Bài hát gia tài của mẹ vì sao bị cấm

 Trong những ngày, những đối tượng nào công khai nói chiến tranh tại Việt Nam là nội chiến? Việt Tân - không, BBC Tiếng Việt - không, RFA - không, các anh trai chị gái thuộc phe VNCH - cũng không nốt.

Nếu các bạn lướt Tiktok những ngày, sẽ biết về sự chúa hề của các hotgirl có bề ngoài xinh xắn, đáng yêu nhưng có vẻ như tỷ lệ nghịch với sự phát triển của trí não. Đó là việc các hotgirl sử dụng bài hát: “Gia tài của mẹ” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn làm nhạc nền trên Tiktok, trong đó đáng chú ý nhất là câu: “20 năm nội chiến từng ngày”.

Các thanh niên, thiếu niên, hotgirl vốn chỉ quen như EDM, Remix, đu những trending nhảy múa trên nền những thứ nhạc tân tiến khác, tự dưng trở thành “thẩm phán” nhạc Trịnh - một dòng nhạc rất kén người nghe.

Bài hát ấy được các cháu đem ra để khoe khéo nhan sắc, như muốn nói rằng các cháu đẹp và là một “gia tài của mẹ”. Điều hài hước ở đây là bài hát có câu: “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu”, nhưng có cháu lại mặc áo… sườn xám của Trung Quốc. Vậy là chấp nhận làm nô lệ lun á hả? Điều buồn cười ở đây là cái cụm từ “gia tài của mẹ” trong bài hát cùng tên, đầy đủ còn như thế này nữa:

“Gia tài của mẹ, một rừng xương khô

Gia tài của mẹ, một núi đầy mồ”

“Gia tài của mẹ, ruộng đồng khô khan

Gia tài của mẹ, nhà cháy từng ngàn”

“Gia tài của mẹ, một bọn lai căn

Gia tài của mẹ, một lũ bội tình”

Cái ý nghĩa của bài hát nằm ở khía cạnh phản chiến, cái cụm từ “gia tài của mẹ” ấy gắn với sự bi thương, chết chóc, giờ các cháu lại đem làm nhạc để khoe cùng với nhan sắc và “đánh đu” với dân mạng. Tức là nói chính các cháu như xương khô, núi đầy mồ, nhà cháy… luôn đó hả? Các cháu muốn làm cương thi à? Đúng như hai câu cuối, vừa lai căn, vừa bội tình.

Lai căn - hoặc lai căng ở đây là sự tiếp nhận các luồng văn hóa, thông tin rất dở hơi và không phù hợp, vì bài hát đó không phải nói về “nhan sắc” hay những điều tích cực, lai căng ở đây là có cháu đem sườn xám vào rồi nói là “dân tộc”, cháu khác thì lấy nhạc này lồng vào game Lửa Chùa - tức là Phi Phai đó, để “quyết tử với đối thủ” Trung Quốc.

Còn bội tình ở đây là gì? Đó là câu “hai mươi năm nội chiến từng ngày”, rồi nhiều cháu nghêu ngao hát bài đó, nhiều cháu bắt đầu phán xét chiến tranh Việt Nam trước 1975 là nội chiến, cháu thì các cụ hy sinh vô ích, cháu thì “nhạc vui thôi, lịch sử là cái đếch gì”, Trịnh Công Sơn nói cấm có sai…

Nguyên nhân mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết bài vẫn còn gây ra những tranh cãi. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vốn nổi tiếng, nhưng bản thân ông chỉ là một nghệ sĩ, không phải là một chuyên gia lịch sử hay chuyên gia chính trị. Từ bao giờ mà các cháu lấy lời bài hát ra làm dẫn chứng phán xét lịch sử, nói chiến tranh tại Việt Nam là nội chiến vậy?

