Zn đọc là gì

Kẽm là một khoáng chất vô cùng cần thiết với chúng ta, nó có mặt ở rất nhiều phản ứng hóa học quan trọng trong cơ thể. Chính vì những tác dụng của kẽm mang lại mà chúng ta cần hiểu rõ kẽm là gì và vai trò của nó như thế nào.

1Tổng quan về kẽm (zinc)

Kẽm có mặt ở hầu hết các phản ứng sinh hóa tồn tại trong cơ thể con người. Nó là vi chất đứng thứ 2 về mức độ cần thiết cho các phản ứng hóa học, chỉ đứng sau sắt. Kẽm hỗ trợ cho hơn 300 enzym để thực hiện chức năng ở cả hệ tiêu hóa, thần kinh, nội tiết, tim mạch,...

Cơ thể chúng ta hấp thụ kẽm qua ruột non, sau đó nó được phân bố đi khắp cơ thể để thực hiện các phản ứng chuyển hóa tại cơ quan chức năng.

Zn đọc là gì

Kẽm có mặt ở rất nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể

2Tác dụng của kẽm đối với cơ thể

Cơ thể con người không có khả năng tự tổng hợp kẽm mà cần phải bổ sung từ nguồn bên ngoài, thông qua đồ ăn, nước uống, thực phẩm bổ sung.

Kẽm được đưa vào cơ thể thường ở dạng kẽm gluconat, kẽm acetat hoặc kẽm sulfate. Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng kẽm rất nhỏ, nhưng những tác dụng của kẽm đem lại thực sự rất quan trọng.

Khoáng chất này được biết đến với rất nhiều tác dụng. Ngày nay, với khoa học hiện đại, công dụng của kẽm càng được các nhà khoa học nghiên cứu và làm sáng tỏ.

Tăng cường hệ miễn dịch

Tác dụng của kẽm đối với hệ miễn dịch đã được nhiều người biết đến. Kẽm là hoạt chất không thể thiếu đối với chức năng của tế bào miễn dịch.

Khi thiếu hụt kẽm, tế bào miễn dịch không nhận được tín hiệu từ các cơ quan khác, và không thực hiện được đúng chức năng của mình. Từ đó, sức khỏe suy yếu, dễ bị các tác nhân xấu bên ngoài tấn công.

Khi bổ sung kẽm, nó sẽ kích thích cho hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả thông qua cách thúc đẩy hoạt động của tế bào T - tế bào quan trọng của hệ miễn dịch.

Zn đọc là gì

Kích thích tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả là một tác dụng của kẽm đối với cơ thể

Giúp vết thương mau lành

Bạn có biết, kẽm đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổng hợp collagen cho làn da? Có tới 5% kẽm của cơ thể tập trung tại da.

Bên cạnh đó, khoáng chất này còn liên quan đến phản ứng viêm và phản ứng miễn dịch. Chính vì vậy, nó rất cần thiết cho quá trình làm lành vết thương.

Kẽm thường được lựa chọn để điều trị ở bệnh nhân bị bỏng, lở loét ngoài da do việc bổ sung kẽm sẽ làm tăng tốc độ làm liền vết thương.

Một nghiên cứu đã chứng minh khả năng chữa lành vết thương ở những bệnh nhân tiểu đường bị lở loét chân.

Nghiên cứu tiến hành chia 60 bệnh nhân thành 2 nhóm: 1 nhóm uống 220 mg kẽm sulfat mỗi ngày, nhóm còn lại dùng giả dược. Sau 12 tuần thử nghiệm, nhóm bệnh nhân sử dụng kẽm đã giảm đáng kể kích thước vết loét so với nhóm còn lại.[1]

Zn đọc là gì

Quá trình làm lành vết thương cũng có sự tham gia của kẽm

Giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác

Một tác dụng của kẽm mà nhiều người ít biết đến, đó là kẽm có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác: bệnh nhiễm trùng, viêm phổi, mờ mắt do thoái hóa điểm vàng (AMD),...

Trong một thử nghiệm lâm sàng, những người cao tuổi được uống 45 mg kẽm mỗi ngày đã giảm tỷ lệ nhiễm trùng gần 66%.[2]

Nhà khoa học Newson và cộng sự đã chứng minh rằng: nồng độ kẽm trong mắt của người già bị thoái hóa điểm vàng (AMD) ít hơn so với người bình thường, và thiếu kẽm có thể là nguyên nhân dẫn đến tổn thương võng mạc.[2]

Ngoài ra, những nghiên cứu gần đây còn chỉ ra rằng, tình trạng thiếu kẽm ở người lớn tuổi làm giảm khả năng miễn dịch, làm tăng tỷ lệ và thời gian bị viêm phổi và tăng thời gian phải sử dụng kháng sinh.[4]

Như vậy, bổ sung đầy đủ kẽm cho người già cũng là một cách hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Zn đọc là gì

Người cao tuổi cần được bổ sung đầy đủ kẽm để giảm nguy cơ mắc bệnh của tuổi già

Hỗ trợ điều trị mụn

Kẽm là hoạt chất được sử dụng để điều trị mụn trứng cá do khả năng làm giảm viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn P.acnes, đồng thời giảm sự hoạt động quá mức của tuyến nhờn.

