Cách đòi lương công ty cứ

Tối nay chả biết làm gì, lướt facebook chơi thì thấy bài viết này hay hay. Tôi thấy có giá trị tham khảo nên mạn phép chủ nhân stt mang về blog để mọi người cùng đọc. Ai thấy nội dung ok, vui lòng để lại vài dòng cảm ơn tới tác giả nhé.

Thời sinh viên đi làm thêm rất nhiều công việc khác nhau,trong đó tôi từng 2 lần bị chủ doanh nghiệp "xù" tiền công.Lần thứ nhất tôi làm thêm ở một công ty chế biến cá khô.Vào một buổi chiều đẹp trời tôi đến công ty làm,thấy mấy chục công nhân,kế toán,nvvp tụ tập trước cổng.Sau một thoáng ngạc nhiên thì tôi được biết giám đốc công ty mới bỏ trốn hồi đêm hôm trước.Có nhiều người mất mấy tháng lương,nặng nhất là mấy người làm văn phòng,kế toán vì họ lương cao và lại bị nợ mấy tháng liền.Tôi chỉ bị mất khoảng 20 ngày công làm thêm nên không buồn lắm.Gặp trường hợp chủ bỏ trốn thế này thì đúng là bó tay,có truy nã nó thì có khi cũng 20 năm mới tìm ra...

Lần thứ 2,tôi làm thêm ở một xưởng sx nước đá bi,làm 10 ngày tôi xin nghỉ vì công việc làm đêm vất vả ngày không dậy đi học được.Chủ xưởng nói "tao không trả tiền mày đâu...".Tôi lên trình báo công an phường.Gặp trực ban công an phường,anh ta sốt sắng "chủ gì kỳ vậy,để anh bắt ông ấy phải trả cho e...." rồi anh công an này gọi điện cho ông chủ kia lên phường.Vừa bước vào trụ sở công an phường,ông chủ kia quăng cho anh công an gói thuốc lá(trong đó có cái gì thì chỉ 2 người đó biết....),rồi anh công an kia "quay 360 độ" nói rằng "mày đi về đi,tiền với bạc gì....".Tôi ức chế nên tôi tìm gặp chủ tịch phường trình bày,ông chủ tịch đã chỉ đạo như thế nào tôi không biết nhưng sau đó hai ngày thì tôi dc ông chủ kia gọi đến trả tiền.Tất nhiên tôi không ký hợp lao động gì hết vì làm thêm mà.

Tôi "hiến kế"cho bạn nào gặp phải trường hợp bị nợ dài hạn,bị xù lương như sau:

Thông thường chủ doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng thì họ không muốn nợ lương làm gì và không có chuyện họ quỵt tiền lương của nhân viên vì họ hiểu rằng có thể họ phải trả giá rất đắt....

Nhưng nếu gặp phải những chỗ làm ăn bất nháo,thua lỗ hoặc giám đốc đang lên kế hoạch bỏ trốn như tôi kể trên thì bạn phải hành động!

Nếu bạn ký hợp đồng lao động. Doanh nghiệp lấy cớ thua lỗ khó khăn để nợ tiên lương của bạn,sau 3 tháng kể từ ngày họ nợ tháng lương đầu tiên của bạn,mà họ không trả,bạn hãy đưa "đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp"theo Điều 5 khoản 2 Luật Phá sản năm 2014,nếu doanh nghiệp nợ lương 3 tháng trở lên mà có đơn của người lao động gởi đến các cơ quan nhà nước liên quan,thì công ty đó buộc sẽ phải phá sản hoặc là trả lương cho NLĐ.Nếu họ phá sản thì NLĐ sẽ dc ưu tiên giải quyết trả lương.

Hoặc bạn có thể kiện ra tòa án để dc tòa hòa giải,nếu DN trả tiền cho bạn thì không sao,còn không tòa sẽ xử và bạn đòi dc lương.

