2030 mà Liên hợp quốc đã thông qua, Việt Nam cần nỗ lực, quyết liệt hơn nữa./.

Khánh Linh

TIN LIÊN QUAN

  • Trường hợp nào huỷ bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
  • Phấn đấu đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh đi đầu về chất lượng cuộc sống và sự hưởng thụ của nhân dân
  • Chuẩn bị tốt các điều kiện để mở cửa du lịch quốc tế
  • Chương trình Nghệ thuật đặc biệt "Giữ trọn niềm tin"
  • Tết ấm biên cương
  • TP Hồ Chí Minh ghi nhận 88 ca nhiễm biến chủng Omicron
  • Bình Dương trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng