Án phí phúc thẩm dân sự là bao nhiêu năm 2024

Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra Công văn 443/VKSTC-V9 ngày 15/02/2023 giải đáp vướng mắc về nghiệp vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình.

Theo đó, nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm vụ án dân sự tranh chấp quyền sử dụng đất quy định như sau:

Vợ chồng ông A và bà B là nguyên đơn trong vụ án dân sự “Tranh chấp quyền sử dụng đất”.

Tòa án cấp sơ thẩm thông báo ông A và bà B nộp tạm ứng án phí sơ thẩm là 300.000 đồng.

Bản án sơ thẩm xử bác đơn khởi kiện của ông A và bà B, buộc ông A và bà B phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng.

Sau khi xét xử sơ thẩm, cả ông A và bà B cùng kháng cáo về một nội dung, Tòa án yêu cầu ông A và bà B mỗi người phải nộp tạm ứng án phí phúc thẩm 300.000 đồng.

Bản án phúc thẩm quyết định bác đơn kháng cáo của ông A và bà B, xác định ông A và bà B mỗi người phải chịu án phí phúc thẩm là 300.000 đồng.

Tòa án xác định nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí phúc thẩm và nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm của ông A và bà B như trên có đúng không?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 148 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và khoản 1 Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định “Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo,…”.

Pháp luật không có quy định việc tính án phí phúc thẩm trong trường hợp có nhiều người kháng cáo về cùng một nội dung.

Theo quy định trên thì nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm được tính riêng cho từng người kháng cáo, không phân biệt họ kháng cáo cùng nội dung hay khác nội dung.

Do đó, Tòa án xác định nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí phúc thẩm và nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm của từng người như trường hợp nêu trên là đúng. Theo quy định của pháp luật, trước khi bắt đầu quá trình giải quyết vụ án thì người khởi kiện phải nộp một khoản tiền do Tòa án tạm tính (tiền tạm ứng án phí), biên lai nộp tiền Tạm ứng án phí chính là căn cứ để Tòa án tiến hành thụ lý vụ án.

Vậy đối với vụ án dân sự xác định giá trị tranh chấp trong đơn khởi kiện, mức tính án phí như thế nào? Tạm ứng án phí mà người khởi kiện phải nộp lên Tòa là bao nhiêu? Thông qua bài viết này, Naci Law đưa đến thông tin cụ thể về cách tính án phí mà đương sự phải nộp cho Tòa án đối với vụ án tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch.

  1. Tính án phí

Căn cứ: Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14

Án phí phúc thẩm dân sự là bao nhiêu năm 2024

Hình 1. Bảng ngạch tính án phí dân sự

Lấy ví dụ về tính án phí đối với một vụ kiện dân sự có mức giá trị yêu cầu trong đơn khởi kiện là 3.818.970.000 đồng. Khi đó, ta áp mã ngạch giá trị tranh chấp trong khoảng Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng để tính án phí, ta có:

Án phí = 72.000.000 + 2% x (3.818.970.000 – 2.000.000.000) = 108.379.400 đồng

Nguyên đơn phải nộp 50% án phí lên tòa án (tương đương 54.189.700 đồng)

  1. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm thì:

Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng;

– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án cấp sơ thẩm về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì:

Người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

  1. Án phí nguyên đơn phải nộp trong trường hợp rút đơn

Trường hợp thương lượng, hòa giải thành công và nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì án phí sẽ được tính tại các thời điểm rút đơn như sau:

– Khi tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện: Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện theo điểm g khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Trong trường hợp này, do chưa phải thời điểm các bên phải nộp tạm ứng án phí (tạm ứng án phí được nộp khi Thẩm phán thụ lý vụ án – căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015) nên nguyên đơn rút đơn trong trường hợp này không mất án phí.

– Khi đang giải quyết vụ án dân sự: Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện, nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt (căn cứ khoản 4 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự). Trường hợp này Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác (căn cứ điểm đ Khoản 1 Điều 217).

– Khi đưa vụ án ra xét xử: Khi khai mạc phiên toà, nếu nguyên đơn rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện và được Hội đồng xét xử chấp nhận do đương sự rút yêu cầu một cách tự nguyện thì Hội đồng xét xử sẽ đình chỉ xét xử với phần yêu cầu đã rút (khoản 2 Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự).

Trong trường hợp này, theo khoản 3 Điều 18 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH, tiền tạm ứng án phí sẽ được trả lại cho người đã nộp, các đương sự không phải nộp án phí dân sự.

– Trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm: Phải hỏi ý kiến của bị đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015):

+ Bị đơn không đồng ý: Nguyên đơn không được chấp nhận rút đơn khởi kiện.

+ Bị đơn đồng ý: Huỷ bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án.

Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Toà án sơ thẩm. Đồng thời, các đương sự cũng phải chịu ½ án phí phúc thẩm.

Như vậy, có thể thấy, trong vụ án dân sự sơ thẩm, người khởi kiện có thể rút đơn khởi kiện và sẽ không bị mất án phí trong các giai đoạn của vụ án. Tuy nhiên, nếu rút đơn khởi kiện khi xét xử phúc thẩm thì đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm và một nửa án phí phúc thẩm.

Lưu ý: Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch.