An nam tứ đại khí gồm những công trình nào năm 2024

An nam tứ đại khí gồm những công trình nào năm 2024

An Nam tứ đại khí

An Nam tứ đại khí, là bốn kỳ quan, bốn vật quốc bảo và là bốn công trình nghệ

thuật bằng đồng của văn hóa thời Lý, Trần bao gồm:

 Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (Chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều, Quảng Ninh);

 Tháp Báo Thiên ở Thăng Long (Hà Nội)

 Chuông Quy Điền (chuông ruộng rùa) ở chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), Hà

Nội

 Vạc Phổ Minh ở chùa Phổ Minh, Thiên Trường (Nam Định).

Mặc dù đều là những vật quốc bảo song khi giặc Minh sang xâm chiếm nước ta, tứ

đại khí đều bị cướp hoặc phá huỷ để lấy đồng đúc vũ khí và nhằm làm mất đi một

phần "nguyên khí" của người Việt.

Tượng Phật Quỳnh Lâm

Chùa Quỳnh Lâm có hai pho tượng lớn được đúc vào hai thời kỳ khác nhau. Một

pho thời Lý do sư Nguyễn Minh Không cho đúc, và pho thứ hai thời Trần do thiền

sư Pháp Loa tạo dựng. Pho tượng được liệt trong Thiên Nam tứ đại khí theo nhiều

ý kiến có lẽ là pho được đúc vào thời Lý. Theo lịch sử thì nhà sư có công xây dựng

chùa Quỳnh Lâm đầu tiên là sư Minh Không. Truyền thuyết kể rằng, khi đúc pho

tượng khổng lồ ở chùa Quỳnh Lâm, sư Minh Không đã dùng một cái túi lớn để thu

gom đồng ở Trung Quốc đem về nước đúc nên các vật kim loại lớn. Theo các tài

liệu còn lại thì pho tượng Phật Di Lặc ở chùa Quỳnh Lâm thời Lý cao 6 trượng

(một trượng xấp xỉ 3,3 m, tức là pho tượng cao khoảng 20 m). Pho tượng lớn đến

nỗi người ta phải xây dựng một tòa điện cao 7 trượng (khoảng 23,5 m) để đặt

tượng. Chính vì chiều cao, độ lớn của tượng và điện chứa tượng nên tục truyền

rằng, đứng phía nam thị xã Đông Triều, cách chùa Quỳnh Lâm ước chừng 10 dặm,

vẫn còn thấy nóc điện che sát đầu pho tượng. Sau đó không rõ tượng mất khi nào,

có thể tượng bị mất cùng với ba thứ kim khí lớn khác khi quân Minh xâm lược

nước ta. Ý kiến khác cho rằng, tượng bị mất từ khi quân Nguyên Mông sang xâm

chiếm nước ta bởi vì sau đó sư Pháp Loa cho đúc một pho tượng lớn tương tự.

Pho tượng Phật lớn thứ hai của Quỳnh Lâm cũng là tượng Di Lặc được thiền sư

Pháp Loa - ông tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm, cho đúc. Tượng được đúc

xong từ năm 1327. Năm 1328, nhân dịp vua Trần Minh Tông đến thăm chùa, sư

Pháp Loa đã tâu xin cho kéo tượng từ điện lên bảo tọa để dát vàng. Văn Huệ

Vương Trần Quang Triều, chủ soái của Bích Động thi xã và người chị ruột, công

chúa Thượng Trân, vợ vua Trần Anh Tông đã cúng vào chùa 900 lượng vàng để

đúc tượng. Tượng cũng bị mất vào thế kỷ 15 khi quân Minh sang xâm chiếm nước