2023 lương của chồng

Bày tỏ quan điểm trước tình trạng một bộ phận công chức, viên chức nghỉ việc, chuyển sang khu vực tư, ông Ngọ Duy Hiểu cho rằng, lương thấp là một trong những nguyên nhân. Theo ông Ngọ Duy Hiểu, trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, việc chuyển dịch lao động từ khu vực công sang tư hoặc ngược lại là việc bình thường. Quyền lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc là quyền hiến định của công dân, phải tôn trọng và bảo đảm quyền quan trọng đó.

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, việc chuyển dịch nhiều, với tỉ lệ đáng kể sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực ở một số ngành, lĩnh vực ở khu vực công như thời gian vừa qua. Do đó, cần phân tích, đánh giá kỹ để sớm có giải pháp khắc phục.

2023 lương của chồng
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu bày tỏ mong muốn sớm tăng lương cho công chức, viên chức.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, có 5 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chuyển dịch của cán bộ, công chức, viên chức từ khu vực công sang tư.

Đó là quan niệm của xã hội về việc làm giữa khu vực công và tư đã cởi mở hơn, bình đẳng hơn; thu nhập ở khu vực công nói chung còn thấp, phân phối lại cứng nhắc, cào bằng; việc làm ở khu vực tư ngày càng nhiều, phong phú với sức hấp dẫn cao về thu nhập, sự năng động, về cách đánh giá hiệu quả lao động và phân phối thu nhập; sau đại dịch COVID-19, mọi thứ đều thay đổi, kể cả thị trường lao động (chẳng hạn, nhiều giáo viên nghỉ dạy dài ngày, bán hàng online để sống, nay thấy việc đó phù hợp, thu nhập cao, không muốn quay lại làm giáo viên nữa); những áp lực về công việc, về tính tuân thủ pháp luật làm nản lòng một số công chức, viên chức.

“Riêng nguyên nhân thứ 5 này, tôi muốn khẳng định thêm, dù làm ở khu vực công hay tư đều phải tuân thủ pháp luật, ở đâu cũng đều có những áp lực riêng về công việc. Pháp luật còn bất cập, chồng chéo thì chúng ta sửa, không nên coi đây là lý do phải thay đổi công việc” - ông Ngọ Duy Hiểu chia sẻ.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, mỗi công chức, viên chức chuyển từ khu vực công sang khu vực tư đều có những lý do riêng, trong đó có vấn đề thu nhập.

"Đúng là thu nhập của công chức, viên chức nước ta còn thấp" - ông Ngọ Duy Hiểu nói và cho biết thêm: Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận ra vấn đề này và đã có những chủ trương điều chỉnh, thay đổi quan trọng.

Tuy nhiên, tác động của đại dịch COVID-19 hơn 2 năm qua đã không cho phép cải cách tiền lương trong công chức, viên chức, lực lượng vũ trang theo lộ trình đã định.

Hiện nay, Đảng, Chính phủ và cả Quốc hội đang hết sức quan tâm đánh giá, chuẩn bị nguồn lực để có thể cải cách căn bản lương, thu nhập cho khu vực công chức, viên chức, lực lượng vũ trang sớm nhất.

“Tôi hy vọng ngay đầu năm hoặc giữa năm 2023, việc tăng lương của công chức, viên chức, lực lượng vũ trang sẽ trở thành hiện thực” - ông Ngọ Duy Hiểu bày tỏ.

2023 lương của chồng
Bác sĩ bệnh viện công lương dưới 10 triệu đồng/tháng, chuyển sang bệnh viện tư lương cao gấp 2-3 lần là chuyện bình thường. Ảnh minh hoạ: N.Ly

Ông Ngọ Duy Hiểu chia sẻ: "Sẽ có nhiều đoàn viên, người lao động chung suy nghĩ, đó là lựa chọn việc làm không chỉ bởi lý do thu nhập. Môi trường làm việc, công việc yêu thích, khát vọng cống hiến và nhiều yếu tố nữa sẽ được công chức, viên chức cân nhắc. Nhất là khi đất nước đang khó khăn sau đại dịch COVID-19 và những yếu tố bất lợi của tình hình thế giới thì mỗi đoàn viên, người lao động cần thấy trách nhiệm của mình, chia sẻ khó khăn với đơn vị, ngành và đất nước, cần nỗ lực để đưa đất nước tiến lên".

Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương);

Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).

Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

Như vậy, có thể thấy, cơ cấu tiền lương mới của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang bao gồm các khoản trên.

Ngoài ra, xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang:

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và quyết định mức chi trả thu nhập tương xứng với nhiệm vụ được giao.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng quy chế để thưởng định kỳ cho các đối tượng thuộc quyền quản lý, gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng người.

Mở rộng áp dụng cơ chế thí điểm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.

Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp.

Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thì áp dụng chế độ tiền lương như công chức.

Tiền lương thực trả gắn với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định trên cơ sở nguồn thu (từ ngân sách nhà nước cấp và từ nguồn thu của đơn vị), năng suất lao động, chất lượng công việc và hiệu quả công tác theo quy chế trả lương của đơn vị, không thấp hơn chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.