Nếu không có HĐLĐ, thì bạn vẫn có thể kiện ra tòa giải quyết tranh chấp dân sự(tòa sẽ yêu cầu công điều tra nếu thấy cần).Nếu số tiền đủ từ 4 triệu trở lên thì bạn nên đưa đơn đến công an quận huyện,nhưng phải đưa qua cấp phường xã trc rồi lấy cớ họ không giải quyết yêu cầu CAP/Xã ký chuyển lên CA quận huyện.Đứng trc nguy cơ ở tù(tội lừa đảo) hoặc sẽ phải "tốn rất nhiều tiền....",chủ DN sẽ trả tiền cho bạn ngay.DN mà ko ký HĐLĐ với NLĐ thì sẽ bị phạt rất nặng.

Khi bạn làm kế toán bán hàng hay làm gì liên quan tới thu tiền,giữ tiền của DN,mà bạn bị nợ mấy tháng lương. Chẳng hạn bạn đi rút tiền ngân hàng cho DN bạn.Bạn hãy lên kế hoạch để "cấn nợ".Bạn phải chuẩn bị một lá đơn gởi công an và một đơn gởi DN.Hãy gởi lá đơn đến CA trước một ngày(cần có người làm chứng,ghi âm ghi hình),rồi bạn đi rút tiền ngân hàng chẳng hạn,bạn cầm số tiền vừa đủ mà DN nợ bạn,đồng thời chuyển đến DN lá đơn trình bày bạn giữ lại tiền họ nợ(cần chuẩn bị kỹ và có vài người đi cùng làm chứng,có nhà báo càng tốt).DN sẽ không thể kiện bạn(những kẻ xấu rất sợ ánh sáng pháp luật) và bạn đòi dc nợ và xin nghỉ lun.Chú ý tuyệt đối ko giữ số tiền của DN để trừ nợ khi bạn chưa trình báo công an và có đơn gửi DN-có thể bạn sẽ ở tù vì tội cưỡng đoạt tài sản.

Về mặt công nghệ thông tin mà nói,khi bạn làm không có HĐLĐ nhưng tất cả các cuộc nghe/gọi,email giữa bạn với khách hàng...khi bạn làm việc trong DN đó đều dc lưu lại ở các trung tâm dữ liệu,công an họ chỉ cần điều tra là sẽ có bằng chứng là bạn đã làm việc ở đó bao lâu....nên DN họ không thể chối cãi đâu,tức là bạn làm gì ở DN đó trong mấy tháng đó sẽ dc các chuyên gia CNTT khôi phục lại hết khi công an yêu cầu bên sở viễn thông để điều tra.Cái gì có giấy tờ,hợp đồng thì kiện ở tòa xử ngay.Còn không có giấy tờ thì kiện ra công an để họ điều tra.
Tuyệt đối đừng cho "xã hội đen" dằn mặt DN,vì có thể bạn sẽ ngồi tù khi xã hội đen "lỡ tay"....

Tóm lại,không ai có thể nợ lương của bạn hoặc xù lương của bạn nếu bạn biết cách xử lý thông minh.Hãy yêu cầu DN ký hợp đồng dù làm thử việc chăng nữa.Còn không có hợp đồng bạn vẫn đòi dc nợ theo pháp luật!

Đừng để DN nợ mấy tháng lương kẻo có ngày đẹp trời giống tôi hồi sinh viên đi làm thêm....há há.

Nguồn: Kỹ Sư Dạy Nghề‎ trong Group GIA ĐÌNH KẾ TOÁN-TÂM SỰ-THƯ GIÃN-VIỆC LÀM

Cách đòi lương công ty cứ

Lời bình: Tôi thấy các vụ về lao động thì cách giải quyết nó hơi khác. Dưới đây là 1 số link để mọi người tham khảo:
- Kinh nghiệm thực tế khi đòi nợ lương: http://goo.gl/5uuMha
- Thủ tục khiếu kiện khi có tranh chấp lao động: http://goo.gl/AU6A98

Bài viết được Google đề xuất đọc kèm:

Quý Công ty tư vấn giúp em vấn đề về đòi nợ tiền lương khi công ty không thanh toán sau thôi việc của em.

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Quý Công ty tư vấn giúp em vấn đề về đòi nợ tiền lương cty không thanh toán sau thôi việc của em. Tình trạng của em như sau: Trong thời gian làm việc cty không đóng bảo hiểm xã hội cho em.