Bệnh nhân có thể được khuyên bôi kẽm ngoài da hoặc uống trực tiếp để giảm tình trạng mụn.

Zn đọc là gì

Kẽm được sử dụng trong quá trình điều trị mụn

Giảm viêm

Công dụng này của kẽm là nhờ khả năng làm giảm phản ứng oxi hóa và các chất trung gian gây viêm trong cơ thể con người.

Một nghiên cứu cho bệnh nhân sử dụng 45 mg kẽm gluconat mỗi ngày, kéo dài trong 6 tháng. Kết quả đo được nồng độ kẽm trong máu cao, đồng thời giảm các dấu hiệu viêm.[5]

Zn đọc là gì

Sự có mặt của kẽm làm giảm hoạt động của các chất trung gian gây viêm

Trị tiêu chảy

Theo thống kê, tiêu chảy được cho là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ. Do đó, việc tìm ra được phương pháp điều trị và phòng ngừa tiêu chảy rất được quan tâm.

Gần đây, các nhà khoa học khuyến cáo nên bổ sung kẽm và bù nước cho trẻ bị tiêu chảy sẽ giúp giảm thời gian và mức độ của bệnh.[6]

Zn đọc là gì

Tiêu chảy thường xuyên có thể là biểu hiện của cơ thể thiếu kẽm

Hỗ trợ cải thiện các bệnh mãn tính

Cho đến hiện tại, có rất nhiều nhà khoa học cho rằng các bệnh mạn tính xuất phát từ stress oxy hóa trong cơ thể: tiểu đường, huyết áp cao,... Trong khi đó, kẽm lại là hoạt chất chống oxy hóa. Vậy nên, bổ sung kẽm là một phương pháp hỗ trợ cải thiện các bệnh mãn tính.

Zn đọc là gì

Kẽm giúp ngăn chặn stress oxy hóa trong một số bệnh mạn tính

Hỗ trợ sức khỏe tình dục

Tác dụng của kẽm đối với chức năng sinh dục cũng rất được quan tâm, đặc biệt đối với khả năng sinh sản của nam giới.

Kẽm có ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và sự thụ tinh. Nếu thiếu kẽm, chất lượng tinh trùng suy giảm, giảm khả năng di chuyển và giảm cả khả năng thụ tinh với trứng. Tuy nhiên, dư thừa vi chất này cũng gây độc cho tinh trùng.

Zn đọc là gì

Nam giới cần đảm bảo lượng kẽm đầy đủ để tinh trùng phát triển khỏe mạnh

Ngăn ngừa loãng xương

Canxi là hoạt chất cần thiết nhất cho việc tạo xương. Tuy nhiên để quá trình này diễn ra thuận lợi thì cần sự có mặt của kẽm. Kẽm thúc đẩy sự khoáng hóa xương, kích thích quá trình tạo xương.

Do vậy, với những bệnh nhân loãng xương hoặc có nguy cơ loãng xương, bác sĩ thường chỉ định bổ sung canxi kèm theo kẽm và một số vi chất khác.

Zn đọc là gì

Sự hình thành xương mới không thể thiếu khoáng chất kẽm

Hỗ trợ điều trị cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh là một triệu chứng bệnh do virus gây ra. Trong trường hợp này, bệnh nhân nên uống kẽm để tăng cường khả năng đề kháng, chống lại virus.

Đã có năm thử nghiệm lâm sàng sử dụng kẽm với liệu 80 - 92mg /ngày, kết quả ghi nhận thời gian bệnh nhân bị cảm lạnh đã giảm tới 33%.[7]

Hai thử nghiệm lâm sàng khác cho bệnh nhân dùng kẽm với liều 192-207mg/ngày và ghi nhận hiệu quả là giảm 35% thời gian mắc cảm lạnh.[7]

Các nghiên cứu trên đã chứng minh được rằng kẽm giúp tăng cường sức đề kháng, tạo điều kiện cho cơ thể chống chọi với bệnh tật.

Zn đọc là gì

Uống kẽm có thể rút ngắn thời gian bị bệnh cảm lạnh

Hỗ trợ quá trình học tập và ghi nhớ

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận tín hiệu thông tin của tế bào thần kinh.

Khi trẻ em thiếu kẽm sẽ gây ra chứng suy giảm nhận thức, ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ. Ngược lại, bổ sung đầy để kẽm cho não bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để trẻ ghi nhớ và tiếp thu.

