2 hình thức cơ bản của chủ nghĩa chủ quan cá nhân là gì?

2 hình thức cơ bản của chủ nghĩa chủ quan cá nhân là gì?
Tinh thần đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng, nâng cao uy tín, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng được Hồ Chí Minh thể hiện rõ trong gần 200 bài nói, viết về công tác xây dựng đảng, về rèn luyện, giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, góp phần hình thành tư tưởng lý luận, thực tiễn về công tác xây dựng đảng và có ý nghĩa đối với xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay.

Về chủ nghĩa cá nhân

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, “chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích của riêng mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy. Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô. Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng”[i]. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù của cách mạng, nó là nguồn gốc của những “căn bệnh” làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm tha hoá Đảng, chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân thì cách mạng còn gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, chống chủ nghĩa cá nhân là việc làm cần thiết, thường xuyên của những người cộng sản chân chính. Người cho rằng, mỗi cán bộ, đảng viên “trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết trên trán chữ “cộng sản” là được họ yêu mến”[ii], mà phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức cách mạng, chống sa vào chủ nghĩa cá nhân, góp phần làm cho Đảng ta thật sự “là đạo đức, là văn minh”.

Theo Người, chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân nó sẽ“ngăn trở” người cán bộ, đảng viên phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc, làm mất lòng tin cậy của dân với Đảng. Và: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định ngày hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”[iii]. Nguyên nhân sâu xa, xét đến cùng dẫn tới sự suy thoái biến chất, làm giảm sức chiến đấu trong Đảng đó chính là chủ nghĩa cá nhân: “Do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng chính sách của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân”[iv]; “Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ”[v].

Người đưa ra kết luận: “chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí… Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó, những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân”[vi].

Giải pháp đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng nhận định: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp”[vii]và “Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” có những diễn biến phức tạp”[viii].

Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI của Đảng thể hiện một quyết tâm chính trị lớn của Đảng: “Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng”[ix].

Đểđấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, theo chúng tôicần thực hiện các giải pháp cơ bản sau:

Một là,các cấp ủy đảng tăng cường công tác giáo dục chính trị, nâng cao nhận thức cho mỗi cán bộ, đảng viên về mục tiêu, lý tưởng cách mạng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Mỗi cán bộ, đảng viên có kế hoạch học tập, không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, tư cách đảng viên; khắc phục mọi biểu hiện cơ hội, thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, mơ hồ mất cảnh giác, giảm sút ý chí chiến đấu và những biểu hiện sa sút về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thực sự làtấm gương về phẩm chất đạo đức, lối sống.

Hai là,giữ vững các nguyên tắc tổ chức xây dựng đảng, phát huy dân chủ trong Đảng, thực hiện tốt tự phê bình và phê bình. Chỉ thị của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI yêu cầu các tổ chức đảng khi tiến hành tự phê bình và phê bình phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nhất là những mặt còn yếu kém, không nể nang, né tránh; đề ra các biện pháp khắc phục, sửa chữa thiết thực, khả thi; kết hợp “chống và xây”, “xây và chống”, nói đi đôi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất hiện nay. Quá trình tiến hành kiểm điểm phải bảo đảm thật sự dân chủ, nghiêm túc, thẳng thắn với tinh thần xây dựng, đúng yêu cầu, nội dung, cách làm, thời gian mà Trung ương, Bộ Chính trị đã đề ra. Cấp trên phải làm gương tự phê bình trước, cấp dưới làm sau; tập thể làm trước, cá nhân làm sau; các đồng chí trong thư­ờng vụ, cấp ủy viên cấp trên gư­ơng mẫu, nghiêm túc tự phê bình và phê bình, làm gương cho cấp dư­ới.

Ba là,không ngừng giáo dục nhân dân, nâng cao dân trí,phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, của mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng trong việc giám sát cán bộ, công chức, có cơ chế để nhân dân tham gia vào công tác xây dựng Đảng, kịp thời khen thưởng những cá nhân, cơ quan báo chí đã tích cực đấu tranh, phê phán những hành động sai trái, góp phần phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, phòng chống những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân.

