Vua Hùng Vương đặt các quan chức trong đó Tướng văn gọi là gì

Vua Hùng Vương đặt các quan chức, trong đó quan văn gọi là:

A.Lạc hầu

B.Lạc tưởng

C.Bồ Chính

D.Quan Lang

Đáp án và lời giải

Đáp án:A

Lời giải:Đáp án A

Vậy đáp án đúng là A.

Câu hỏi thuộc đề thi sau. Bạn có muốn thi thử?

Bài tập trắc nghiệm 15 phút Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam - Lịch sử 10 - Đề số 2

Làm bài

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác cùng bài thi.

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.

  • Sản lượng sinh vật thứ cấp được hình thành bởi:

  • Đơn vị phân loại dưới loài gồm:

  • Các quần thể hay nhóm quần thể của loài có thể phân bố gián đoạn hay liên tục tạo thành đơn vị cấu trúc nào?

  • Sự chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái theo qui luật:

  • Khu sinh học là:

  • Khu sinh học đóng vai trò quan trọng nhất trong sinh quyển là:

  • Thềm lục địa là:

  • Khu sinh học dưới nước có giá trị sinh học cao là:

  • Rừng lá rộng rụng theo mùa và rừng hỗn tạp phân bố ở:

  • Giá trị đầy đủ của biển Đông đối với Việt Nam:

Mục lục

  • 1 Tên gọi
  • 2 Sử liệu
  • 3 Địa lý
  • 4 Tổ chức nhà nước
  • 5 Kết thúc
  • 6 Tham khảo
  • 7 Xem thêm
  • 8 Liên kết ngoài

Tên gọiSửa đổi

Tên nước Văn Lang, theo một số suy đoán thì có khả năng, từ "Văn Lang" có nguồn gốc từ tiếng Việt cổ là Blang hay Klang, mà nhiều dân tộc miền núi ở cao nguyên Trung Bộ chỉ một loại chim mà họ tôn kính như vật tổ.

Trong truyền thống của người Mường, tổ tiên của họ là hai con chim Ay và Ua (hay Klang và Klao). Một cách tương tự, tên gọi của Mê Linh có nguồn gốc là Mling, cũng chỉ một loài chim. Cách giải thích này phù hợp với tên gọi của vùng đất: Bạch Hạc, "con hạc trắng", - Mê Linh nằm trong vùng đất này, - đồng thời cũng phù hợp với bức họa trình bày chim cao cẳng và người nhảy múa mặc bộ đồ bằng lông chim, trên các trống đồng[1]. Một điểm khác, chữ Hồng trong từ Hồng Bàng, thời kỳ thượng cổ của Kinh Dương vương, chỉ một loài chim nước thuộc họ chim Diệc.

Sử liệuSửa đổi

Theo bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) viết rằng phần ngoại kỷ do sử gia Ngô Sĩ Liên viết ở thế kỷ 15 chép rằng: Đế Minh, thuộc dòng dõi Thần Nông, sinh ra Lộc Tục, tức Kinh Dương Vương, Lộc Tục lấy con gái Long Vương hồ Động Đình, đẻ ra Lạc Long Quân (theo truyền thuyết Lạc Long Quân là cháu 5 đời của Thần Nông). Kế tiếp Lạc Long Quân và vợ là Âu Cơ (con gái Đế Lai) sinh được 100 người con trai, 50 người theo Lạc Long Quân theo cha về bờ biển Đông, 50 người theo mẹ về núi và suy tôn người con cả lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc - Phú Thọ.

Theo truyền thuyết này, Kinh Dương Vương cai trị nước Xích Quỷ vào khoảng năm 2879 TCN, sinh ra người con là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân và Âu cơ sinh được 50 người con theo mẹ lên núi phủ tuyết (Âu Việt) và 50 người con theo cha xuống biển (Lạc Việt). Con trưởng của Lạc Long Quân là Vua Hùng cai trị nước Văn Lang (bộ tộc Lạc Việt), truyền qua các đời vua Hùng và kết thúc vào năm 258 TCN (tức là thế kỷ thứ III TCN) bởi An Dương Vương (bộ tộc Âu Việt). An Dương Vương thống nhất 2 bộ tộc gọi là Âu-Lạc. Vì vậy quan niệm dân gian coi nước Văn Lang đời Hùng Vương ra đời cách ngày nay khoảng hơn 4000 năm và thường được sách báo nói tới 4000 năm văn hiến.

