Cách đánh chữ đ trên máy tính

Như ngày nay, việc sử dụng máy tính trong công việc là điều tất yếu, nhưng không phải ai cũng biết cách gõ bàn phím có dấu trên máy tính đâu nhé. Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ giúp chúng ta gõ tiếng việt một cách nhanh chóng và dễ dàng trên máy tính, và Unikey là một công cụ như vậy.

Bài viết dưới đây chúng tôi chia sẻ về hướng dẫn các bước gõ bàn phím có dấu nên lưu ý. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Cách đánh chữ đ trên máy tính
 

Hướng dẫn cách gõ bàn phím có dấu

1. Phần mềm gõ bàn phím có dấu trên máy tính 

Cách gõ bàn phím có dấu trên máy tính đơn giản nhất là cài đặt phần mềm gõ tiếng Việt cho máy tính của bạn. Hiện nay trên thị trường đã có nhiều phần mềm gõ tiếng Việt ra đời với tính năng nổi bật nhưng Tin học Anh Phát chỉ giới thiệu 2 phần mềm phổ biến nhất là Unikey và Vietkey:

  • Tải phần mềm gõ tiếng Việt có dấu Unikey
  • Tải phần mềm gõ tiếng Việt có dấu Vietkey 

Cách đánh chữ đ trên máy tính

Phần mềm gõ tiếng Việt trên máy tính Unikey và Vietkey

2. Thiết lập Unikey 

Trong bài này, chúng tôi sẽ lấy ví dụ minh họa với công cụ UniKey bởi sự phổ biến và chất lượng của nó luôn là lựa chọn hàng đầu của mỗi người dùng máy tính hiện nay. Để gõ được dấu tiếng Việt có dấu, ta cần lưu ý thiết lập trên Unikey 2 thông số chính như sau:

2.1 Bảng mã tiếng Việt

Mỗi ký tự sẽ tương ứng với một mã khác nhau trong bảng mã tiếng Việt, khi bạn thao tác nhấn một phím thì máy tính sẽ ghi nhận một mã đã xuất hiện. Phần mềm bắt đầu nhận dạng mã và thể hiện ký tự tương ứng được quy định trong bảng mã và kiểu chữ đang sử dụng.

Bạn thực hiện thiết lập bảng mã tiếng Việt trên phần mềm gõ tiếng Việt có dấu trên máy tính Unikey bằng cách click chuột phải vào biểu tượng hoặc ở góc dưới bên phải của màn hình desktop, sau đó chọn “Bảng điều khiển”, bạn cũng có thể sử dụng phím tắt Ctrl + Shift + F5 hoặc click đúp vào biểu tượng để mở bảng điều khiển nhanh hơn. Cửa sổ Unikey hiện ra, ở mục “Điều khiển” - “Bảng mã”, bạn click vào ô bảng mã để lựa chọn bảng mã tiếng Việt thích hợp, cụ thể như sau:

  • Bảng mã Unicode: Bảng mã được xem là thông dụng nhất và có thể dùng cho mọi ngôn ngữ trên Thế giới cũng như dùng được trong mọi phần mềm ( Sử dụng các font chữ Arial, Verdana, Times New Roman,...)
  • Bảng mã VNI: Sử dụng các font có tiền tố là VNI (VNI-Times, VNI-Helve...).
  • Bảng mã TCVN3 (ABC): Sử dụng Font chữ ABC có dấu chấm ở đầu (.VnTimes...).
  • Một số bảng mã khác: VISCII, VPS, VIETWARE, BKHCM... tương thích với các dạng font chữ khác nhau.

Cách đánh chữ đ trên máy tính

Cửa sổ thiết lập bảng mã tiếng Việt trên Unikey

2.2 Kiểu gõ bàn phím có dấu 

Có 2 kiểu gõ dấu tiếng Việt chính là TELEX và VNI. Nếu bạn chọn sử dụng TELEX thì bạn sẽ dùng các phím chữ để gõ dấu trong khi đó VNI thì dùng các phím số. Người dùng có thể tự do lựa chọn kiểu gõ mà mình cảm thấy thích và thuận tiện nhất mà vẫn đảm bảo chữ tiếng Việt được hiển thị đúng.

Thao tác thiết lập mở “Bảng điều khiển” của Unikey cũng giống như phần thiết lập bảng mã ở trên, bạn có thể click chuột phải vào  hoặc ở góc dưới bên phải màn hình hoặc nhấn tổ hợp Ctrl + Shift + F5. Tại mục “Điều khiển” - “Kiểu gõ”, bạn chọn kiểu gõ bàn phím có dấu phù hợp nhất.

