Các yêu cầu đối với hồ sơ quyết toán năm 2024

https://binhphuoc.gov.vn/vi/cong-dan/cong-dan-chinh-sach/chu-dau-tu-khong-cung-cap-du-ho-so-quyet-toan-xu-ly-the-nao-155.html /themes/binhphuoc/images/no_image.gif

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

(CTTĐTBP) - Ông Phạm Văn Minh (Lào Cai) đang thực hiện quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn đầu tư công (dự án đầu tư xây dựng công trình trụ sở). Dự án đã được chủ đầu tư thuê kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán dự án. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra hồ sơ, ông phát hiện nhiều hồ sơ thiếu sót.

Các nội dung không được kiểm toán độc lập phát hiện hay nhận xét tại báo cáo kết quả kiểm toán độc lập, làm ảnh hưởng đến giá trị quyết toán.

Ông Minh đã có văn bản đôn đốc, nêu rõ các nội dung tồn tại của hồ sơ và thông báo tới chủ đầu tư để yêu cầu nhà thầu kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán lại hoặc kiểm toán bổ sung, nhưng chủ đầu tư không phản hồi, không cung cấp hồ sơ làm rõ.

Ông Minh hỏi, trong trường hợp này có quy định cụ thể nào để ông có thể trình người quyết định đầu tư quyết toán dự án trên cơ sở hồ sơ hiện có do chủ đầu tư đã bàn giao không? Nếu không thì phải xử lý chủ đầu tư ra sao? Thẩm quyền xử lý là đơn vị nào?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Tại Điều 3 Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20/2/2020 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước quy định về Chi phí đầu tư được quyết toán như sau:

"Chi phí đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác, sử dụng.

Chi phí hợp pháp là toàn bộ các khoản chi phí thực hiện trong phạm vi dự án, dự toán được duyệt và hợp đồng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật (đối với những công việc thực hiện theo hợp đồng) kể cả phần điều chỉnh, bổ sung được duyệt theo quy định và đúng thẩm quyền.

Chi phí đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt hoặc được điều chỉnh, bổ sung theo quy định của pháp luật".

Hồ sơ trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán được quy định cụ thể tại Điều 7 Thông tư số 10/2020/TT-BTC, trong đó Khoản 3 quy định như sau: "Chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình các tài liệu khác có liên quan để phục vụ công tác thẩm tra quyết toán khi cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán đề nghị bằng văn bản".

Phiếu giao nhận hồ sơ quyết toán theo Mẫu số 13/QTDA, trong đó quy định: "Trong quá trình thẩm tra quyết toán, trường hợp thiếu hồ sơ, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán sẽ có văn bản yêu cầu bổ sung. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung hồ sơ theo yêu cầu. Thời gian quyết toán sẽ tính lại từ khi nhận đầy đủ hồ sơ".

Thẩm tra quyết toán đối với dự án, công trình, hạng mục công trình đã được kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 10/2020/TT-BTC, trong đó quy định:

"Trường hợp kết quả kiểm toán có sai sót, không bảo đảm yêu cầu, không đủ nội dung theo quy định, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán thông báo cho chủ đầu tư để yêu cầu nhà thầu kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán lại hoặc kiểm toán bổ sung".

Trách nhiệm của chủ đầu tư trong quyết toán dự án hoàn thành được quy định tại Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 10/2020/TT-BTC, trong đó quy định như sau: Cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến quyết toán dự án hoàn thành theo yêu cầu của cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán.

Trách nhiệm của cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán trong quyết toán dự án hoàn thành được quy định tại Khoản 5 Điều 25 Thông tư số 10/2020/TT-BTC như sau: Chịu trách nhiệm về kết quả trực tiếp thẩm tra quyết toán trên cơ sở hồ sơ quyết toán do chủ đầu tư cung cấp.

Do đó, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán chịu trách nhiệm về kết quả trực tiếp thẩm tra quyết toán trên cơ sở hồ sơ quyết toán do chủ đầu tư cung cấp, đề nghị chủ đầu tư cung cấp tài liệu bổ sung có liên quan để phục vụ công tác thẩm tra quyết toán; chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến quyết toán dự án hoàn thành theo yêu cầu của cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán./.

Hồ sơ quyết toán là một trong những tài liệu vô cùng quan trọng, không thể thiếu mỗi khi hoàn thiện dự án. Vậy bạn có thật sự hiểu rõ về bộ văn bản này hay không? Nếu quan tâm, hãy tham khảo ngay bài viết này. Những thông tin về hồ sơ quyết toán sẽ được chia sẻ tất tần tật. Cùng tìm hiểu nhé!

