Bí thư đầu tiên của huyện triệu phong là ai

Khởi sắc trên vùng quê cách mạng

Những ngày đầu năm 2020, khi đất nước đang hân hoan hướng tới Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2020) và mừng Xuân Canh Tý, trở về với vùng đất giàu truyền thống cách mạng Triệu Phong, quê hương của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam - Tổng Bí thư Lê Duẩn, hẳn ai cũng thấy vui mừng trước những nét khởi sắc về kinh tế, xã hội, hạ tầng và không gian làng mạc, cả những sự đổi thay trong đời sống người dân.

Bí thư đầu tiên của huyện triệu phong là ai

Người dân đến dâng hương tri ân cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại xã Triệu Thành.

Ngay bên dòng Thạch Hãn, màu sắc rực rỡ từ cánh đồng hoa hướng dương đã mang đến khí Xuân cho vùng quê xã Triệu Thành – nơi được xem là “chiếc nôi” cách mạng ở Triệu Phong.

Ông Trần Thế Nhân- Chủ tịch UBND xã Triệu Thành phấn khởi cho biết, phát huy truyền thống 90 năm có Đảng, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Triệu Thành luôn đoàn kết, xây dựng địa phương lớn mạnh về mọi mặt, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng.

Nền kinh tế của xã phát triển khá toàn diện, tổng giá trị sản xuất các ngành tăng khoảng 14-15%, thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người/ năm.

Đặc biệt, xã Triệu Thành là đơn vị đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới của huyện Triệu Phong.

Bí thư đầu tiên của huyện triệu phong là ai

Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Người dân Triệu Thành luôn tự hào là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên tại Quảng Trị - chi bộ An Tiêm; đồng thời cũng là mảnh đất sinh ra nhà lãnh đạo của Đảng là Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Theo các tài liệu lịch sử, giữa tháng 11/1929, tại đình làng An Tiêm, chi bộ Đảng An Tiêm ra đời, gồm 3 chiến sĩ cộng sản, do ông Đoàn Bá Thừa làm Bí thư. Đây là một trong những chi bộ Đảng đầu tiên ở tỉnh Quảng Trị.

Trong quá trình đấu tranh cách mạng, Chi bộ An Tiêm vừa là cơ sở quan trọng, là cầu nối liên lạc tin cậy của Xứ ủy để lãnh đạo phong trào các tỉnh phía Bắc và phía Nam.

Bí thư đầu tiên của huyện triệu phong là ai

Xã Triệu Thành kỷ niệm 90 năm thành lập chi bộ Đảng An Tiêm vào năm 2019.

Sự ra đời của chi bộ An Tiêm đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng cho phong trào cách mạng ở Quảng Trị. Sau khi thành lập, chi bộ đảng cộng sản đầu tiên đã đề ra chương trình và tổ chức hoạt động, tích cực tuyên truyền giác ngộ gây cơ sở, tổ chức đoàn thể cách mạng, làm nền móng vững chắc để Xứ ủy quyết định thành lập thêm 2 chi bộ Tường Vân (Triệu Phong) và Chi bộ Tân Tường (Cam Lộ) vào đầu năm 1930 ở tỉnh Quảng Trị.

Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ An Tiêm, nhân dân Triệu Thành luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, trung thành với đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc của cách mạng, tổ chức nuôi dưỡng, che giấu cán bộ. Từ đó, các cán bộ, đảng viên, các cơ sở đảng của xã luôn được bảo vệ tốt, đảm bảo duy trì hoạt động trong mọi tình huống.

Bí thư đầu tiên của huyện triệu phong là ai

Địa điểm nơi ra đời chi bộ Đảng An Tiêm. Ảnh: Minh Kha

Là nơi nuôi dưỡng nhiều chiến sĩ cách mạng, trong đó có Tổng Bí thư Lê Duẩn người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần tô thắm thêm truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc.

90 năm có Đảng, diện mạo quê hương đổi thay

Ông Đặng Thông, đảng viên cao tuổi ở thôn An Tiêm, chia sẻ: “Sự kiện Chi bộ An Tiêm ra đời đã góp phần định hướng, lãnh đạo phong trào cách mạng đi đến thắng lợi. Trải qua 90 năm từ ngày có Đảng, quê hương ngày càng khởi sắc, kinh tế phát triển đi lên, đời sống người dân được nâng cao, xứng đáng với sự hy sinh của các thế hệ đi trước”.