Tuy nhiên theo bộ sử ký xuất hiện còn sớm hơn bộ ĐVSKTT là bộ Đại Việt sử lược vào thế kỷ 13 thì chép nước Văn Lang được thành lập bởi thủ lĩnh bộ tộc Văn Lang thu phục các bộ tộc Việt (15 bộ) khác vào khoảng thế kỷ 7 TCN cùng thời với vua Chu Trang Vương của nhà Chu - Trung Quốc. Ông lên ngôi xưng hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô tại Văn Lang.[2] Về sau các sử gia nước ta bị ảnh hưởng của các sử gia Trung Quốc nên gọi kinh đô thời Văn Lang là Phong Châu.[3] Trong bộ Việt sử lược có dành những dòng sau cho các vua Hùng

"Đến đời Trang Vương nhà Chu (696-682 TCN), ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút."[4]

Sách An Nam chí (tức An Nam chí nguyên) của Cao Hùng Trưng cho rằng: "Đất Giao Chỉ từ khi chưa đặt có quận huyện, chỉ có ruộng của dân giống Lạc, theo nước trào lên xuống mà cấy lúa; có vua giống Lạc (Lạc vương) thống trị dân; có tướng giống Lạc (Lạc tướng) là quan để giúp vua. Vua quan đều ấn đồng dải xanh, gọi là nước Văn Lang; truyền 18 đời."

Sử kí, quyển 113, Nam Việt liệt truyện, 53, Sách ẩn (thời Đường – Tư Mã Trinh soạn) dẫn Quảng châu kí chép:

“Quận Giao Chỉ có ruộng Lạc, dân trông nước thủy triều lên xuống mà làm ăn ở ruộng ấy nên đặt tên là người Lạc. Có các chức Lạc Vương – Lạc hầu, các huyện tự đặt chức Lạc tướng đeo ấn đồng dải xanh, tức là chức Lệnh-Trưởng ngày nay vậy. Sau đó con vua Thục đem quân đánh Lạc Hầu, tự xưng là An Dương Vương, trị ở huyện Phong Khê.

Cựu Đường thư (Hậu Tấn – Lưu Hú soạn, năm 945 SCN), quyển 41, Chí 21, Địa lí 4, dẫn Nam Việt chí (viết thời Lưu Tống, 420 – 479) chép:

“Đất quận Giao Chỉ rất là màu mỡ, ngày xưa có quân trưởng gọi là Hùng Vương, phụ tá là Hùng Hầu...".

Tuy nhiên, các sách này không thống nhất tên gọi của vua nước này, có sách đề cập đến Hùng Vương (雄王) nhưng có sách lại gọi là Lạc Vương (雒王). Hai chữ này viết gần giống nhau nên có thể đã có sự nhầm lẫn.

Địa lýSửa đổi

Theo "Lĩnh Nam chích quái" (嶺南摭怪), quyển 1, Hồng Bàng thị truyện (鴻龐氏傳) thì nước Văn Lang:

  • Đông giáp Nam Hải (南海), tức biển Đông
  • Tây tới Ba Thục (巴蜀)
  • Bắc tới hồ Động Đình (洞庭)
  • Nam tới nước Hồ Tôn Tinh (狐猻精), còn gọi là nước Hồ Tôn (胡孫). Hồ Tôn Tinh về sau trở thành nước Chiêm Thành (占城).
  • Về sau, qua các đời Hùng Vương tiếp theo, đất nước Văn Lang rộng lớn ấy bị phân chia thành Bách Việt, trăm bộ tộc Việt, trăm nước Việt, Văn Lang bấy giờ còn như hình dưới.