Cách đánh chữ đ trên máy tính

Cửa sổ thiết lập kiểu gõ tiếng Việt trên Unikey

>> Có thể bạn quan tâm: Các mẫu sản phẩm bàn phím tại Tin Học Anh Phát. Hãy click tìm hiểu bàn phím cơ ngay tại đây!

3. Cách tắt thiết lập bàn phím có dấu mặc định Win 10 

Có thể bạn chưa biết thì Windows 10 hiện đã tích hợp sẵn bộ công cụ gõ tiếng Việt mà bạn có thể sử dụng thay cho các phần mềm gõ có dấu như Unikey. Tuy nhiên, nếu bật cùng lúc Unikey và phần mềm được Windows hỗ trợ thì có thể dẫn đến hiện tượng xung đột. Như vậy thì bạn cần tắt bộ gõ tiếng Việt của Windows 10 để tránh lỗi này theo các bước như sau:

  • Bước 1: Bạn tìm kiếm trong Start Menu bằng cách gõ Typing, hệ thống sẽ hiện ra Typing Settings và bạn click chọn vào đó.
  • Bước 2: Tắt hết các tùy chọn ở phần Typing trong cửa sổ Typing Settings.

Cách đánh chữ đ trên máy tính

Cửa sổ Typing Settings tắt thiết lập bàn phím có dấu mặc định trên Win 10

4. Cách gõ bàn phím tiếng Việt trên máy tính.

Để bắt đầu cách gõ bàn phím có dấu trên máy tính bằng phần mềm Unikey thì bạn cần đảm bảo rằng biểu tượng ở thanh Taskbar đang hiển thị là

Cách đánh chữ đ trên máy tính

Nguyên tắc gõ tiếng Việt trên máy tính là bạn sẽ phải gõ các nguyên âm trước (a,e,i,o,u) rồi mới đến các dấu thanh, dấu mũ, dấu móc. Với những kiểu gõ khác nhau thì các phím dấu thanh, dấu mũ, dấu móc cũng sẽ khác nhau.

Bảng quy định gõ dấu tiếng Việt

Dấu

Kiểu gõ VNI

Kiểu gõ TELEX

sắc

1

s

huyền

2

f

hỏi

3

r

ngã

4

x

nặng

5

j

dấu mũ trong â, ê, ô

6

aa, ee, oo

dấu móc trong ư, ơ

7

w

dấu móc trong chữ ă

8

w

chữ đ

9

dd

xóa dấu

0

z

Ví dụ:

ba2n phi1m = bàn phím

bafn phism = bàn phím

Một số trường hợp gõ dấu đặc biệt

Trong một số trường hợp đặc biệt, bạn sẽ phải gõ dấu mà dù gõ theo chuẩn trên vẫn không ra được tiếng Việt, ví dụ như: Bắc Kanj (Kạn), Đăk Lawsk (Lắk)... thì có thể áp dụng theo công thức gõ như sau:

Bạn sẽ gặp một vài trường hợp đặc biệt mà buộc bạn phải gõ dấu không theo chuẩn của tiếng Việt, ví dụ: Bắc Kanj (Kạn), Đawawk Lawsk (Đắk Lắk),... Để thuận tiện gõ thì bạn có thể dùng phím Ctrl với công dụng ngắt các chữ ra trước khi bạn gõ dấu vì thế sẽ tránh việc dấu bị vô hiệu hóa trong các trường hợp trên.

Cụ thể:

  • Kạn = gõ chữ K, sau đó nhấn Ctrl, gõ tiếp chữ ạn
  • Đắk = gõ chữ Đ, nhấn Ctrl, gõ tiếp chữ ắk
  • Lắk = gõ chữ L, nhấn Ctrl, gõ tiếp chữ ắk

Trên đây là bài viết chúng tôi chia sẻ về cách gõ bàn phím có dấu nên lưu ý, mong rằng bài viết sẽ đem đến những thông tin bổ ích cho bạn. Nếu bạn muốn tư vấn thêm về cách gõ chữ tiếng việt có dấu hãy liên hệ với chúng tôi qua website để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Mời bạn tham khảo video cách gõ bàn phím có dấu ở dưới đây:

>> Bài viết liên quan:

Một số câu hỏi thắc mắc về máy tính trạm workstation của khách hàng

Dùng kiểu gõ VIQR trong phần mềm gõ chữ Việt có ưu điểm và khuyết điểm như sau:

Ưu điểm:

- Dễ nhớ, tiện dùng cho những ai quen gõ kiểu VIQR. - Gõ nhanh được mẫu tự đ vì gõ lặp dd → đ.