Các cụ có câu: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”, làm méo gì có cuộc nội chiến nào ở đây? Đến lịch sử quốc tế còn ghi là “Vietnam War”, chứ không phải là “Vietnam Civil War” nhé các con giời. Vào Tiktok thấy đi đâu cũng: “Chiến tranh Việt Nam là nội chiến”, mà toàn từ các cháu còn trẻ, nhiều cháu hotgirl, rõ xinh đẹp mà điểm môn Lịch Sử chắc là toàn dưới 5 điểm hết. Cha ông đổ máu chiến đấu chống ngoại xâm, hoàn thành việc thống nhất lãnh thổ Việt Nam trước quân Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan… chứ làm quái gì có chuyện Nam bắn Bắc, Bắc bắn Nam? Tất cả ba miền Tổ Quốc đều chung một lý tưởng là thống nhất Tổ Quốc, chỉ có tụi phản động và thiếu học mới chia rẽ dân tộc này.

“Âm nhạc chỉ để nghe” thôi? Nhưng nghe bằng cái tai, tiếp thu và suy nghĩ bằng trí óc. Chứ không phải bằng cái sự nghe đó là “đái” vào lịch sử, phỉ nhổ lên công sức của cha ông như vậy à? Tại Đức, những ca khúc “quảng cáo” cho thời đại phát xít bị cấm, như bài Horst-Wessel-Lied, nếu ai khơi gợi ra sẽ bị phạt tù. Tại Hàn Quốc, những bài hát mà Nhật Bản phổ biến vào thời kỳ chiếm đóng bán đảo Triều Tiên bị cấm tuyệt đối, chỉ được giảng dạy tại một số giảng đường chuyên về lịch sử tại các trường đại học lớn. Ngoài ra, còn có rất nhiều các bài hát khác bị cấm lưu hành, cấm khơi gợi… vì nhiều lý do, như khuyến khích tự tử, tuyên truyền sai lệch về tôn giáo hay về các quốc gia khác.

Gia tài của đất nước là gì? Là vong linh của những anh hùng nghĩa sĩ, là những nấm mồ chưa biết tên vẫn còn rải rác khắp Tổ Quốc, là cuộc trường chinh thống nhất khiến hơn 3 triệu người Việt phải bỏ mạng… Gia tài của đất nước, không phải để lũ lai căng, mất gốc xuyên tạc và phỉ nhổ vào.

Các em gái ạ, các em đẹp đấy, nhưng xem ra nếu nói về tình yêu Tổ Quốc, về tự tôn dân tộc, về thái độ với thế hệ cha anh đi trước, xem ra các em chắc là chỉ đạt được 3 điểm. Khoe cái nét đẹp thì đồng ý, ai chả thích khoe, ai chả thích ngắm, nhưng đôi khi, khoe cũng cần phải suy nghĩ.

Ban tổ chức đêm nhạc 'Dấu chân địa đàng' bị cơ quan chức năng mời làm việc vì để ca sỹ Khánh Ly hát Gia tài của mẹ.

Bài hát gia tài của mẹ vì sao bị cấm

Tóm tắt vụ việc: Ngày 29/6/2022, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã làm việc với đại diện tổ chức đêm nhạc 'Dấu chân địa đàng' liên quan đến việc ca sỹ Khánh Ly hát ca khúc 'Gia tài của mẹ' của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đêm nhạc diễn ra tại sân khấu Mây - In The Nest (phường 7, Đà Lạt) với sự tham dự của khoảng 1.000 người vào tối 25/6.

Hát ca khúc trước năm 1975 không cần xin cấp phép, tại sao vẫn bị "tuýt còi"?

Trước đây, Nghị định 79/2012/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 15/2016 yêu cầu tổ chức, cá nhân muốn phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975 hoặc tác phẩm của người Việt Nam đang sinh sống và định cư ở nước ngoài trực tiếp trước công chúng và nơi công cộng bắt buộc nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Nghệ thuật biểu diễn để được xin cấp phép.

Sau khi cho phép thì mới được biểu diễn.

Tuy nhiên, khi Nghị định 144/2020/NĐ-CP ra đời đã bãi bỏ quy định này.

Việc bãi bỏ "giấy phép con" về ca khúc trước năm 1975 này được đánh giá là giúp việc quản lý được đơn giản, thông thoáng hơn và hơn cả là “đảm bảo yếu tố quyền con người…

Tuy nhiên, theo Điều 10 Nghị định 144/2020, các đơn vị muốn tổ chức biểu diễn nghệ thuật phải có văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Để xin được văn bản chấp thuận, cần chuẩn bị hồ sơ gồm Văn bản đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật và kịch bản, danh mục tác phẩm gắn với tác giả, người chịu trách nhiệm chính về nội dung chương trình.