Nước được chia thành 15 bộ (部), còn gọi là quận (郡), bao gồm:

  1. Việt Thường (越裳)
  2. Giao Chỉ (交趾)
  3. Chu Diên (朱鳶)
  4. Vũ Ninh (武寧)
  5. Phúc Lộc (福祿)
  6. Ninh Hải (寧海)
  7. Dương Tuyền (陽泉)
  8. Lục Hải (陸海)
  9. Hoài Hoan (懷驩)
  10. Cửu Chân (九真)
  11. Nhật Nam (日南)
  12. Chân Định (真定)
  13. Văn Lang (文郎)
  14. Quế Lâm (桂林)
  15. Tượng Quận (象郡)

Nước Văn Lang năm 500 TCN

Theo "Việt sử lược" (越史略), quyển thượng, Quốc sơ duyên cách (國初沿革) thì nước Văn Lang gồm 15 bộ lạc (部落) là:

  1. Giao Chỉ (交趾)
  2. Việt Thường Thị (越裳氏)
  3. Vũ Ninh (武寧)
  4. Quân Ninh (軍寧)
  5. Gia Ninh (嘉寧)
  6. Ninh Hải (寧海)
  7. Lục Hải (陸海)
  8. Thang Tuyền (湯泉)
  9. Tân Xương (新昌)
  10. Bình Văn (平文)
  11. Văn Lang (文郎)
  12. Cửu Chân (九真)
  13. Nhật Nam (日南)
  14. Hoài Hoan (懷驩)
  15. Cửu Đức (九德)

Kinh đô đặt tại bộ Văn Lang.

Trong "Đại Việt sử ký toàn thư" (大越史記全書), Ngoại kỉ (外紀), quyển 1, Hồng Bàng thị kỉ (鴻厖氏紀), cương vực và tên gọi 15 bộ của nước Văn Lang được chép gần như tương tự với "Lĩnh Nam chích quái" chỉ khác là không có bốn bộ Nhật Nam, Chân Định, Quế Lâm và Tượng Quận mà thay vào đó là bốn bộ Vũ Định (武定), Bình Văn (平文), Tân Hưng (新興) và Cửu Đức (九德). Bộ Văn Lang là nơi vua đóng đô. 15 bộ của nước Văn Lang theo "Đại Việt sử ký toàn thư" bao gồm:

  1. Giao Chỉ (交趾)
  2. Chu Diên (朱鳶)
  3. Vũ Ninh (武寧)
  4. Phúc Lộc (福祿)
  5. Việt Thường (越裳)
  6. Ninh Hải (寧海)
  7. Dương Tuyền (陽泉)
  8. Lục Hải (陸海)
  9. Vũ Định (武定)
  10. Hoài Hoan (懷驩)
  11. Cửu Chân (九真)
  12. Bình Văn (平文)
  13. Tân Hưng (新興)
  14. Cửu Đức (九德)
  15. Văn Lang (文郎)

Bản đồ cương vực của nước Văn Lang (lưu ý: đây chỉ là ước chừng, vì ghi chép địa lý thời đó là chưa rõ ràng)

Các tài liệu nghiên cứu sau này cho rằng lãnh thổ nước Văn Lang bao gồm khu vực Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay, thậm chí kéo dài tới Thừa Thiên Huế[5], dựa trên các di tích văn hóa đồ đồng đã được phát hiện, thời kỳ Văn Lang của các vua Hùng tương ứng với thời kỳ văn hoá Đông Sơn (từ năm 696 TCN - 682 TCN)

Mười lăm bộ, ở Sử cũ có chép đầy đủ tên riêng, là:

1) Văn Lang(文郎)

2) Giao Chỉ (交趾)

3) Chu Diên (朱鳶)

4) Võ Ninh (武寧)

5) Phúc Lộc(福祿)

6) Việt Thường(越裳)

7) Ninh Hải (陸海)

8) Dương Tuyền (陽泉)

9) Lục Hải (陸海)

10) Võ Định (武定)

11) Hoài Hoan (懷驩)

12) Cửu Chân (九真)

13) Bình Văn (平文)

14) Tân Hưng (新興)

15) Cửu Đức (九德)

Người đời sau có lấy tên các bộ ấy để chú sách Dư địa chí. Nay xem như ở Sử Khân định khảo và chú, từ nước Ngô mới đặt quận Cửu Đức (nay là đất Hà Tĩnh) mà đến đời thuộc hán mới có huyện Chu Diên (nay là đất Vĩnh Tường). Nhân Nhân thế xem ra thời cả như như mười ba bộ kia, có nhẽ đều là sau khi Triệu Đà thống trị ta, mới đạt đặt tên ấy. 15 bộ chia đây, không biết cõi đất ra làm sao, nhưng hẳn chỉ có những tên gọi rất đơn sơ mà không truyền lại đến nay vậy. Vậy nay chỉ tạm biết là mười lăm bộ mà không dám theo ở Sử cũ liệt tên.

