Bưu cuucj bưu chính văn hóa là gì năm 2024

Hệ thống Điểm BĐVHX được hình thành cách đây 10 năm, đã thực sự góp phần phát triển kinh tế, văn hóa khu vực nông thôn, giúp cho người nông dân chiếm số đông tại nước ta được thụ hưởng các tiện ích của công nghệ mới. Ông Đỗ Trung Tá, khi đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính-Viễn thông Việt Nam, là người có công lớn nhất trong việc xây dựng hệ thống Điểm BĐVHX. Ông vừa được trao giải thưởng Sao Khuê về những đóng góp này.

Phóng viên: Với những đóng góp quan trọng của mình trong việc xây dựng và phát triển mô hình BĐVHX trên toàn quốc từ năm 1998, xin ông cho biết những lợi ích cơ bản của Điểm BĐVHX với đời sống của người dân nông thôn?

Ông Đỗ Trung Tá: Năm 1997, tôi nhận thấy ngành Bưu điện đã có nhiều cố gắng trong việc đưa điện thoại về vùng nông thôn, tuy nhiên cách làm truyền thống không đem lại hiệu quả cao vì UBND các xã hầu như chưa khai thác được những tiện ích của phương tiện này. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đề xuất mô hình thí điểm BĐVHX.

Theo đó BĐVHX sẽ thực hiện 2 nhiệm vụ: Một là cung cấp các dịch vụ bưu chính-viễn thông (bưu điện) và hai là đưa các thiết chế về văn hóa, trước hết là văn hóa đọc cho người dân nông thôn. Khi người dân nghèo ở vùng nông thôn làm quen với mô hình BĐVHX, họ sẽ được đọc sách báo miễn phí và được tiếp cận những thông tin cụ thể về những chính sách của Đảng, Nhà nước.

Tôi đã đề nghị với (khi ấy là) Bộ Văn hóa-Thông tin cho phép được sử dụng chữ “văn hóa” cho mô hình này, với ý tưởng sẽ gắn một số thiết chế văn hóa vào địa phương. Có thể nói rằng, đến nay mô hình BĐVHX đã thành công, thực sự trở thành điểm sáng ở nông thôn Việt Nam. Tại BĐVHX, trẻ em có thể đến đọc truyện, đọc sách báo, người lớn thì có thể đến gửi thư, sử dụng điện thoại, bộ đội biên phòng có nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, giao lưu khi điều kiện cho phép…

Phóng viên: Xin ông cho biết những hiệu quả thiết thực của BĐVHX đối với đời sống của người dân nông thôn?

Ông Đỗ Trung Tá: Hiện nay, mô hình BĐVHX đã phát triển tới 9.000 điểm tại các tỉnh trên cả nước. Có thể coi đây là những bưu cục quy mô nhỏ tạo được ảnh hưởng qua lại giữa xây dựng văn hóa và hoạt động kinh doanh.

Có một thực tế là, khi các gia đình ở nông thôn sử dụng điện thoại riêng ngày càng nhiều thì doanh thu của BĐVHX bị giảm. Nhưng đó là tín hiệu đáng mừng vì mục tiêu mỗi hộ gia đình có một máy điện thoại của Nhà nước đã dần được hiện thực hóa.

Điểm BĐVHX Hùng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

Mục tiêu tiếp theo của BĐVHX là giúp người dân ở vùng nông thôn có thể tiếp cận với Internet, tại đó có thể mua bán trực tuyến, tham khảo những kinh nghiệm làm ăn, nuôi trồng thủy, hải sản thông qua Internet. Tôi kỳ vọng rằng, khi mà toàn xã hội, nhất là ở các thành phố đều có địa chỉ email thì chính các Điểm BĐVHX (đã có địa chỉ email) sẽ là những nơi để bà con nông dân có thể nhận thư điện tử thông qua địa chỉ của BĐVHX sau đó có thể in thư với chi phí thấp hơn 2.000 đồng. Thực sự đó cũng là hỗ trợ rất lớn của Nhà nước đối với bà con nông dân.

Nếu chúng ta sử dụng tốt mô hình này thì sẽ đạt hiệu quả rất cao trong việc tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như thiết thực giúp bà con mua bán các loại hàng hóa thiết yếu như phân bón, giống lúa… Chúng ta cần đưa những điểm BĐVHX thành nơi bán hàng có uy tín đối với người dân. Các doanh nghiệp cần bán hàng sẽ ký hợp đồng với BĐVHX, như vậy người nông dân sẽ tránh được tình trạng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

BĐVHX sẽ giúp nâng cao dân trí, đưa những dịch vụ tiên tiến, đưa một xã hội thông tin về với nông dân, làm thu hẹp khoảng cách thành thị với nông thôn.