Như vậy, tại mỗi chương trình biểu diễn, biểu diễn ca khúc nào, của ai, kịch bản ra sao đều phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Trong khi đó, đêm nhạc diễn ra tại sân khấu Mây - In The Nest (phường 7, Đà Lạt) vào tối 25/6, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng chỉ cấp phép để ca sĩ Khánh Ly biểu diễn 24 bài hát gồm: Tình xa; Như cánh vạc bay; Dấu chân địa đàng; Như một lời chia tay; Rơi lệ; Ru người; Lời buồn thánh; Ngủ đi con; Người con gái Việt Nam da vàng; Kinh khổ; Mây hại Bên ni bên nớ; Chờ; Tiếng sáo thiên thai; Xin cho tôi; Và con tim đã vui trở lại; Ca dao mẹ; Xin còn gọi tên nhau; Bài tình ca cho em; Xa em kỷ niệm; Còn mãi tìm nhau; Xin trả nợ người; Hẹn hò; Cỏ hồng; Thiên thai.

Bát bài “Gia tài của mẹ” hoàn toàn không có trong danh sách ca khúc được cấp phép. Vì thế, khi biểu diễn ca khúc chưa được cấp phép là trái quy định.

Bài hát gia tài của mẹ vì sao bị cấm

Khánh Ly hát Gia tài của mẹ tại Đà Lạt tối 25/6/2022

Hát ca khúc chưa được cấp phép biểu diễn, ai bị phạt?

Căn cứ khoản 2 Điều 11 Nghị định Nghị định 38/2021/NĐ-CP, trường hợp tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn không đúng nội dung ghi trong văn bản chấp thuận bị phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng.

Tuy nhiên, đây là mức phạt tiền với cá nhân, tổ chức vi phạm bị phạt tiền gấp đôi, tương đương từ 20 đến 30 triệu đồng

Riêng trường hợp biểu diễn nghệ thuật, thi, liên hoan có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; phủ nhận thành tựu cách mạng... thì bị phạt tiền từ 25-30 triệu đồng với cá nhân vi phạm, 50-60 triệu đồng nếu tổ chức vi phạm. Đồng thời, đình chỉ hoạt động biểu diễn từ 6 tháng đến 12 tháng đối với người biểu diễn vi phạm.

Đối với hành vi tổ chức biểu diễn, thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân thì bị phạt tiền từ 45-50 triệu đồng (phạt gấp đôi nếu là tổ chức vi phạm). Đồng thời, đình chỉ hoạt động tổ chức biểu diễn từ 12 tháng đến 24 tháng.

Như vậy, trước hết, do tổ chức biểu diễn không đúng nội dung ghi trong văn bản chấp thuận, công ty Mây Lang Thang - đơn vị tổ chức buổi biểu diễn sẽ bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng.

Trên đây là giải đáp vì sao Khánh Ly hát Gia tài của mẹ lại bị "tuýt còi"? Bị phạt thế nào? Ai bị phạt? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 

Bài hát gia tài của mẹ vì sao bị cấm
 19006199 để được hỗ trợ.



Tại sao bài hát Gia Tài Của Mẹ bị cấm phát hành cũng như nhiều bài hát khác của Trịnh Công Sơn và Khánh Ly. Bài hát Gia Tài Của Mẹ sáng tác năm nào, Nội dung ra sao mà khi ca sĩ Khánh Ly hát tại Đà Lạt lại bị cơ quan chức năng Việt Nam tuýt còi? Tìm hiểu thêm thì bài Da Vàng cùng nhiều sáng tác khác của dòng nhạc Trịnh cũng bị cấm nhiều năm qua.