A.Kiến thức trọng tâm

1.Hoàn cảnh ra đời và giới hạn nhà nước Văn Lang

- Nhà nước đầu tiền của người Lạc Việt là nước Văn Lang

-Nhà nước Văn Lang ra đời khoảng 700 năm trước

-Nhà nước Văn Lang được hình thành ở khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả.

CH: Em hãy xác định trên lược đồ hình 1 những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống?

Trả lời:

  • Người Lạc Việt đã từng sinh sống khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả.

2.Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang

-Các tầng lớp trong xã hội bao gồm: Vua Hùng Vương => lạc hầu, lạc tướng=> lạc dân=> nô tì.

-Vua đứng đầu nhà nước Văn Lang, nắm toàn quyền quyết định.

-Lạc hầu, lạc tướng là tầng lớp sau vua, có nhiệm vụ giúp vua cai quản đất nước.

-Dân thường gọi là lạc dân

-Nô tì là người hầu hạ trong những gia đình người giàu phong kiến.

CH: Xã hội Văn Lang gồm những tầng lớp nào? Em thử vẽ sơ đồ thể hiện các tầng lớp đó?

Trả lời:

-Xã hội Văn Lang gồm có 4 tầng lớp: Vua, lạc hầu và lạc tướng, lạc dân, nô tì.

-Sơ đồ xã hội Văn Lang:

3.Hoạt động sản xuất và đời sống người dân Văn Lang

-Ở: nhà Sàn, quanh quần thành làng

-Mặc và trang điểm: Phụ nữ dùng nhiều đồ trang sức, búi tóc hoặc cạo trọc đầu.

-Ăn uống: cơm, xôi, bánh chưng, bánh giầy, uống rượu, làm mắm.

-Lễ hội: Vui chơi, nhảy múa, đua thuyền, đấu vật.

-Sản xuất: Lúa, khoai, cây ăn quả, ươm tơ, dệt vải, đúc đồng, giáo mác, mũi tên, rìu, lưỡi cày, nặn đồ đất, đóng thuyền.