Khuyết điểm: Không gõ nhanh bằng kiểu Telex hoặc VNI vì các phím gõ dấu thanh Sắc Huyền Hỏi Ngã Nặng (’ `? ~ . ) cũng như các phím gõ dấu mũ, râu, trăng ( ^ + ( ) thì nằm rất xa nhau. Có thể nói đây là kiểu gõ chậm nhất trong 3 kiểu gõ.

3. Kiểu gõ VNI

Công ty VNISoft đặt ra một qui ước dùng các phím số để tượng trưng dấu chữ Việt trong phần mềm gõ VNI. Do đó, kiểu gõ theo qui ước này thường được gọi là kiểu gõ VNI.

Hình 2: Kiểu gõ dấu VNI.​

Nhiều người lầm việc gõ kiểu VNI với việc sử dụng phần mềm gõ VNI và bộ chữ VNI. Kiểu gõ VNI chỉ là cách dùng số tượng trưng cho dấu. Do đó, bất kỳ phần mềm gõ nào cũng có thể hỗ trợ kiểu gõ này để gõ bất cứ bộ chữ Việt nào.

Ưu điểm: Thông dụng, dễ nhớ, nhiều nhóm thiết kế phần mềm gõ chữ Việt cũng dùng kiểu gõ này.

Khuyết điểm:

- Mẫu tự “đ”: phải gõ d9, 2 phím “d” và “9” ở xa nhau. (Telex và VIQR: dd → đ , dùng phím lặp nên nhanh hơn vì không phải di chuyển ngón tay). - Mẫu tự “ă”: phải gõ a8, 2 phím “a” và “8” ở xa nhau. - Không dùng cách gõ lặp để tạo ra dấu nên phải luôn luôn di chuyển ngón tay khi gõ dấu phụ. - Rất chậm khi sử dụng bàn phím Pháp vì các phím số cần phải nhấn thêm phím “Shift”. - Trên bàn phím Mỹ, có thể nói kiểu gõ VNI nhanh hơn kiểu VIQR nhưng chậm hơn kiểu Telex.

4. Kiểu gõ Telex

Kiểu gõ Telex dùng phím lặp, dùng các mẫu tự hoặc vị trí các mẫu tự không có trong chữ quốc ngữ để gõ dấu chữ Việt.

Hình 3: Kiểu gõ dấu Telex.​

Ðây là kiểu gõ điện tín ngày xưa ở Việt Nam. Ngày nay các phần mềm gõ chữ Việt hỗ trợ qui ước gõ dấu chữ Việt theo lối này.

Ưu điểm: Các phím gõ dấu đều nằm ở 3 hàng giữa của bàn phím nên ít phải di chuyển xa ngón tay khi gõ dấu.

Khuyết điểm:

- Với những ai thường xuyên gõ xen kẽ trong văn bản các chữ nước ngoài như Anh, Pháp thì phải dùng nhiều lần phím thoát vì nếu không thì các từ nước ngoài sẽ hiện ra không đúng. - Mẫu tự “ư”: phải gõ uw, 2 phím “u” và “w” ở xa nhau. - Mẫu tự “ơ”: phải gõ ow, 2 phím “o” và “w” ở xa nhau. - Khó nhớ các dấu, không dùng quen khó có thể gõ được.

C. KIỂU GÕ TUBINHTRAN-MS VÀ MICROSOFT

Sau khi phân tích ưu và khuyết điểm của 3 kiểu gõ VIQR, VNI và Telex, chúng tôi đề nghị một kiểu gõ khác hữu hiệu hơn, xin tạm đặt tên là Tubinhtran-MS.

Kiểu gõ Tubinhtran-MS giúp ta gõ các ký tự có dấu â ê ô ă ư ơ đ được nhanh hơn vì chỉ cần gõ phím 1 lần.

Về cơ bản thì kiểu gõ Tubinhtran–MS giống như kiểu gõ Microsoft (còn có tên TCVN6064), chỉ khác qui ước phím mà thôi.



Hình 4: Kiểu gõ Tubinhtran-MS và Microsoft (TCVN6064).


Vì sao kiểu gõ Tubinhtran-MS lại qui ước khác với Microsoft?