Gia Tài Của Mẹ ra đời năm 1965 nằm trong dòng nhạc Phản Chiến của Trịnh Công Sơn. Các sáng tác trong dòng nhạc này phản đối chiến tranh Việt Nam nên bị cả bên Cộng Hoà lẫn Cộng Sản cấm. Như bài Gia Tài Của Mẹ gọi cuộc chiến 20 năm là Nội Chiến, nó đi ngược với tính chính nghĩa của cả hai bên khi cho rằng mình đang đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Bài hát gia tài của mẹ vì sao bị cấm

Vì sao Gia Tài Của Mẹ bị cấm

Theo tìm hiểu của Yeutrithuc.com thì lý do ca khúc Gia Tài Của Mẹ tại sao bị cấm là vì:

– Nội dung bài hát Gia Tài Của Mẹ phản ánh bản chất cuộc chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam là Nội Chiến, trái ý chính quyền Cộng Sản luôn coi đó là bản hùng ca chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc.

– Khánh Ly là một trong những ca sĩ hải ngoại công khai chống đối Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Trước sự kiện ca sĩ Khánh Ly hát tại Đà Lạt ca khúc “Gia tài của mẹ” bị cấm, nhà thơ Lưu Trọng Văn (con trai Lưu Trọng Lư) bộc bạch trên Facebook:

Lý do vì sao bài hát Gia Tài Của Mẹ bị cấm vì “Gia tài của mẹ” là bài ca sự thật.

Sự thật bắc-nam thù nghịch bởi ý thức hệ Quốc gia- Cộng sản.

Sự thật hàng triệu người Việt cả hai bên đã chết dù bởi súng Mỹ hay súng Liên Xô, Trung Quốc.

Sự thật 21 năm chiến trận, người Mỹ chỉ tham chiến hơn 8 năm từ 1964 đến đầu năm 1973.

Sự thật là cuộc nội chiến ý thức hệ ấy đến tận hôm nay vẫn chưa dứt khi quan hệ Việt-Mỹ đã là bạn đối tác toàn diện-tay trong tay.

Nếu không phải nội chiến thì khi Mỹ rút quân:

Tại sao Nam- Bắc lại tiếp tục bắn giết nhau?

Tại sao sau 30/4/1975 hàng triệu sĩ quan, công chức VNCH bị đi cải tạo, nhiều người đến chục năm?

Tại sao con cái của những người của VNCH bị kì thị không được vào đại học?

Tại sao đa số các sản phẩm văn hoá của chế độ VNCH bị tiêu huỷ hoặc bị cấm?

Và tại sao hàng triệu người phải bỏ nước ra đi, thân gửi biển cả, chả biết đâu bến bờ?

47 năm rồi điều đơn giản nhất là nhìn nhận sự thật với không ít nhà lãnh đạo
VN vẫn là khúc xương khó gặm, vẫn là hào luỹ khó vượt qua thì làm sao hội tụ Dân tộc, thì làm sao Đoàn kết Quốc gia?

Đến tận hôm nay, Đất nước cứ đụng đến quá khứ dù chỉ là một ca khúc, một nhân vật lịch sử, lại bời bời chia rẽ, thì điều Trịnh Công Sơn cất lên trong ca khúc “Gia tài của mẹ” chua chát thay vẫn còn nguyên là gia tài của mẹ:

Một nước Việt buồn.

Bởi, còn nguyên đó những đứa con chung một cha vẫn chưa quên hận thù.

Bởi, còn nguyên đó giằng xé trong mỗi người Việt cuộc nội chiến của chính mình.

Bởi, còn nguyên đó không ít đứa con bội tình.

Chưa hết, Tiktok từ năm 2021 xuất hiện trào lưu sử dụng bài hát Gia Tài Của Mẹ làm nhạc nền mà đáng chú ý nhất phải kể đến câu “20 năm nội chiến từng ngày”.

Bài hát gia tài của mẹ vì sao bị cấm

Nhiều đứa trẻ bắt đầu phán xét lại cuộc chiến tranh Việt Nam trước năm 1975 và gọi đó là nội chiến Bắc Nam, nồi da nấu thịt, anh em tương tàn.

Lời bài hát Gia Tài Của Mẹ lysics – Sáng tác: Trịnh Công Sơn, năm 1965

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu Một trăm năm đô hộ giặc Tâу Hai mươi năm nội chiến từng ngàу Gia tài của mẹ để lại cho con

Gia tài của mẹ là nước Việt buồn