Xã hội Hùng Vương trong ngôn ngữ truyền thuyết và cổ tích

Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm người con, ý niệm của Bách Việt, nguồn gốc của các dân tộc cùng một mẹ Âu Cơ sinh ra. Người con cả của Lạc Long Quân và Âu Cơ, tụ gọi là Lân Lang, thành lập nhà nước tập quyền đầu tiên xưng hiệu là Hùng Quốc Vương. Theo sách Giao Châu ngoại vực kí, khoảng đời Tấn, từ thế kỷ II đến thế kỷ IV ghi: “Đất Giao Chỉ ngày xưa lúc chưa có quận huyện (nghĩa là trước khi nhà Tần mở miền Lĩnh Nam, lập ra các quận: Thương, Ngô, Nam Hải, Giao Chỉ - LĐL), ruộng đất thì có Lạc điền. Ruộng ấy theo nước triều lên xuống, dân trồng trọt ăn hưởng ruộng ấy bởi thế gọi là Lạc dân. Đặt các chức Lạc Vương, Lạc Hầu,để coi trị các quận huyện. Ở huyện phần nhiều là chức Lạc tướng, Lạc tướngđược mang ấn đồng, dây tua xanh...”. Danh xưng Hùng Vương được nhắc đến trong Nam Việt chícủa Trung Quốc vào thế kỉ thứ V, sách này không còn nữa nhưng sách Cựu Đường thư địa chí,đời ngũ đại (907 – 959) dẫn cả đoạn, trong đó có chữ Hùng: “Đất Giao Chỉ rất màu mỡ. Xưa kia quận trưởng gọi là Hùng Vương. Người phụ tá Hùng Vương là Hùng Hầu. Sau đó vua Thục đem quân đến đánh, diệt được Hùng Vương”.Cũng thời gian này, sách Giao Chỉ thành chíchép: “Ngày xưa khi chưa có quận huyện, người ở nơi này theo nước thuỷ triều lên xuống mà lấy nước vào ruộng. Kẻ khai thác những ruộng ấy gọi là Lạc dân,cai trị Lạc dân là Lạc Vương,giúp việc Lạc Vương là Lạc tướngđều có ấn đồng buộc dây tua xanh”. Sau này, Tăng Cổn, viên quan đô hộ cùng đi với Cao Biền trong Giao Chỉ kí(thế kỉ IX) đã ghi: Hùng Vương của thế kỷ VII tr CN là một pháp sư, tóm thâu được thần quyền và thế quyền trong tay. Thư tịch Việt Nhắc đến Hùng Vương sớm nhất là Việt điện u linh tập(1329) trong truyện Tản Viên.Sau này, sách Việt sử lượcviết: Hùng Vương của thế kỉ IX tr. CN là một pháp sư, tóm thâu được thế quyền và thẩm quyền trong tay [3]. Theo Tại Chí Đại Đườngthì “Kí ức tập thể của dân chúng đã lưu giữ hình ảnh về một người cầm đầu một vùng đất nước trước thời ngoại thuộc mà những dạng hình tương tự - có co rút, có biến đổi một chừng mực - vẫn còn lưu giữ trong suốt thời kì Bắc thuộc và về sau khiến cho kí ức thêm củng cố, bền vững. “Cố chỉ” của “cung Lạc Vương” còn cho người Minh thấy hẳn là của dân chúng lập nên để thờ ông Hùng Vương của họ trước khi nhà nho và triều đình vua chúa biết đến” [4].

Triều đại Hùng Vương trong lịch sử, theo cách tính của Ngô Sĩ Liên thì thời Hồng Bàng đến Hùng Vương thứ XVIII gồm có 2.621 năm trải qua 20 đời vua nối tiếp nhau (Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương 18 đời). Hùng Vương với nước Văn Lang được coi là Quốc gia phong kiến tự chủ đầu tiên của người Việt vùng Giao Châu, cương giới rất rộng, bao trùm cả vùng Hoa Nam với địa giới Đông giáp Nam Hải, Tây giáp với Ba Thục, Bắc tới Động Đình Hồ, Nam tới Hồ Tôn (hay Chiêm Thành), chia nước làm 15 bộ: Việt Thường, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phước Lộc, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lạc Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Định, Văn Lang, Quế Lâm, Tượng Quận. Cũng vì cương vực như vậy nên có thuyết cho rằng vua Hùng thứ nhất là Lộc Tục (tức Kinh Dương Vương), vua Hùng thứ hai là Sùng Lãm (tức Lạc Long Quân) và dòng Hùng Vương có 18 chi (chứ không phải 18 đời) [2]. Sách Thuỷ Kinh chúcủa Trung Quốc ghi như sau: “Năm Tân Mão thứ sáu (1110 tr. CN) đời vua Thành Vương nhà Chu, phía Nam bộ Giao Chỉ có họ Việt Thường, qua ba lần đi sứ, dân chim trĩ trắng”. Trong truyện Chim bạch trĩchép: “Vào đời vua Thành Vương nhà Chu(1024 - 1005), Hùng Vương sai bề tôi là họ Việt Thường đem chim bạch trĩ sang tiến cống”. Theo Đại Việt sử kí toàn thưcủa Ngô Sĩ Liên thì “Năm 257 tr CN, Vua (chỉ Thục Phán) đã kiêm tính nước Văn Lang... năm 210, Tần Thuỷ Hoàng mất, Nhân Ngao và Triệu Đà đem quân lấn nước ta”. Như vậy, ta ức đoán rằng triều đại các vua Hùng tồn tại đến thế kỉ thứ III tr CN [3]. Vấn đề cương vực và thời gian tồn tại của thời kỳ Hùng Vương, hiện nay còn có nhiều thuyết, cần phải có nhiều công trình chuyên sâu, nhưng qua thư tịch cổ của Trung Quốc và Việt Nam, chúng ta có thể khẳng định có một triều đại Hùng Vương của người Việt trong lịch sử. Triều đại Hùng Vương càng được thể hiện rõ rệt nhất trong hệ thống truyền thuyết và cổ tích của người Việt xung quanh khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, đặc biệt là vùng Vĩnh Phú (Phú Thọ và Vĩnh Phúc) [1].