Hồ sơ quyết toán bao gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ vào các nghị định của pháp luật, cũng như những thỏa thuận đã ký kết giữa các bên đối tác, nội dung của hồ sơ quyết toán bao gồm những tài liệu như bản vẽ và nhật ký thi công công trình. Bên cạnh đó, các biên bản nghiệm thu có chữ ký của cấp trên cũng cần được bổ sung nhanh chóng và kịp thời.

Các yêu cầu đối với hồ sơ quyết toán năm 2024
Hồ sơ quyết toán dự án

Không chỉ vậy, người kê khai hồ sơ buộc phải cung cấp bảng tính giá trị quyết toán, nêu rõ giá trị và số lượng công việc đã hoàn thành theo hợp đồng, các chi phí phát sinh khác nếu có.

Thông thường, nhà thầu và chủ đầu tư ít khi có hình thức kinh doanh giống nhau nên để giải quyết vấn đề này, nhiều bản thỏa thuận riêng đã được ký kết. Tuy không nằm trong điều kiện bắt buộc nhưng việc thêm vào các văn bản này sẽ đảm bảo tính trung thực và rõ ràng hơn.

Hồ sơ quyết toán công trình xây dựng

Đối với chủ đầu tư, bạn hãy chuẩn bị bản vẽ và dự toán công trình, các chi phí chênh lệch sau khi thi công trong thực tế. Ngoài ra, hợp đồng thanh lý, nghiệm thu về thiết kế, các hóa đơn đều phải có chứng từ và nguồn gốc chính xác, có con dấu đầy đủ. Biên bản ghi nhận khối lượng các vật tư thiết bị công trình cũng cần được cung cấp trong bộ hồ sơ.

Mặt khác, với đơn vị thi công cũng cần bản vẽ công trình, biên bản nghiệm thu có từng phần mục chi tiết, thể hiện những thông tin cần thiết về chủ đầu tư, chủ đơn vị thi công và đơn vị giám sát.

Hồ sơ quyết toán còn cần bản vẽ hoàn công, quyết toán công trình, một số vấn đề về xử lý phát sinh bất ngờ nếu có. Bạn cũng nên thêm vào bảng tính giá, hóa đơn đầu ra liên quan đến vật tư, chi phí, lương bổng của nhân công để dễ dàng tổng hợp và theo dõi.

Các yêu cầu đối với hồ sơ quyết toán năm 2024
Những hồ sơ dự án

Quy trình triển khai và lập hồ sơ quyết toán xây dựng

Để có thể lập được một bộ hồ sơ khoa học, rõ ràng nhưng không quá dài dòng, lan man, người làm phải lưu ý các trình tự như sau:

Tính toán khối lượng thực tế

Trước khi thi công dự án, trong bản kế hoạch đã đề cập đến kinh phí dự trù, làm căn cứ và tiêu chuẩn cho việc sử dụng sau này. Tuy nhiên, khối lượng thực tế có thể chênh lệch ít nhiều so với trước đó, dựa vào chi phí của thị trường hiện tại để tính tiền vật tư, máy móc, nhân công,...

Hướng dẫn về lập dự toán và quy định hệ số điều chỉnh

Căn cứ vào những thông báo về chi phí tại thời điểm làm quyết toán và sự thay đổi so với hiện tại mà bạn có thể nhân thêm hệ số thích hợp. Bên phía chủ đầu tư và nhà thầu cần có sự trao đổi và thống nhất với nhau, đưa ra phương án thích hợp nhất để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Cần xác định được tổng số vốn thực tế đã đầu tư, trong đó tính cả nguồn tài chính trong quá trình chuẩn bị.

Hơn thế nữa, xác định các khoản đầu tư về thiệt hại từ ảnh hưởng của môi trường như thiên tai, dịch bệnh cũng là điều bắt buộc phải thực hiện. Bạn cũng nên xác định tổng số vốn thực tế đã đầu tư, giá trị tài sản vốn có và tài sản được chuyển nhượng...

Những văn bản tài liệu này sẽ có tác động rất lớn, quyết định sự thành bại của dự án. Chính vì vậy, tùy thuộc vào quy mô và tính chất của doanh nghiệp mà bạn hãy lựa chọn xây dựng và triển khai hồ sơ sao cho phù hợp với pháp luật và yêu cầu của đối tác.

Đối với cách công trình xây dựng, hồ sơ quyết toán là yếu tố không thể thiếu. Hy vọng những thông tin chia sẻ từ bài viết sẽ giúp ai quan tâm có thêm những kiến thức hữu ích. Hãy tìm hiểu kĩ mọi thông tin để đảm bảo mọi quy trình đạt chuẩn nhé!