Anh Đặng Nguyên Hiệp - Trưởng thôn An Tiêm cho biết: Thôn An Tiêm có 317 hộ, trên 1.300 nhân khẩu. Nhờ xác định được hướng phát triển kinh tế đúng đắn trên cơ sở phát huy lợi thế của địa phương nên thôn An Tiêm đã có bước phát triển khá toàn diện. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn từng bước được hoàn thiện, 100% tuyến đường giao thông nông thôn đã bê tông hóa.

Bí thư đầu tiên của huyện triệu phong là ai

Triệu Phong ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất.

Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống tinh thần của người dân cũng được cải thiện đáng kể, nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao truyền thống đã được thôn tổ chức vào các dịp lễ, tết trong năm, thu hút đông đảo người dân tham gia.

Đạt được những kết quả trên, trước hết do Chi bộ luôn chăm lo củng cố, xây dựng tổ chức đảng và coi trọng chất lượng đảng viên. Tập thể chi bộ đã khéo léo chuyển những quyết tâm của mình thành sức mạnh của lòng dân, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Đình làng An Tiêm hiện trở thành “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng.

Ông Trần Xuân Anh – Phó Bí thư thường trực Huyện uỷ Triệu Phong cho biết: Phát huy truyền thống anh hùng của quê hương, là một vùng quê giàu truyền thống và sớm được tiếp nhận ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, nơi sản sinh ra những người con ưu tú, sớm giác ngộ đi theo con đường cách mạng, tự hào là nơi thành lập những chi bộ Cộng sản đầu tiên ở tỉnh Quảng Trị.

Bí thư đầu tiên của huyện triệu phong là ai

Trục giao thông trung tâm qua huyện Triệu Phong lộng lẫy dịp Xuân về.

90 năm qua kể từ ngày có Đảng lãnh đạo, đặc biệt sau 30 năm xây dựng và phát triển, từ một huyện thuần nông, có xuất phát điểm thấp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu, chưa đồng bộ, Đảng bộ huyện Triệu Phong đã nỗ lực vượt bậc.

Theo lãnh đạo huyện Triệu Phong, đến nay trên bình diện chung địa phương đã có sự phát triển đáng khích lệ; nền kinh tế tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2010 - 2020 đạt trên 11,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 52,5 triệu đồng/người/năm vào năm 2020; bộ mặt nông thôn, đô thị ngày càng khởi sắc, toàn huyện có 10/18 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 55,5%.

Sự nghiệp y tế, giáo dục, chăm lo các đối tượng chính sách, thương binh, liệt sĩ, người có công, an sinh xã hội, lao động việc làm, giảm nghèo được chú trọng, nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân, giữ vững quốc phòng – an ninh.

Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên từng bước được nâng lên; hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, chất lượng công vụ của cán bộ, công chức có nhiều tiến bộ; vai trò của mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy. Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII được triển khai sâu rộng, hiệu quả rõ nét. Nội bộ đoàn kết, xã hội đồng thuận, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, chung sức, chung lòng phấn đấu vì sự phát triển địa phương.

Đăng Đức – Minh Kha

Triệu Phong là một huyện thuộc tỉnh Quảng Trị, Việt Nam.

Bí thư đầu tiên của huyện triệu phong là ai

Triệu Phong

Huyện Huyện Triệu Phong

Biểu trưng

Hành chínhQuốc giaViệt NamVùngBắc Trung BộTỉnhQuảng TrịHuyện lỵThị trấn Ái TửTrụ sở UBNDSố 246, đường Lê Duẩn, thị trấn Ái TửPhân chia hành chính1 thị trấn, 17 xãThành lập1918Tổ chức lãnh đạoChủ tịch UBNDPhan Văn LinhChủ tịch HĐNDLê Cảnh BiênChủ tịch UBMTTQTrần Việt DũngChánh án TANDNguyễn Xuân HảiViện trưởng VKSNDDương Xuân SanhBí thư Huyện ủyLê Cảnh BiênĐịa lýTọa độ: 16°51′B 107°06′Đ / 16,85°B 107,1°Đ / 16.85; 107.1
Bí thư đầu tiên của huyện triệu phong là ai
Bản đồ huyện Triệu Phong

Bí thư đầu tiên của huyện triệu phong là ai

Bí thư đầu tiên của huyện triệu phong là ai

Triệu Phong

Vị trí huyện Triệu Phong trên bản đồ Việt Nam

Diện tích354,92 km2Dân số (2019)Tổng cộng88.852 ngườiThành thị4.320 ngườiNông thôn84.532 ngườiMật độ306 người/km²Dân tộcKinh...KhácMã hành chính469[1]Biển số xe74-D1Websitetrieuphong.quangtri.gov.vn
  • x
  • t
  • s

Huyện nằm về phía Đông Nam của tỉnh và trãi ngang như một tấm khăn chùng từ nơi giáp giới với hai huyện Cam Lộ, huyện Đakrông ra đến biển đông; chiều dài trên đất liền tư Tây sang Đông hơn 30 km, chiều rộng ở vùng đồng bằng từ 10 đến 13 km.