Trước hết, xã hội Hùng Vương là một xã hội đã tiến từ chế độ thị tộc sang chế độ phong kiến tập quyền, người lãnh đạo tối cao là vua Hùng và duy trì chế độ cầm quyền bằng truyền tử với 18 đời vua Hùng. Tuy nhiên, trong truyền thuyết thì chỉ nói đến vua Hùng thứ nhất (truyện Họ Hồng Bàng), thứ sáu và thứ bảy (truyện Thánh Gióng, Nữ thần núi Tam Đảo, Bánh chưng bánh dầy, Dạy dân cấy lúa) thứ mười bảy (truyện Lý Văn Lang), thứ mười tám (truyện Tiên Dung công chúa, Tản Viên Sơn thánh, Hồng Nước công chúa, Năm anh em lốt rắn. Cột đá thề, Ba ông đô sĩ), còn lại các truyện khác không nói rõ vua Hùng thứ mấy. Xã hội Hùng Vương đã có cơ chế lãnh đạo quy củ, trên trung ương là vua và quan, dưới địa phương là tù trưởng các bộ lạc. Các vua Hùng đã quan hệ bang giao hoà hiếu với các triều đại phong kiến Trung Quốc như nhà Chu trong chuyện Chim bạch trĩ,thần phục bộ Diêm La phía Tây trong truyện Cao Sơn đại vương, nhường ngôi cho Thục Phán của bộ chúa Tây Vu phía Bắc trong truyện Cột đá thề. Sự bang giao ấy còn thể hiện trong việc buôn bán, trao đổi hàng hoá với nước ngoài được kể khá rõ trong truyện Dưa hấu, Tiên Dung công chúa.Đó là dấu hiệu bước đầu của kinh tế hàng hoá. Mặc dù là có chế độ trung ương tập quyền nhưng các bộ lạc vẫn duy trì chế độ tự quản cao dưới sự cai quản của các bộ chúa và tù trưởng. Như vậy là một chế độ tập quyền nhưng không độc quyền, một xã hội dân chủ và tôn trọng người hiền tài. Người hiền tài là tiêu chuẩn để truyền ngôi ( Bánh chưng bánh dày), để gả cho công chúa ( Tản Viên Sơn thánh), để giao cho trọng trách đánh giặc giữ nước và phong chức tước ( Lý Văn Lang, Cao Sơn đại vương, Năm anh em lốt rắn, Thánh Gióng). Vua đánh giá và giao trọng trách cho từ Hoàng tử đến dân thông qua việc thử tài và thi tài một cách công bằng. Việc đầu tiên là sai yết bảng thông báo hoặc cho sứ giả đi rao cầu người hiền tài, sau đó là chọn trực tiếp bằng thi tài và thử tài. Ở truyện Lý Văn Lang, khi Lý Văn Lang xin vào chầu vua để nhận trách nhiệm đi dẹp loạn, “vua thử tài văn võ xong vua sai cầm quân đi ngay”. Ở truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh là thi tài nhưng tài ngang nhau thì phân định bằng lễ vật cưới. Ở truyện Bánh chưng bánh dàythì vua phán các Hoàng tử dâng lễ vật cúng tiên vương, qua đó xem Hoàng tử nào đó có đức tài thì truyền ngôi. Thời các vua Hùng, xã hội Văn Lang đã có một nền kinh tế nông nghiệp phát triển cao. Vai trò của các vua Hùng trong việc khuyến nông thể hiện trong việc trị thuỷ, đắp đê chống lụt trong hình tượng nhân vật Sơn Tinh đánh với Thuỷ Tinh ( Sơn Tinh Thuỷ Tinhhay Tản Viên Sơn thánh), dạy dân cấy lúa ruộng nước ( Dạy dân Cấy lúa), trân trọng và khuyến khích những người sáng tạo ra món ăn mới, giống cây mới thể hiện trong việc đặt tên các món ăn mới. Ở truyện Dưa chua và mật mía, vua Hùng lấy tên cô gái Dưa, người làm ra món dưa chua, lấy tên chàng Mật, người làm ra món mật mía để đặt tên cho các món ấy, đặt tên thứ cây thân dây bò có củ gắn với nghề nông ( Bánh chưng bánh dày), phục chức cũ và ban thưởng cho Mai An Tiêm, người phát hiện ra dưa hấu quý ( Dưa hấu). Đây cũng là thời kỳ phát triển của nghề săn bắt và thuần phục thú rừng để phục vụ cho đời sống trong truyện Dạy dân săn lướivà Bắt trâu kéo cày. Người có công với nước, khi sống được phong chức tước, trọng dụng, khi chết được lập đền thờ cúng và phong sắc. Thánh Gióng khi đánh giặc xong lên trời được vua “sai lập miếu thờ tại làng quê” và “làm điện 9 tầng trên núi Nghĩa Lĩnh để tạ ơn trời”. Lý Văn Lang khi hộ giá vua đi kinh lí các vùng Thanh Nghệ Tĩnh được hoá lên trời, vua “sắc chỉ cho ba mươi bảy xã vùng Bàn Sơn lập miếu thờ. Tại Cao Mại là nơi thờ chính, phong là Phò mã phụ kí lang đại vương”. Lòng yêu nước, ý thức về chủ quyền quốc gia đã thể hiện rất cao trong thời đại các vua Hùng. Vua Hùng đã tập hợp được sức mạnh toàn dân và cuộc kháng chiến chống giặc Ân thể hiện trong truyện Thánh Gióng là cuộc chiến tranh nhân dân. Sức mạnh, sự to lớn trưởng thành vượt bậc của Thánh là biểu tượng của người dân Văn Lang. Chiến thắng của Gióng là chiến thắng của ý chí đoàn kết toàn dân tộc từ vua quan đến nhân dân, từ chính quyền trung ương cho đến các làng bản. Lần đầu tiên trong lịch sử, cuộc kháng chiến toàn diện từ trung ương đến địa phương, tiến công thần tốc, kết hợp nhiều thứ vũ khí, vừa tinh xảo (ngựa sắt phun lửa, roi sắt) vừa thô sơ (gốc tre Gióng nhổ ở bụi tre làng khi roi sắt gãy; nhân dân vác cuốc, vồ đất... chạy theo tráng sĩ đánh giặc). Có thể nói chuyện Thánh Giónglà bản anh hùng ca về lòng yêu nước, ý chí quật cường chống xâm lăng, tinh thần đoàn kết dân tộc của nhân dân Văn Lang.