• Về phím dấu thanh: kiểu gõ Tubinhtran-MS dễ nhớ và thuận tiện hơn. - Chọn phím 1 2 3 4 5 cho các dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, để dễ nhớ vì nó theo thứ tự ta đã học chữ quốc ngữ, lại giống thứ tự của kiểu gõ VNI. Còn Microsoft lại đổi qua thứ tự khác là: huyền hỏi ngã sắc nặng (56789) nên khó nhớ. - Quan trọng hơn, tần số xuất hiện của các số 0, 1, 2, 3, 4, 5 thì nhiều hơn số 6, 7, 8, 9 trong các văn bản. Do đó, dùng kiểu gõ Tubinhtran-MS thì khi cần có số 0, 1, 2, 3, 4, 5 thì ta không cần phải gõ phím thoát trước đó. Ta chỉ dùng phím thoát hoặc phím lặp khi cần có số 6, 7, 8, 9. Còn kiểu Microsoft thì ngược lại, khi cần có số 0, 1, 2, 3, 4, 5 thì ta phải gõ phím thoát hoặc phím lặp trước đó. • Về phím dấu phụ: kiểu gõ Tubinhtran-MS rất dễ nhớ. - Phím 6 = â (trên phím 6 có dấu ^ và số 6 khi lật qua bên thì gần giống a, nhìn vào dễ nhớ là â). - Phím 7 = ê (số 7 cũng gần giống ^ nên nhìn vào dễ nhớ là ê). - Phím 8 = ô (số 8 cũng gần giống o nên nhìn vào dễ nhớ là ô). - Phím 9 = ă (vì trên phím 9 có dấu trăng ( nên nhìn vào dễ nhớ là ă). - Phím [ = ư và phím ] = ơ , giống kiểu Microsoft, vì tần xuất “ư” cao hơn “ơ” trong các vần tiếng Việt. Chọn [ = ư hợp lý hơn vì phím [ gần trung tâm bàn phím hơn. Sau cùng, đặt tên Tubinhtran-MS để người dùng thấy sự gần gũi với kiểu gõ dấu Microsoft (MS).

D. CÁCH DÙNG KIỂU GÕ TUBINHTRAN-MS Ở WINVNKEY

Nếu bạn thấy kiểu gõ Tubinhtran-MS hữu hiệu thì có thể tự cài đặt kiểu gõ này vào phần mềm gõ mà mình đang dùng. Nếu không cài đặt được vì phần mềm bạn đang dùng chưa có đủ chức năng thích hợp thì chúng tôi xin giới thiệu một phần mềm đã tích hợp sẵn kiểu gõ Tubinhtran-MS. Đó là phần mềm gõ WinVNKey (winvnkey.sf.net). WinVNKey là phần mềm gõ chữ Việt và các ngôn ngữ khác trong môi trường Windows, do TS Ngô Đình Học và nhóm thảo chương TriChlor tại Hoa-Kỳ thực hiện. WinVNKey chạy trên Windows. Kiểu gõ Tubinhtran-MS được hỗ trợ kể từ phiên bản 5.5.463, phát hành vào tháng 1 - 2010. 1) Tải xuống phiên bản WinVNKey 5.5.463, chọn 1 trong 2 bản sau:

WinVNKey 5.5.463 (bản ZIP)


http://winvnkey.sourceforge.net/beta/download/wvnkey5.5.463-winnt-without-HanNom.zip

Riêng những ai chưa thạo dùng máy vi tính, có thể đọc thêm bài “Tải xuống WinVNKey & Gõ chữ Việt” ở đường dẫn http://chuvietnhanh.sourceforge.net/TaiXuongWinvnkeyVaGoChuViet.htm (hoặc bài “Cách gõ tiếng Việt bằng bộ gõ WinVNKey” ở đường dẫn: http://echip.com.vn/cach-go-tieng-viet-bang-bo-go-winvnkey-a20130729125310905-c1143.html) để biết cách tải xuống, cài đặt WinVNKey và cách gõ tiếng Việt theo các kiểu gõ dấu: VIQR, VNI, Telex, Tubinhtran-MS, Microsoft …

2) Khởi động WinVNKey và điều chỉnh trang chính WinVNKey như hình 5.

Hình 5: Trang chính WinVNKey để dùng kiểu gõ Tubinhtran-MS.​

3) Điều chỉnh xong là có thể dùng kiểu gõ Tubinhtran-MS để gõ tiếng Việt theo cách thông thường.

Lưu ý:

• Điều chỉnh như trên thì không những ta có thể gõ dấu theo kiểu gõ Tubinhtran, mà còn có thể gõ nhanh một số phụ âm đầu như:

- Gõ f bung ra ph (vd: gõ fi → phi) .