Sau 10 năm thực hiện mô hình BĐVHX, tôi thấy một thực tế là xung quanh BĐVHX còn nhiều khả năng phát huy tốt hơn nữa song song với nhiệm vụ phát triển các dịch vụ bưu chính viễn thông như hiện nay. Ví dụ, hầu hết nhân viên của các Điểm BĐVHX đều có trình độ trung học phổ thông, họ lại là con em tại địa phương, nếu được bồi dưỡng kiến thức, tư tưởng, chính trị thì họ có thể trở thành những cán bộ xã rất tốt sau này, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa-xã hội.

Phóng viên: Sau 10 năm hoạt động, những hiệu ứng tích cực của mô hình này đã góp phần thu hẹp khoảng cách giữa thành thị với nông thôn. Ông có nhận xét gì về vai trò của Điểm BĐVHX trong xã hội nông thôn ngày nay?

Ông Đỗ Trung Tá: Mô hình BĐVHX đã đi đúng quỹ đạo, nhưng cũng không nên thụ động đi theo những gì đã đặt ra từ trước, nếu điện thoại đến được nhà dân thì Internet phải đến được Điểm BĐVHX. Trong tương lai, nếu tất cả các hộ dân nông thôn đều có Internet thì BĐVHX đã hoàn thành sứ mạng của mình. Lúc đó có thể nói rằng, chúng ta đã thành công mỹ mãn trong việc hình thành một xã hội thông tin hoàn chỉnh.

Chúng ta không nên coi nặng hiệu quả hữu hình là giá trị kinh tế mà hãy chú ý tới hiệu quả vô hình mà BĐVHX đem lại hàng tháng, hàng năm. Đó chính là giá trị tinh thần, sự đổi mới, cập nhật thông tin trong văn hóa ở nông thôn. Sắp tới mô hình BĐVHX sẽ trở thành nơi chi trả bảo hiểm xã hội, mua bán hàng qua mạng, gửi tiết kiệm bưu điện… Nếu sử dụng tốt thì đây chính là những đầu mối quan trọng của các ngân hàng, thúc đẩy nhanh hơn trong việc phát triển kinh tế ở nông thôn.

Tôi cho rằng, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa VNPT với các ngân hàng lớn để phát triển các dịch vụ tài chính, ngân hàng. Nếu như ngân hàng hoặc các quỹ đầu tư tận dụng được mô hình này thì đây chính là điểm cuối trực tiếp phục vụ người nông dân. Các cấp, các ngành, các địa phương hãy ủng hộ BĐVHX bằng cách tạo điều kiện hơn nữa để mô hình Điểm BĐVHX phát triển mạnh hơn, tiến tới xóa trắng các xã không có BĐVHX.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Từ năm 1998, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT) đã triển khai xây dựng hệ thống Điểm BĐVHX trên phạm vi cả nước. Đây là một chủ trương lớn của ngành Bưu điện nhằm cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin cơ bản đến với 76% cư dân vùng nông thôn, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội khu vực nông thôn, làm cho người dân được hưởng lợi ích của các dịch vụ bưu chính, viễn thông mà sự nghiệp đổi mới của Đảng ta đã mang lại. Ngoài ra, Điểm BĐVHX còn là nơi phục vụ nhân dân đến đọc sách báo miễn phí nhằm giúp người dân nông thôn có điều kiện tiếp cận với thông tin tri thức, nắm bắt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn.

Bưu điện và bưu cục khác nhau như thế nào?

Bưu cục là đơn vị có quy mô nhỏ hơn so với bưu điện. Nó thường hoạt động ở cấp địa phương và phụ trách tiếp nhận thu và phân phối đơn hàng trong khu vực cụ thể. Bưu điện là một hệ thống lớn và bao gồm nhiều bưu cục và trạm ở khắp các địa điểm.

Cục bưu chính là gì?

Mạng bưu chính là hệ thống cơ sở khai thác bưu gửi, điểm phục vụ bưu chính được kết nối bằng các tuyến vận chuyển và tuyến phát để cung ứng dịch vụ bưu chính. Mạng bưu chính công cộng là mạng bưu chính do Nhà nước đầu tư và giao cho doanh nghiệp được chỉ định quản lý, khai thác.

Bưu chính là gì cho ví dụ?

Bưu chính là một hệ thống vận chuyển thư tín, tài liệu và các gói hàng nhỏ. Một hệ thống bưu chính có thể do nhà nước hoặc tư nhân quản lý, mặc dù nhiều chính phủ giới hạn một số dịch vụ đối với các hệ thống bưu chính tư nhân.

Bưu cục phát cấp 1 là gì?

Bưu cục cấp 1 là đơn vị bưu cục được mở tại trung tâm của các tỉnh/thành phố. Bưu cục cấp 1 sẽ là nơi khai thác bưu gửi nội tỉnh, nội thành phố hoặc trong khu vực. Tuỳ vào nhu cầu của tỉnh/thành phố đó mà doanh nghiệp có thể phân bố nhiều bưu cục cấp 1 tương ứng.