  • Phía bắc giáp huyện Gio Linh với ranh giới tự nhiên là sông Thạch Hãn
  • Phía nam giáp thị xã Quảng Trị
  • Phía tây giáp huyện Cam Lộ
  • Phía tây bắc giáp thành phố Đông Hà
  • Phía tây nam giáp huyện Đakrông
  • Phía đông nam giáp huyện Hải Lăng
  • Phía đông giáp với Biển Đông

Huyện Triệu Phong nằm về phía đông nam của tỉnh và trải ngang như một tấm khăn chùng từ nơi giáp giới với hai huyện Cam Lộ và Đakrông ra đến Biển Đông; chiều dài trên đất liền từ tây sang Đông hơn 30 km, chiều rộng ở vùng đồng bằng từ 10 đến 13 km. Diện tích tự nhiên của huyện là 354,92 km², dân số của huyện tính đến tháng 4/2009 là 108.657 người.[2]

Thị trấn Ái Tử là trung tâm kinh tế - văn hoá xã hội của huyện cách thành phố Đông Hà 7 km về phía nam và thị xã Quảng Trị 6 km về phía bắc. Triệu Phong là một huyện chủ yếu gồm đồng bằng ven biển với một ít gò đồi thấp thuộc các xã Triệu Thượng và Triệu Ái ở phía tây, địa hình phía đông huyện là cồn cát, đụn cát trắng. Đoạn cuối của sông Thạch Hãn chảy ra cửa biển Cửa Việt nằm trên địa bàn.

Điều kiện tự nhiên

Địa hình

Địa hình huyện Triệu Phong nghiêng từ Tây sang Đông, được chia 3 vùng rõ rệt: gò đồi, đồng bằng và vùng cát ven biển:

  • Vùng gò đồi chiếm 51,08% diện tích đất tự nhiên của huyện gồm các xã Triệu Thượng, Triệu Ái và một phần của xã Triệu Giang. Đây là nơi phát triển các loại cây công nghiệp, cây lấy gỗ kết hợp trồng cây hoa màu, cây lương thực và phát triển kinh tế trang trại.
  • Vùng đồng bằng rộng từ 7 đến 8 km với diện tích chiếm 38,39% diện tích đất tự nhiên gồm các xã: Triệu Thành, Triệu Long, Triệu Đông, Triệu Hòa, Triệu Đại, Triệu Độ, Triệu Thuận, Triệu Phước, Triệu Trạch, Triệu Sơn, Triệu Trung, Triệu Tài, một phần của xã Triệu Giang và thị trấn Ái Tử.
  • Phía Đông huyện là một dãi cát dài chạy theo bờ biển suốt từ Bắc chí Nam dài trên 15 km, rộng từ 4 đến 4,5 km với diện tích chiếm 10,53% đất tự nhiên của huyện gồm các xã Triệu Lăng, Triệu Vân, Triệu An. Đây là một phần của dãi tiểu Trường Sa. Có bờ biển dài 18 km. Ngư trường đánh bắt tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như mực, ghẹ, tôm, các loài cá phục vụ xuất khẩu.[3]

Khí hậu

Huyện Triệu Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa được phân thành 2 mùa: Mùa mưa rét và mùa khô nóng.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23 đến 25 °C, nhưng lại có biên độ dao động khá lớn (tháng cao nhất 35–39 °C, tháng thấp nhất 12–13 °C) Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.500–2.700mm, cao hơn mức trung bình của cả nước và phân bố không đều, tập trung chủ yếu là từ tháng 9 đến tháng 12 nên thường dễ gây hạn hán và lũ lụt.

Chất đất vùng đồng bằng phì nhiêu, rất tiện lợi cho việc canh tác và đưa các loài cây trồng mới có năng suất chất lượng cao vào sản xuất; hứa hẹn một cuộc sống bình yên, no ấm; xóm làng xanh tươi, trù phú.