Thời Hùng Vương là thời kì có phong tục tập quán thuần hậu mà nó được duy trì và phát triển cho đến ngày nay. Tục gói bánh chưng bánh dày và cúng tổ tiêng trong dịp lễ tết trong truyện Bánh chưng bánh dày,tục ăn trầu liên quan đến tục ăn trầu hàng ngày và lễ vật cưới xin thiêng liêng và trong truyện Trầu cau. Tục sính lễ, rước dâu, thi tài chọn rể đã có từ thời vua Hùng trong truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh. Anh em, vợ chồng sống với nhau trong tình thương yêu và có tồn ti thể hiện rất rõ trong truyện Trầu cau. Giữa vua quan và dân gần gũi thân mật như người trong một làng, không thấy có sự phân cấp “Đoàn người phấn khởi hăng hái xông lại dùng dập chết cả bốn con lợn rừng gây hại. Vua sai mổ làm lòng ăn với nhau một bữa, còn thịt thì xả ra chia đều cho mỗi người một phần” ( Dạy dân săn bắt lưới). Các vua Hùng là biểu tượng cho sự mở đầu, khởi xướng các phong tục, tập quán và nghề nghiệp. Lang Liêu,vua Hùng thứ 7 mở đầu cho tục bánh chưng bánh dày, dạy dân cấy lúa, các vua khác khởi đầu cho cách săn bắt lợn rừng ( Dạy dân săn bắt lưới), thuần phục thú rừng phục vụ cho cày ruộng ( Bắt trâu kéo cày)... Tín ngưỡng thời các vua Hùng thể hiện trong 3 kiểu thờ cúng chính: thờ cúng trời đất, tổ tiên và các anh hùng. Tất cả mọi điều khó khăn, muốn nhờ cậy đều khấn trời, khi nghe tin giặc Ân sắp xâm lược đất nước, “Vua Hùng lo sợ mới lên núi Nghĩa Lĩnh lập đàn tế cáo trời đất xin nhà trời cho người xuống cứu” ( Thánh Gióng). Tín ngưỡng thờ tổ tiên thể hiện trong việc thờ cúng ông bà, người đã khuất trong dịp lễ tết như là tiêu chuẩn của đạo hiểu “Ta muốn truyền ngôi cho con nào làm ta vừa ý. Cuối năm nay mang trân cam mĩ vị đến để tiến cúng tiên vương, cho ta được tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi” ( Bánh chưng bánh dày). Quan điểm của nhân dân là giữa tổ tiên, những người đã khuất và con cháu, những người đang sống trong hiện tại có mối quan hệ thường xuyên, tổ tiên có thể về giúp đỡ con cháu và khi cầu việc gì thì người ta khấn vái tổ tiên. Trong truyện Thánh Gióng, Long Quân bố của các vua Hùng trong việc sai hịch dữ báo hoạ xâm lăng, xuất hiện ngay khi vua cầu khấn. Nhân dân lập đền thờ người anh hùng như Thánh Gióng, thờ cúng những con người có đạo nghĩa là chết oan trong truyện Trầu cau...

