Viên nhộng bao lâu có tác dụbg

Bài viết bởi Dược sĩ Dương Thanh Hải, Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Ampicillin 500mg là thuốc kháng sinh đường uống thuộc nhóm penicillin dùng để điều trị một số loại bệnh nhiễm khuẩn thông thường ví dụ như nhiễm khuẩn đường tiểu, viêm họng. Thuốc không có tác dụng với các trường hợp cúm, cảm lạnh hoặc các tình trạng bệnh khác do virus gây ra.

Ampicillin là thuốc kháng sinh nên người bệnh không được tự ý dùng thuốc mà cần phải có đơn kê của bác sỹ.

Trước khi được kê đơn kháng sinh, hãy thông báo cho bác sỹ biết bạn có bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc, thực phẩm nào hay không. Thông tin này là rất quan trọng, đặc biệt nếu như bạn đã từng dị ứng với bất cứ loại kháng sinh penicillin nào. Khi đó bác sỹ sẽ cân nhắc dựa vào tiền sử dị ứng của bạn để lựa chọn kháng sinh phù hợp. Nếu bạn đang phải dùng thuốc nào đó, hãy thông báo cho bác sỹ được biết bởi ampicillin có thể tương tác với một số thuốc như allopurinol, thuốc tránh thai, một số loại kháng sinh khác (chloramphenicol, erythromycin, sulfamethoxazole, tetracycline), probenecid. Đôi khi tương tác thuốc có thể gây ra giảm hiệu quả hoặc làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc được dùng.

Trước khi dùng thuốc, hãy dành thời gian đọc tờ thông tin trong hộp thuốc, nó sẽ giúp bạn biết được các tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi dùng thuốc. Nếu bạn còn băn khoăn bất cứ thông tin gì, hãy hỏi để được tư vấn từ nhân viên y tế (bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng).

Viên nhộng bao lâu có tác dụbg

Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng

Khi dùng thuốc, cần dùng đúng liều, số lần dùng và đủ thời gian như đơn kê. Ampicillin có tác dụng trong thời gian ngắn nên cần phải dùng nhiều lần trong ngày để đảm bảo hiệu quả của thuốc (thường 4 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau 6 tiếng).

Nên uống ampicillin vào dạ dày rỗng, tức là khoảng 30 phút đến 1 giờ trước khi ăn hoặc đợi sau khi ăn khoảng 2 giờ. Nên uống xa bữa ăn như vậy bởi nếu dùng cùng thức ăn thì lượng thuốc ampicillin được hấp thu vào cơ thể sẽ ít hơn, dẫn đến tác dụng của thuốc sẽ kém hơn. Ngoài ra nên uống thuốc với nhiều nước cũng sẽ giúp thuốc được hấp thu dễ dàng hơn. Nếu chẳng may bạn quên mất 1 liều, hãy uống ngay khi bạn nhớ ra, nhưng nếu đã gần lúc uống liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên, không uống 2 liều để bù cho liều đã quên. Tuy nhiên, bạn nên cố gắng nhớ uống đúng số liều mỗi ngày để đảm bảo tác dụng của thuốc kháng sinh. Trong trường hợp bạn thấy khỏe hơn, không còn triệu chứng bệnh, hãy tiếp tục uống kháng sinh đủ thời gian như đơn kê, trừ khi được bác sỹ khuyên ngừng thuốc. Uống đủ thời gian là để giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn tái phát trở lại.

Ampicillin 500mg là một thuốc kháng sinh tương đối an toàn, tuy nhiên, giống như bất kỳ thuốc nào khác, đôi khi bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa với các triệu chứng như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Những triệu chứng này thường nhẹ và không cần phải có các biện pháp điều trị y tế nào. Tuy nhiên, đôi khi, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm với một số người và cần phải thông báo ngay cho nhân viên y tế ngay lập tức. Các triệu chứng nguy hiểm bao gồm: ban đỏ, ngứa, sưng mặt, sưng môi, khó nuốt, khàn giọng, khó thở, đau ngực, yếu mệt bất thường, tiêu chảy kéo dài hoặc lẫn máu.

Viên nhộng bao lâu có tác dụbg

Ampicillin có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy kéo dài

Thuốc nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng ( 20 – 25 độ C), nơi khô mát, tránh ánh sáng và tránh xa tầm với của trẻ em. Cần tránh để thừa thuốc dẫn đến việc phải vứt bỏ thuốc kháng sinh vào môi trường, vì có thể làm gia tăng đề kháng kháng sinh.

Tuy nhiên, nếu thuốc còn thừa cũng không nên tự ý dùng kháng sinh cho người thân hay bạn bè kể cả khi bạn nghĩ rằng họ mắc bệnh giống bạn. Bởi vì, cùng một bệnh nhiễm khuẩn có thể do các loại vi khuẩn khác nhau gây ra và mỗi kháng sinh chỉ có tác dụng trên một số loại vi khuẩn nhất định. Ngoài ra, việc lựa chọn kháng sinh cũng không chỉ phụ thuộc với bệnh nhiễm khuẩn mà còn phải phù hợp với mức độ bệnh, mức độ nhạy cảm với kháng sinh của vi sinh vật, khả năng miễn dịch cũng như đặc điểm dung nạp thuốc của từng người bệnh.

