1000 mũ 0 bằng bao nhiêu

Từ nhỏ, khi học toán đến bài luỹ thừa, chúng ta thường được thầy cô giáo quy ước rằng “Tất cả mọi số khi luỹ thừa 0 đều bằng 1”, thế nhưng đây là quy ước chung và rất hiếm có giáo viên nào giải thích đến điều nhỏ nhặt này. Theo logic cơ bản, chúng ta khó có thể hình dung nổi tại sao không có bất kì số nào nhân với nhau lại bằng 1 ???!!! Topic ngắn này mình sẽ giải thích cho anh em vì sao lại có quy ước này, để anh em có thể giải thích lại cho con cháu và những người xung quanh nhé.

Đầu tiên chúng ta cần hiểu được bạn chất luỹ thừa là gì, cái này thì khá đơn giản. Ví dụ ta có 2^3 sẽ mang ý nghĩa 2x2x2, ba số hai nhân với nhau. Tương tự x^n sẽ là n số x nhân với nhau. Theo định nghĩa này thì x^0 sẽ là 0 số x nhân với nhau. Cơ mà nếu 0 số x nhân với nhau thì lấy đâu ra 1? Vậy thì ta sẽ lập luận từ tính chất phép chia số mũ. Phần này mình sẽ gõ vào Word cho dễ đọc.

1000 mũ 0 bằng bao nhiêu

Có nhiều cách để lập luận câu hỏi trên, tuy nhiên tất cả đều dựa vào một tính chất cực kì cơ bản của phép chia luỹ thừa mà thôi. Một sự thật thú vị đó là, anh em có biết 0^0 thậm chí còn lớn hơn 0^1 không, tất cả đều có thể giải thích nhờ lập luận trên đấy. Nếu sau này con cháu hay người thân có hỏi thì chúng ta cũng đều biết cách trả lời rồi nhé 😁

Vậy cho một số $a$ bất kỳ, ví dụ số $3$ chẳng hạn, ta có thể chứng minh được $3^0 = 1$ dựa vào tính chất trên, ta có,

$$\frac{3}{3} = 1$$

Mà $3$ cũng chính là $3^1$, viết lại vế bên trái như sau,

$$\frac{3^1}{3^1} = 1$$

Phép chia 2 cơ số có cùng số mũ, có thể viết lại vế bên trái tiếp như sau,

$$3^{1 - 1} = 1$$

Kết quả cuối cùng,

$$3^0 = 1$$

Mọi số $a$ bất kỳ đều tuân theo tính chất này bạn có thể tự kiểm chứng.

Thành Nguyên

đã đăng 5.1 năm trước bởi

Thành Nguyên • 10

đã bổ sung 5.1 năm trước bởi

Thành Nguyên • 10

1

Thực ra giả sử ta có $3^3$ chia $3^3$, ta đã biết 2 số chia cho nhau thì chắc chắn bằng 1. Vậy $3^3$ chia $3^3$ bằng $3^0$ nên $3^0 = 1$.

– Cộng đồng Cộng đồng 01.11.2019

Vấn đề tôi hỏi chính là số mũ là số âm -1 ,-2 -3.... mà chỉ cần đố với số 2 thôi! Các số còn lại suy luận sau!

– Cộng đồng Cộng đồng 21.02.2020

Trong toán học không có số mũ trừ sao? 2 mũ 0 bằng 1, 2 mũ 1 bằng 2, 2 mũ 2 bằng 4?

– Cộng đồng Cộng đồng 07.03.2020

thêm bình luận...

Mr. Miệt Zườn • 320 đã đăng:

Bởi vì toán học cần sự logic và chặt chẽ.

Tính chất cơ bản của số mũ là gì?

Cho $a^x$, thì có nghĩa là số $a$ được nhân với chính nó $x$ lần đúng không nào, hay nói cách khác $a^x$ có nghĩa là gấp $x$ lần của $a$.

Ví dụ:

  • $2^3 = 2 \times 2 \times 2 = 8$
  • $5^2 = 5 \times 5 = 25$

Quay trở lại câu hỏi của bạn, lấy số $2^0$ làm ví dụ, tạm thời chưa quan tâm tới kết quả của $2^0$ nhé, giả sử ta tính,

$$2^0 = ?$$ $$2^1 = 2$$ $$2^2 = 4$$ $$2^3 = 8$$ $$2^4 = 16$$ $$\dots$$

Bây giờ thay vì tăng giá trị số mũ lên, mình đi theo hướng ngược lại, giảm giá trị số mũ xuống thử xem có tìm ra quy luật gì không, mình có thể viết lại như sau,

$$\dots$$ $$2^4 = 16$$ $$2^3 = 8$$ $$2^2 = 4$$ $$2^1 = 2$$ $$2^0 = ?$$

Bạn có thể dễ dàng tìm ra quy luật khi số mũ giảm,

  • Từ $2^4$ sang $2^3$, kết quả sẽ được chia bởi $2$, tức là $16/2 = 8$
  • Từ $2^3$ sang $2^2$, kết quả sẽ được chia bởi $2$, tức là $8/2 = 4$
  • Từ $2^2$ sang $2^1$, kết quả sẽ được chia bởi $2$, tức là $4/2 = 2$

Vậy để toán học mang tính logic và chặt chẽ, chúng ta nên suy ra từ quy luật ở trên,

  • Từ $2^1$ sang $2^0$, kết quả sẽ được chia bởi $2$, tức là $2/2 = 1$

Có nghĩa là $2^0 = 1$, bạn có thể lấy bất kỳ số $a$ nào làm tương tự như trên, khi bạn đi theo hướng mũ ngược lại, kết quả tại mỗi bước sẽ chia đi cho $a$ lần và hiển nhiên kết quả cuối cùng tất yếu sẽ bằng $1$, do đó người ta tổng quát tất cả các trường hợp lên, ta có,

Quy tắc số mũ 0 và các ví dụ.

Quy tắc số mũ 0

Cơ số b được nâng lên lũy thừa của 0 bằng một:

b 0 = 1

Ví dụ về số mũ 0

Năm nâng lên lũy thừa của 0 bằng một:

5 0 = 1

Số trừ năm được nâng lên lũy thừa của số 0 bằng một:

(-5) 0 = 1

Số không để nâng lũy ​​thừa của số không bằng một:

0 0 = 1


Xem thêm