Em bắt đầu thôi việc cty từ ngày 10/3/13 để tim kiếm công việc mới (giám đốc cty cũ đồng ý cho em thôi việc nhưng chưa ký đơn thôi việc của em), sau khi thôi việc em đã hỗ trợ cty trong việc bàn giao công việc cho người sau như yêu cầu công ty và đã hoàn thành nhưng cho đến hôm nay là 15/7/13 vẫn chưa thanh toán phần lương tháng 2 và 3 của 2013 cho em. Công ty cũ cứ đưa hết lý do này nọ và hẹn hết lần này lần khác rồi giao cho phó giám đốc giải quyết nhưng phó giám đốc và kế toán trưởng không giải quyết được, vì em còn công việc của em nhưng khi em thu sếp để lên giải quyết thì luôn cáo bận rồi đủ thứ lý do và kéo dài thời gian và ảnh hưởng đến công việc hiện tại của em rất nhiều. Quý Công ty tư vấn giúp em làm cách nào để đòi được lương ( trước em cũng có mấy người bị như em và nản bỏ cuộc ) và nếu không giải quyết được thì em khởi kiện như thế nào và mẫu form khởi kiện ra sao. Quý Công ty giúp hộ em vì số tiền tháng 2 và 3 còn lại của em cũng nhiều. Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ Quý Công ty. Xin Quý Công ty tư vấn giúp em.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty   LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty  LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 

Điều 47 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định: “2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”

Trường hợp của bạn là đã thôi việc với Công ty cũ, nhưng Công ty chưa thanh toán các khoản nợ lương cho bạn. Như vậy, công ty cũ của bạn đã vi phạm pháp luật lao động về quyền của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Để bảo vệ quyền và lợi ích của bạn, bạn nên tiến hành những công việc sau:

1. Gửi đơn tới Công ty cũ của bạn, yêu cầu công ty thanh toán các khoản nợ lương cho bạn. Trong đơn yêu cầu ghi rõ thời hạn bao giờ Công ty phải thanh toán khoản nợ lương đó và nếu công ty không thanh toán thì bạn sẽ gửi đơn khởi kiện tới Tòa án.

Xem thêm: Mẫu quyết định cho thôi việc, nghỉ việc, sa thải nhân viên mới nhất năm 2022

2. Nếu sau khảng thời gian bạn gửi yêu cầu và hết thời hạn mà công ty cũ vẫn chưa thanh toán cho bạn về khoản nợ lương đó thì bạn sẽ gửi đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp quận huyện thành phố thuộc tỉnh nơi Công ty đóng trụ sở.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi năm 2011  quy định:

“Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.”

Xem thêm: Căn cứ trả trợ cấp thôi việc? Bị sa thải có được trả trợ cấp thôi việc?

3. Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

– Đơn khởi kiện (Mẫu kèm theo);

– Giấy chứng minh nhân dân (Bản sao chứng thực);

– Sổ hộ khẩu gia đình (Bản sao chứng thực);

– Hợp đồng lao động đã ký với công ty (Bản sao);

– Bản thanh lý hợp đồng với Công ty (Bản sao)

– Các tài liệu liên quan đến bảng lương và các lần nhận lương (Bản sao)

4. Thủ tục nộp đơn khởi kiện

Xem thêm: Nghĩa vụ trả trợ cấp thôi việc? Làm gì khi công ty không trả trợ cấp thôi việc?

Quy định trong Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi năm 2011. Cụ thể:

–       Nộp đơn khởi kiện trực tiếp tới Tòa hoặc qua bưu điện đến Tòa án cấp huyện nơi công ty đóng trụ sở.

–       Tòa án xem xét hồ sơ có hợp lệ và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.

–       Nộp tiền tạm ứng án phí và biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Tòa án sẽ thụ lý vụ án.

–       Thời gian chuẩn bị xét xử là hai tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

–       Thời gian mở phiên tòa là một tháng kể từ khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.

                                                                         Chuyên viên tư vấn: Hoàng Thu Giang