- Gõ q bung ra qu (vd: gõ qa → qua).
- Gõ j bung ra gi (vd: gõ ja → gia).
- Gõ k bung ra kh (nếu chỉ muốn k thì ta gõ nhanh 2 lần phím k. Lý do của sự chọn đặt này là vì phụ âm kh đứng trước tất cả nguyên âm trong khi k chỉ đứng trước: i, ê, e). • Điều chỉnh như trên thì ta phải gõ chữ Việt theo bộ chữ Unicode với các phông chữ của Unicode như: Arial, Tahoma, Verdana, Times New Roman, Courier New, ... chẳng hạn. Nói cách khác, cách chọn các bộ chữ trong WinVNKey như sau. Ví dụ: - Nếu dùng phông của Unicode thì phải chọn bộ chữ là Unicode (bộ chữ thứ 4 trong ô “Bộ chữ” ở trang Chính của khung WinVNKey). - Nếu dùng phông của VPS thì phải chọn bộ chữ là VPS (bộ chữ thứ 11 trong WinVNKey). - Nếu dùng phông của VNI thì phải chọn bộ chữ là VNI (bộ chữ thứ 10 trong WinVNKey). - v.v...

E. KẾT LUẬN

• Hiện nay, ngày càng nhiều người gõ chữ Việt có dấu vì bộ chữ Unicode đã được phổ biến khắp thế giới, giúp việc viết đọc chữ Việt trên máy vi tính và internet được thống nhất và thuận tiện hơn. Nhưng đa số chúng ta vẫn còn dùng 3 kiểu gõ dấu đã có từ xa xưa là: VIQR, Telex, VNI.

- Kiểu gõ VIQR có từ thời chưa có máy vi tính. Nó chỉ thích hợp khi Unicode chưa được phổ biến. Đây là kiểu gõ chậm nhất vì nó dùng dấu sẵn có trên bàn phím Mỹ để gõ dấu nên các phím gõ dấu nằm rất xa các phím nguyên âm.

- Kiểu gõ Telex có từ thời chưa có máy vi tính, chỉ thích hợp trong việc viết điện tín bằng máy đánh chữ. Những ai thường xuyên gõ xen kẻ trong văn bản các chữ nước ngoài như Anh, Pháp thì phải dùng nhiều lần phím thoát để chữ nước ngoài được hiện ra đúng.

- Kiểu gõ VNI dùng các phím số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 tượng trưng cho các dấu nên dễ nhớ nhưng gõ không nhanh. Nó không dùng phím lặp để tạo ra dấu nên ta phải luôn di chuyển ngón tay khi gõ dấu phụ: mũ, râu, trăng, gạch ngang chữ đ. Kiểu gõ này không gõ nhanh được tối ưu.

Với các hạn chế nêu trên của 3 kiểu gõ VIQR, Telex và VNI, thiết nghĩ ta nên tìm một kiểu gõ khác nhanh hơn. Kiểu gõ Tubinhtran-MS được trình bày ở trên nên xem như là một suy tìm kiểu gõ tối ưu. Chỉ cần tốn khoảng nửa giờ tập là ta có thể gõ nhanh kiểu gõ Tubinhtran-MS, dù ta đang gõ quen với bất kỳ kiểu gõ nào.

• Kiểu gõ Tubinhtran-MS được tích hợp sẵn trong WinVNKey từ phiên bản beta 5.5.463, phát hành tháng 1-2010. Những ai hiện dùng WinVNKey các phiên bản cũ hơn mà không muốn dùng phiên bản 5.5.463 thì có thể tích hợp kiểu gõ Tubinhtran-MS vào theo như hướng dẫn của bài “Làm sao cài kiểu gõ dấu chữ Việt của riêng mình vào WinVNKey” ở http://chuvietnhanh.sf.net/LamSaoCaiKieuGoDauCuaRiengMinhVaoWinVNKey.htm

• Kiểu gõ Tubinhtran-MS thì rất thích hợp cho phương pháp mới gõ tắt chữ Việt được cài sẵn trong WinVNKey. Ta gõ chữ tắt nhưng nhờ có phần mềm xử lý nên máy vi tính vẫn hiện ra chữ Việt trọn vẹn. Để hiểu phương pháp này, xin đọc bài “Phương pháp mới gõ tắt chữ Việt” ở http://chuvietnhanh.sourceforge.net/PhuongPhapMoiGoTatChuViet.htm

TRẦN TƯ BÌNH & TS NGÔ ĐÌNH HỌC (chuvietnhanh.sf.net / winvnkey.sf.net)

-----------------

NGUỒN: http://chuvietnhanh.sourceforge.net/MotKieuGoDauChuVietRatNhanh.htm