Ampicillin 500mg là thuốc kháng sinh, hãy chỉ dùng thuốc khi có đơn kê của bác sỹ, dùng đúng liều, đúng thời gian và đủ liệu trình để đảm bảo hiệu quả và ngăn ngừa gia tăng đề kháng kháng sinh.

XEM THÊM:

Thuốc được bào chế ở các dạng khác nhau: thuốc nước, thuốc viên, thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc xoa bên ngoài… Cách sử dụng cũng khác nhau, cần hiểu, sử dụng đúng cách để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Nhiều người thường bẻ nhỏ hoặc nghiền nát viên thuốc, hay mở viên con nhộng lấy bột ra trước khi uống nhằm mục đích chia nhỏ liều cho dễ uống và để thuốc có tác dụng nhanh hơn. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến chất lượng điều trị mà còn có thể gây tai biến.

Kiểu uống thuốc trên rất hay được áp dụng cho người già và trẻ nhỏ, những người thường gặp khó khăn trong việc nuốt thuốc. Ngay một số nhân viên y tế cũng hướng dẫn bệnh nhân chia nhỏ viên thuốc để dùng liều nhỏ hơn theo yêu cầu điều trị. Họ không biết rằng, khi đến tay người sử dụng, thuốc đã được bào chế ở một dạng thích hợp như viên uống, siro, thuốc tiêm, thuốc mỡ... . Mỗi dạng thuốc có một cách sử dụng riêng, nếu làm sai sẽ có hại cho sức khỏe.

Viên nhộng bao lâu có tác dụbg
Thuốc viên
Có thể uống theo các cách sau:
- Uống cả viên với nước, tốt nhất là nước đun sôi để nguội.

- Hòa tan thuốc hoàn toàn trong nước và uống (đối với viên nén sủi bọt).

- Nhai nát trước khi uống (đối với viên khá lớn, thường là thuốc kháng axit trị viêm loét dạ dày).

- Ngậm hoặc đặt dưới lưỡi cho tan (một số thuốc trị đau thắt ngực).
Cũng có loại thuốc viên nén không được uống mà phải dùng ngoài, đó là viên nén phụ khoa, được đặt sâu vào âm đạo của phụ nữ sau khi nhúng ướt viên thuốc.

Thuốc bao tan ở ruột
Là dạng thuốc được bọc một lớp phim mỏng để không bị tan khi đến dạ dày, và chỉ tan rã, phóng thích hoạt chất khi đến ruột. Nhờ bao phim, thuốc không bị dịch vị ở dạ dày phân hủy và do đó không gây tổn hại niêm mạc dạ dày.

Thuốc bao tan ở ruột có thể ở dạng viên nén bao phim (như Aspirin pH8) hoặc viên nhộng chứa các vi hạt được bao (như Zymoplex).

Đối với dạng thuốc này, bệnh nhân không được nhai, bẻ nhỏ hoặc mở viên nang.

Thuốc có tác dụng kéo dài
Là dạng thuốc phóng thích hoạt chất liên tục theo tốc độ có kiểm soát trong thời gian dài (thường là 12 giờ). Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén được bao, viên nang chứa vi hạt được bao, hoặc viên nén là khung (matrix) không tan tẩm hoạt chất, có tác dụng phóng thích hoạt chất ra từ từ.

Tên thuốc loại này thường kèm với chữ Adalate LP, Procan SR, Adalat LA, nghĩa là "có tác dụng kéo dài" hoặc "tác dụng chậm".

Đối với dạng thuốc này, bệnh nhân cũng không được nhai, bẻ nhỏ hoặc mở viên nang mà phải uống cả viên. Do chứa liều cao hơn dạng thuốc thông thường cho nên phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày theo chỉ định, nếu không có thể bị nguy hiểm do quá liều.

Sưu tầm

Thuốc có nguồn gốc đa dạng (tự nhiên như động vật, thực vật, khoáng vật,… hoặc nhân tạo như tổng hợp hoá học, sinh học,…) do có bản chất khác nhau nên có tính chất lý- hoá học khác nhau và mức độ bền vững với các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, môi trường cũng khác nhau.

Tại Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Trong những ngày hè khí hậu nóng nực, nhiệt độ có nơi tăng cao đến 38-40°C, độ ẩm nhiều khi rất cao trên 80%. Vì vậy, nếu bảo quản không tốt, không đúng thuốc rất dễ bị hư hỏng, mất tác dụng gây thiệt hại về sức khoẻ và kinh tế của người sử dụng.