Bốn là,xây dựng quy chế làm việc, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm trọn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân. Do đó mà góp phần vào việc củng cố Đảng về tư tưởng và tổ chức”[x]. “Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định ít đi”[xi]. Vì vậy, các cấp ủy đảng cần có nghị quyết lãnh đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, góp phần quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên ở nơi công tác, nơi cư trú và khi công tác xa đơn vị.

Năm là,xử lý kịp thời, nghiêm minh, công khai những cán bộ, đảng viên dù ở cương vị nào vi phạm tư cách, thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống, những phần tử cơ hội, bất mãn, gây mất đoàn kết nội bộ trong Đảng, vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng.

--------------------------------------------

[i]Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 10, tr.306.(ii]Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 5, tr.552.[iii]Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập12, tr.557-558.[iv]Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập12, tr.439.[v]Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập12, tr.438-439.[vi]Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 9, tr.292.[vii]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr.173.[viii]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr.185.[ix]ĐCSVN, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2012, tr.26.[x]Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 11, tr.300.xi]Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 5, tr.287.

ThS. Nguyễn Tùng LâmĐại học Chính trị, Bộ Quốc phòng

Nguồn: http://www.xaydungdang.org.vn/

Theo PGS,TS Nguyễn Trọng Phúc, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân giờ cũng tinh vi hơn, có khi là nhân danh công việc chung nhưng lại “luồn” lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm vào; tham lam dẫn tới tham nhũng rồi đặt cái tôi của mình lên trên cái chung của đất nước, của Đảng.

Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng cũng cho rằng để chống chủ nghĩa cá nhân thì trước hết cần nhận diện rõ chủ nghĩa cá nhân và các mầm mống, biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân trong giai đoạn mới.

“Việc tự phê bình và phê bình tuy đã được nêu rõ trong Điều lệ Đảng, nhưng thực tế nhiều nơi, nhiều người chỉ làm cho có hình thức. Còn nếu làm đến nơi đến chốn thì đó chính là một biện pháp rất hữu ích để giúp sửa nhiều thứ, trong đó có sửa cả những khiếm khuyết của chủ nghĩa cá nhân”

“Khi đói con người phải ăn, khát thì phải uống. Nếu có 1 lít nước mà có 5 người cùng khát, anh giành nửa lít nước cho bản thân vì nghĩ rằng anh cần phải khỏe và đỡ khát trước, còn mặc kệ các anh kia thì đó cũng là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Tuy nhiên, đó chỉ là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân nhỏ, vặt vãnh thôi còn ở mức cao hơn thì nghĩ rằng phải bằng mọi cách có chức, có quyền để hưởng lạc rồi dẫn đến “một người làm quan cả họ được nhờ”, ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, theo bản năng, con người thường có xu hướng nghĩ đến mình trước, đặt lợi ích, sở thích, ham muốn của mình lên trước hết, cho nên chiến thắng bản thân là việc khó nhất như cổ nhân từng nói “kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để khắc phục những khuyết điểm của “con người bản năng” để không ảnh hưởng tới lợi ích của cộng đồng, của xã hội và tránh sa vào chủ nghĩa cá nhân.

Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 1.300 tổ chức đảng và 87 nghìn đảng viên. Ngành Thanh tra, Kiểm toán qua công tác thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 580 nghìn tỷ đồng, gần 9 nghìn ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm hơn 9.700 tập thể, cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hơn 480 vụ việc có dấu hiệu phạm tội.

Ông Vũ Quốc Hùng nêu thực trạng là khi nói đến chủ nghĩa cá nhân thì nhiều người cho rằng nói ai đó chứ không phải nói mình, cho nên trước hết cần nhận diện chủ nghĩa cá nhân trong đời sống, sinh hoạt, lao động và trong lãnh đạo quản lý. Tiếp đó, trên cơ sở nhận diện được rồi thì tiến hành sửa chữa những khiếm khuyết đó, và một trong những giải pháp chính là tiến hành công tác tự phê bình và phê bình một cách nghiêm túc và thực chất.

“Việc tự phê bình và phê bình tuy đã được nêu rõ trong Điều lệ Đảng, nhưng thực tế nhiều nơi, nhiều người chỉ làm cho có hình thức. Còn nếu làm đến nơi đến chốn thì đó chính là một biện pháp rất hữu ích để giúp sửa nhiều thứ, trong đó có sửa cả những khiếm khuyết của chủ nghĩa cá nhân”, ông Hùng nói.