Huyện Triệu Phong có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Ái Tử (huyện lỵ) và 17 xã: Triệu Ái, Triệu An, Triệu Đại, Triệu Độ, Triệu Giang, Triệu Hòa, Triệu Lăng, Triệu Long, Triệu Phước, Triệu Sơn, Triệu Tài, Triệu Thành, Triệu Thuận, Triệu Thượng, Triệu Trạch, Triệu Trung, Triệu Vân.

Mảnh đất Triệu Phong chính thức thuộc về bản đồ nước Đại Việt từ năm 1306, lúc hai Châu Ô – Rí được vua Champa là Chế Mân làm sính lễ cưới Công chúa Huyền Trân - con gái vua Trần Nhân Tông. Từ năm đó về trước, sử cổ chỉ cho biết mảnh đất này là một phần của Bộ Việt Thường – một trong 15 Bộ của nước Văn Lang đời các Vua Hùng. Sau năm 207 (trước Công nguyên) là một phần của huyện Tỳ Cành, quận Nhật Nam thời Bắc thuộc. Giữa thế kỷ IV lúc vua Champa là Phạm Văn đánh đuổi quân Hán ra khỏi Đèo Ngang, trở thành một phần đất của Châu Ô, thuộc Vương quốc Champa.

Sau khi tiếp quản, nhà Trần cho di dân từ phía Bắc vào, mở đầu quá trình hình thành làng xã và thành lập đơn vị hành chính. Quá trình dời dân diễn ra 3 đợt chính:

  • Đợt thứ nhất từ năm 1307: Trong đợt di dân này,số dân và số làng chưa nhiều. Theo sách minh chí của Trung Quốc, đến giưa thập kỷ thứ 2 thế kỷ XV (tức hơn một thế kỷ sau) cả hai Châu Thuận và Hoá mới chỉ có 79 làng với 1.470 nhà và 5.662 khẩu.
  • Đợt thứ hai vào những năm đầu đời Lê Thánh Tông, là một đợt khá lớn. Theo sách Thiên Nam dư hạ tập viết năm 1483 thì riêng huyện Võ Xương đã có đến 53 làng. Năm 1553, sách Ô Châu cận lục của Dương Văn An ghi số làng 59. Lúc này các làng ở vùng đồng bằng đã khá nhiều, vùng trung du ít hơn, và dọc bãi cát chỉ có người ở, chưa hình thành làng xã.
  • Đợt thứ ba bắt đầu từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá (1558) trở đi. Đây là đợt di dân lớn nhất. Hai thế kỷ sau, năm 1776, sách Phủ Biên tạp lục đã cho biết huyện Đăng Xương gồm có 5 tổng, 107 xã, 29 phường, 7 giáp (huyện Đăng Xương lúc đó còn bao gồm cả tổng An Phúc, huyện Hải Lăng và tổng An Lạc của huyện Cam Lộ, còn tổng Hoa La và tổng An Dã thuộc huyện Hải Lăng).

Từ đây, việc di dân, lập làng chỉ còn diễn ra trong phạm vi nội bộ tỉnh và huyện (số làng sau cách mạng tháng 8/1945 chỉ nhiều hơn số làng của năm 1776 là 23, trong đó tăng nhiều nhất là ở vùng trung du, miền núi (tổng An Đôn).

Song song với quá trình di dân, lập làng đã diễn ra quá trình hình thành đơn vị hành chính.

Năm 1307, nhà Trần đổi tên Châu Ô thành Châu Thuận, đặt lỵ sở tại vùng Vệ Nghĩa (xã Triệu Long bây giờ). Về hành chính, nhà Trần chia Châu Thuận thành 4 huyện. Đất Triệu Phong hiện giờ là huyện Hoa Lãng (nghĩa là đẹp và rộng thoáng).

Năm 1469, vua Lê Thánh Tông định lại bản đồ đất nước, đổi tên Hoa Lãng thành Võ Xương thuộc phủ Triệu Phong (Phủ Triệu Phong lúc này gồm 6 huyện từ Cửa Việt vào Điện Bàn (Quảng Nam – Đà Nẵng).

Năm 1604, Nguyễn Hoàng đổi thành huyện Đăng Xương, song phần đất của huyện Đăng Xương thời ấy khác với bây giờ.

Năm 1801, đặt dinh Quảng Trị, phủ Triệu Phong thuộc dinh, lãnh 3 huyện Đăng Xương, Hải Lăng, Minh Linh.