Như vậy, xã hội Hùng Vương đã thể hiện một cách khá rõ trong các truyện truyền thuyết và cổ tích: đó là một xã hội dân chủ, mọi người sống với nhau thân ái, hoà hợp từ vua quan đến dân chúng, kinh tế nông nghiệp phát triển cao, bước đầu có mầm mống của kinh tế hàng hoá vào cuối triều đại vua Hùng. Thời đại vua Hùng là thời đại bắt nguồn từ của nhiều phong tục tập quán tốt đẹp, nhiều nghề và sản vật mới được phát kiến và duy trì cho đến ngày nay. Thời vua Hùng cũng là thời kì rực rỡ của tinh thần quật cường dân tộc, ý thức cao về chủ quyền đất nước. Trong những thành tựu của sự phát triển xã hội đó, nổi bật lên vai trò của các vua Hùng như là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước, sự mưu trí sáng tạo trong lao động sản xuất. Chính vì thế mà dù trải qua bao nhiêu biến thiên của lịch sử, hình ảnh của các vua Hùng vẫn ngời sáng trong tâm trí của mọi người dân Việt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người dân Việt và sau này là các triều đại phong kiến kế tiếp, đặc biệt là từ triều Lê sơ đến triều Nguyễn đã lập lăng thờ cúng, coi các vua Hùng là các vị vua tổ của người Việt phương Nam . Ngày nay, Đảng, Chính phủ và toàn thể nhân dân cả nước đều tự hào mình là con cháu của các vua Hùng và ngày giỗ vua Hùng trở thành Quốc giỗ.

Tài liệu tham khảo

(1) Vũ Kim Biên (2005) - Truyền thuyết Hùng Vương thần thoại vùng đất tô. Sở Văn hoá Thông tin Phú Thọ.

(2) Lê Gia (2003) - Lạc Việt sử ca, Nxn Thành Phố HCM, tr 10 – 19.

(3) Đặng Văn Lung (2003) - Lịch sử và Văn học dân gian, Nxb Văn học, H., tr 51 – 55.

(4) Tạ Chí Đại Đường (2006) - Thần người và đất Việt, Nxb Văn hoá Thông tin, H., tr 131 – 134.

Nguồn: Ngôn ngữ & Đời sống, 4 - 2007, tr 35