Các yếu tố liên quan đến việc bảo quản thuốc
Ảnh hưởng của độ ẩm đến thuốc: Độ ẩm cao dễ làm hút ẩm với các thuốc là các loại thuốc viên bọc đưởng, viên nang. Nó gây vón cục, ẩm mốc thuốc bột; làm giảm hay loãng một số thuốc có trong siro; phá huỷ các thuốc có bản chất là enzym (men tiêu hoá). Đôi khi làm mất tác dụng của một số loại kháng sinh và thuốc nội tiết; gây ra một số phản ứng hoá học, phản ứng thuỷ phân làm hỏng thuốc. Độ ẩm cao còn có khả năng làm thuốc biến đổi, hình thành chất mới gây nguy hiểm cho người sử dụng (tạo ra acid salicylic trong viên thuốc aspirin). Độ ẩm thấp có thể làm cho một số thuốc có bản chất là muối bị mất nước là ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.

Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ cao làm cho một số phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn, làm thuốc mất hơi nước, kết tinh một số thuốc dạng lỏng (cồn, tinh dầu,…) gây hư hỏng các thuốc như kháng sinh, cao thuốc, cồn thuốc. Nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm sẽ làm cho vi sinh vật phát triển nhanh hơn gây hư hỏng thuốc. Nhiệt độ thấp có thể gây hư hỏng một số dạng thuốc ở dạng nhũ tương hoặc kết tủa một số thuốc.

Ảnh hưởng của ánh sáng: Ánh sáng làm thay đổi màu sắc của thuốc; làm phân huỷ nhiều thuốc

Một số lưu ý khi bảo quản thuốc tại nhà:
Mỗi loại thuốc đều có khuyến nghị riêng về bảo quản do đó người sử dụng cần đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc trong hộp thuốc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ về mọi hướng dẫn bảo quản cụ thể.

¹ Môi trưởng lưu trữ, bảo quản thuốc:
- Môi trường lý tưởng của phần lớn các thuốc theo khuyến cáo là nơi có nhiệt độ là 15-25°C, độ ẩm <70%, tránh ánh sáng mặt trời.
- Tại nhà các thuốc nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô mát (trừ những thuốc bắt buộc phải để trong tủ lạnh, tủ đông) như tủ thuốc riêng, ngăn kéo tủ quần áo,… không để tủ thuốc trong phòng tắm, nhà bếp, tránh xa tầm nhìn và tầm với của trẻ em, vật nuôi.
- Không để thuốc trong cốp xe, các thuốc cần mang theo sau khi xuống xe thì nên mang theo chứ không để luôn trên xe.

¹ Giữ thuốc trong hộp đựng ban đầu của nhà sản xuất:
- Không nên lấy thuốc ra khỏi bao bì của nhà sản xuất do các bao bì đóng gói đã được nhà sản xuất nghiên cứu phù hợp với điều kiện bảo quản của thuốc (tránh ánh sáng, chống ẩm).
- Người cao tuổi, người bệnh cần sử dụng thuốc hàng ngày thì các thuốc sau khi lấy ra khỏi bao bì đóng gói của nhà sản xuất cũng phải bảo quản tại nơi khô mát.

¹ Bảo quản thuốc khi đi xa:
Trường hợp cần thiết phải mang thuốc khi đi xa, đi du lịch cần lưu ý đóng gói thuốc thuận tiện, giữ nguyên bao bì của nhà sản xuất, mang theo đơn thuốc (với các trường hợp xuất cảnh), chuẩn bị các phương tiện bảo quản thuốc đúng (gói chống ẩm, hộp trữ lạnh).

¹ Bảo quản một số dạng thuốc cụ thể:
- Thuốc viên và viên nang: Để trong hộp kín, tránh ánh sáng, giữ nguyên bao bì đóng gói của nhà sản xuất. Không dùng tay ướt/bẩn khi lấy thuốc.
- Thuốc tiêm và vắc-xin: Nhiệt độ bảo quản thông thường là 2-8°C trừ trường hợp đặc biệt, do đó để trong ngăn mát tủ lạnh không bảo quản tại ngăn đá và ngăn rau (ngăn đá có nhiệt độ quá thấp và ngăn rau có nhiệt độ cao hơn gây hỏng thuốc). Không chạm tay vào vắc-xin sau khi tiếp xúc với thực phẩm.
- Insulin: Khi chưa mở nắp để tại ngăn mát tủ lạnh, sau khi mở nắp bảo quản ở nhiệt độ phòng giúp cho quá trình tiêm thuốc thuận tiện hơn (trừ khi có khuyến cáo đặc biệt của nhà sản xuất).
- Siro thuốc: Tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời, vặn chặt nắp sau khi mở để tránh vi khuẩn xâm nhập. Hầu hết siro thuốc nên được sử dụng trong vòng 1 tuần sau khi mở nắp.
- Các thuốc nhỏ mắt, mũi, tai: Tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời, khi sử dụng nên nhỏ thuốc ở một khoảng cách nhất định tránh để vòi/ống thuốc tiếp xúc trực tiếp với mắt, mũi, tai làm cho phần thuốc còn lại dễ bị nhiễm bẩn.