Năm 1830, đặt chức tri phủ kiêm luôn huyện Minh Lương, 2 huyện Đăng Xương, Hải Lăng chỉ thống hạt.

Năm 1836, phủ chuyển vào kiêm thay luôn Đăng Xương thống hạt 3 huyện (Minh Lương chia thành Minh Linh và Địa Linh). Đời Duy Tân, phủ chỉ là một huyện lớn không còn thống hạt). Tình trạng đó tồn tại mãi đến đời Minh Mạng, Tự Đức và Khải Định mới dần dần điều chỉnh lại thành mảnh đất như hiện nay. Quá trình điều chỉnh địa phận như sau:

  • Năm 1836, cắt tổng An Lạc về huyện Địa Linh (Gio Linh). Cắt tổng An Nhơn và 3 thôn Phương Long, Phú Hải, Thuận Đầu (thuộc tổng An Lưu) về huyện Hải Lăng. Cắt tổng An Dã và 2 làng Tam Hữu, Anh Hoa (Anh Kiệt thuộc tổng An Thái và phần lớn tổng Hoa La trừ các làng Thạch Hãn, Tý Lễ (Quy Thiện, Long Hưng, Tích Tường, Như Lệ nhập về huyện Đăng Xương).
  • Năm 1842, cắt 4 thôn Phường Thiết, Tràng Thượng, Hoà Đức, Nội Đức của tổng An Đôn nhập về huyện Thành Hoá (nay là Cam Lộ).
  • Năm 1844, do trùng với tên huý nhà Vua nên đổi Đăng Xương thành Thuận Xương.
  • Năm 1867, cắt các làng Đông Lai, Thượng Nghĩa, Đông Hà, Tây Trì thuộc tổng An Đôn về huyện Thành Hoá, đồng thời các làng Hà Xá, Trung Chỉ, Điếu Ngao, Lộc Yên từ Thành Hoá về huyện Đăng Xương.
  • Khoảng 1918-1919, đời Khải Định, qua cải cách hành chính, phủ chỉ là huyện lớn không kiêm lý huyện và Thuận Xương trở thành phủ, lấy tên là phủ Triệu Phong, gồm 5 tổng (An Đôn, Bích La, An Dã, An Cư và An Lưu).
  • Năm 1920, chuyển các thôn Duy Phiên, Thanh Xuân, Xuân Thành từ huyện Gio Linh về phủ Triệu Phong.

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, chính quyền cách mạng bỏ đơn vị tổng lập thành xã gồm một số làng.

Tháng 10 năm 1946, toàn huyện có 14 xã), bỏ đơn vị phủ thành huyện.

Năm 1950, thực hiện chủ trương của tỉnh từ 14 xã đã hợp nhất thành 10 xã lớn.

Năm 1956, Việt Nam Cộng hòa chia Triệu Phong thành 18 xã thuộc 3 quận hành chính riêng biệt là Triệu Phong, Đông Hà và Ba Lòng.

Từ năm 1976 đến nay

Năm 1977, huyện Triệu Phong hợp nhất với Hải Lăng thành huyện Triệu Hải.

Ngày 11 tháng 5 năm 1981, thành lập thị trấn Quảng Trị.

Ngày 11 tháng 9 năm 1981, chuyển hai xã Triệu Lương và Triệu Lễ về thị xã Đông Hà quản lý (nay là hai phường Đông Lương và Đông Lễ thuộc thành phố Đông Hà).

Ngày 17 tháng 9 năm 1981, theo đó:

  • Chia xã Ba Lòng thành hai xã lấy tên là xã Ba Lòng và xã Triệu Nguyên
  • Chia xã Triệu Vân thành hai xã lấy tên là xã Triệu Vân và xã Triệu An.

Từ năm 1989, tách thị trấn Quảng Trị ra để thành lập thị xã Quảng Trị.

Năm 1990, huyện Triệu Hải được tách thành hai huyện Triệu Phong, Hải Lăng và thị xã Quảng Trị, huyện Triệu Phong gồm 21 xã: Ba Lòng, Hải Phúc, Triệu Ái, Triệu An, Triệu Đại, Triệu Độ, Triệu Đông, Triệu Giang, Triệu Hòa, Triệu Lăng, Triệu Long, Triệu Nguyên, Triệu Phước, Triệu Sơn, Triệu Tài, Triệu Thành, Triệu Thuận, Triệu Thượng, Triệu Trạch, Triệu Trung, Triệu Vân.