Một nghiên cứu vào năm 2017 đã thử nghiệm trên loài chuột, kết quả ghi nhận những con chuột được uống kẽm có trí nhớ tốt hơn những con chuột khác.[9]

Zn đọc là gì

Nếu thiếu kẽm, khả năng ghi nhớ cũng sẽ giảm sút

3Dấu hiệu thiếu hụt kẽm

Nguyên nhân thiếu hụt kẽm đa phần là do chế độ ăn uống không cung cấp đủ cho nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bệnh về gan hoặc ung thư cũng khiến khả năng hấp thụ kẽm bị giảm.

Nếu có các biểu hiện sau đây, bạn có thể đang thiếu hụt kẽm, hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra lại nhé:

  • Tóc dễ gãy rụng.
  • Móng tay chân mỏng, dễ gãy, có đốm màu trắng.
  • Lở loét miệng lưỡi.
  • Thay đổi khẩu vị, chán ăn.
  • Tiêu chảy thường xuyên ở trẻ em.
  • Trẻ em hay ốm vặt.
  • Mụn.
  • Vết thương khó lành.
  • Xương yếu.

Zn đọc là gì

Nếu rụng tóc quá nhiều thì có thể bạn đang thiếu kẽm

4Nguồn thực phẩm bổ sung kẽm

Không khó để bổ sung kẽm cho cơ thể từ chế độ ăn uống hàng ngày. Bạn có thể tham khảo những thực phẩm dưới đây bởi chúng rất giàu kẽm.

  • Hải sản có vỏ: hàu, ngao, tôm, cua,...
  • Các loại hạt: đậu nành, đậu đỏ, hạt điều, ….
  • Các loại thịt đỏ: thịt bò,thịt vịt,...
  • Các loại cá
  • Các chế phẩm từ sữa
  • Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt.

Lưu ý rằng kẽm có nguồn gốc từ động vật dễ hấp thu hơn kẽm nguồn gốc thực vật. Ngoài ra, cung cấp thêm kẽm từ các thực phẩm bổ sung cũng là lựa chọn được bác sĩ khuyên dùng.

Zn đọc là gì

Kẽm có nhiều trong thực phẩm hàng ngày

5Dấu hiệu ngộ độc kẽm

Trong khi thiếu hụt kẽm gây ra các triệu chứng nhẹ và diễn biến từ từ, thì khi dư thừa kẽm sẽ có thể xuất hiện những triệu chứng cấp tính, nguy hiểm hơn, còn gọi là ngộ độc kẽm:

  • Buồn nôn, nôn, ói mửa.
  • Đau bụng.
  • Tiêu chảy.
  • Nhức đầu.
  • Đắng miệng.
  • Nồng độ Cholesterol HDL thấp.
  • Dễ nhiễm bệnh.

Zn đọc là gì

Khi ngộ độc kẽm, bạn sẽ buồn nôn, ói mửa

6Liều lượng kẽm khuyến nghị

Với nam giới cần 11 mg kẽm nguyên tố mỗi ngày, nữ giới cần 8 mg. Phụ nữ có thai và cho con bú cần nhiều kẽm hơn cho cơ thể: từ 11 mg đến 12 mg mỗi ngày.

Lưu ý, để an toàn, bạn không nên bổ sung quá 40 mg kẽm mỗi ngày. Tuy nhiên, điều này không áp dụng với những người đang bị thiếu kẽm, những người đang cần bổ sung kẽm liều cao.

Zn đọc là gì

Bổ sung kẽm đúng hàm lượng sẽ đem lại hiệu quả và an toàn cho bạn

Xem thêm

  • Các sản phẩm bổ sung kẽm hiệu quả trên thị trường.
  • Vai trò của kẽm đối với sức khỏe của trẻ nhỏ.

Như vậy, qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu được tác dụng của kẽm đối với cơ thể và bổ sung kẽm như thế nào là đúng cách. Hãy chia sẻ thông tin này đến người thân, bạn bè nếu thấy bài viết hữu ích nhé!

Nguồn: Healthline, Medicalnewstoday, Healthdirect

Nguồn tham khảo
  • The effects of zinc supplementation on wound healing and metabolic status in patients with diabetic foot ulcer: A randomized, double-blind, placebo-controlled trial

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28395131/
  • Discovery of Human Zinc Deficiency: Its Impact on Human Health and Disease

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3649098/
  • Discovery of Human Zinc Deficiency: Its Impact on Human Health and Disease

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3649098/
  • Low zinc status: a new risk factor for pneumonia in the elderly?

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20041998/
  • Zinc decreases C-reactive protein, lipid peroxidation, and inflammatory cytokines in elderly subjects: a potential implication of zinc as an atheroprotective agent

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2869512/
  • Role of zinc in pediatric diarrhea

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3113371/
  • Zinc lozenges and the common cold: a meta-analysis comparing zinc acetate and zinc gluconate, and the role of zinc dosage

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28515951/
  • Zinc lozenges and the common cold: a meta-analysis comparing zinc acetate and zinc gluconate, and the role of zinc dosage

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28515951/
  • Supplementation with Zinc in Rats Enhances Memory and Reverses an Age-Dependent Increase in Plasma Copper

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5584546/

1 tháng trước 326

Zn đọc là gì
0