Ngày 1 tháng 8 năm 1994, thành lập thị trấn Ái Tử từ phần đất của xã Triệu Ái.

Đến năm 1997, cắt 3 xã Ba Lòng, Triệu Nguyên, Hải Phúc về huyện Đakrông, huyện Triệu Phong còn lại 18 xã và 1 thị trấn.[4]

Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập xã Triệu Đông vào xã Triệu Thành.[5]

Huyện Triệu Phong có 1 thị trấn và 17 xã như hiện nay.

  • Đường bộ có Quốc lộ 1 chạy qua
  • Đường Quốc lộ 49C có điểm đầu tại Cầu Cửa Việt (huyện Gio Linh) và điểm cuối tại ranh giới xã Triệu Trung và huyện Hải Lăng
  • Đường sắt Thống Nhất Bắc-Nam chạy dọc theo Quốc lộ 1
  • Đường thủy có sông Thạch Hãn với cảng Cửa Việt
  • Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Cam Lộ – La Sơn đi qua đang được xây dựng.

Triệu Phong có Quốc lộ 1 và đường sắt xuyên Việt đi qua.

Ngoài các tuyến đường quan trọng nói trên, Triệu Phong có 5 tỉnh lộ, đó là:

  • Tỉnh lộ 6 từ thị trấn Ái Tử đi Thượng Phước lên đến Cùa (Cam Lộ).
  • Tỉnh lộ 578b là tuyến đường được nâng cấp từ một phần đường huyện ĐH 40 và đường vào Cầu Đại Lộ: Điểm đầu tại Cầu Đại Lộc, điểm cuối giao QL49C tại km8+500.
  • Tỉnh lộ 579: Dài 6 km từ thị trấn Ái Tử đến xã Triệu Ái.

Từ các tỉnh lộ, nhiều tuyến đường huyết mạch nối huyện đã được đầu tư nâng cấp như:

  • Đường Ba Bến – Triệu Lăng
  • Đường Triệu Tài – thị trấn Ái Tử
  • Đường Đại – Độ - Thuận – Phước
  • Đường Chợ Cạn – Bồ Bản
  • Đường Cửa Việt – Mỹ Thủy.

Trên địa bàn huyện có con sông lớn chảy qua là sông Thạch Hãn, có con sông đào Vĩnh Định và hai con sông khác là sông Vĩnh Phước và sông Ái Tử.[2]

  • Nguyễn Văn Tường: Quan Đại thần phụ chính Nhà Nguyễn, một trong những nhân vật trọng yếu của phong trào Cần Vương
  • Lê Trinh: Thượng thư bộ lễ và bộ công của triều vua nhà Nguyễn
  • Nguyễn Hữu Thận: Nhà toán học và nhà thiên văn học, đại thần trải hai triều: nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
  • Lê Duẩn: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Đoàn Khuê: Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
  • Đoàn Chương - Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam.Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược quân sự
  • Lê Chưởng - Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bí thư Xứ ủy Trung kỳ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Chính ủy kiêm phó Bí thư Quân khu Trị Thiên, Thường vụ kiêm Chính ủy Liên khu IV
  • Đặng Thí - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng
  • Trần Quỳnh: Phó thủ tướng chính phủ
  • Trần Hữu Dực: Phó thủ tướng chính phủ
  • Hồ Ngọc Đại: Tiến sĩ đầu ngành tâm lí giáo dục.
  • Duy Khánh: Ca sĩ, nhạc sĩ
  • Hoàng Thi Thơ: Nhạc sĩ
  • Như Quỳnh: Ca sĩ
  • Hoàng Phủ Ngọc Tường: Nhà văn
  • Hoài Linh (nhạc sĩ): Nhạc sĩ

  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ a b 1 tháng 11 năm “Tổng quan bản đồ hành chính Huyện Triệu Phong” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). trieuphong.quangtri.gov.vn. Truy cập 21/8/2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  3. ^ Tiềm năng và triển vọng[liên kết hỏng]
  4. ^ 31 tháng 10 năm “Mảnh đất con người” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). trieuphong.quangtri.gov.vn. Truy cập 21/8/2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  5. ^ “Nghị quyết số 832/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Trị”.

Cổng thông tin điện tử: Huyện Triệu Phong Lưu trữ 2018-07-26 tại Wayback Machine.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Triệu_Phong&oldid=68555695”