Cách khắc phục cây ớt bị xoăn la

Ở Việt Nam, bệnh xoăn lá ớt rất phổ biến ở các vùng đã trồng ớt nhiều năm, đặc biệt bệnh thường nặng ở những vùng có khí hậu nóng, khô hạn và trồng nhiều loại cây trồng cũng là ký chủ của vi rút.

Bệnh đã làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng ớt. Những vườn bị nhiễm bệnh sớm khi cây còn nhỏ có thể không cho thu hoạch. Tuy nhiên, cho đến nay nhiều chủ vườn vẫn chưa rõ nguyên nhân và cách khắc phục.

Tác nhân gây bệnh: Bệnh xoăn lá do một số loài vi rút gây ra. Các vi rút này ký sinh trên một số loại cây trồng, ví dụ thuốc lá (có vi rút TMV), họ bầu bí (CMV), khoai tây (PVY) và vi rút từ chính cây ớt (PMMV)...

Cách lan truyền và nguồn bệnh: Tác nhân gây bệnh là do vi rút cho nên phải có các vật trung gian (các vector) mang và truyền bệnh thì bệnh mới được phát tán. Các vector như rệp (Aphid), bọ phấn trắng (Bemisia tabaci), bọ trĩ (Thrips)… Các côn trùng mang vi rút từ cây bệnh rồi gieo rắc sang cây khoẻ.

Con người gây ra các vết thương cơ giới trên cây lúc trồng và chăm sóc, làm vi rút thâm nhập. Trong tự nhiên, vi rút còn tồn tại trong nhiều loại cây ký chủ như cỏ và cây hoang dại… Một số vi rút có khả năng tồn tại hàng chục năm trong các mảnh vụn khô của cây bệnh, chính vì vậy nguồn bệnh trong tự nhiên rất lớn, nên khả năng lây lan phát dịch luôn thường trực.

Triệu chứng: Tùy loài vi rút, tùy giống ớt, tùy thời tiết và giai đoạn cây bị nhiễm mà thời gian phát bệnh và triệu chứng sẽ khác nhau. Thông thường, khi bị nhiễm vi rút thì cây thường bị lùn, sinh trưởng và phát triển đều kém, lá có màu không đồng nhất, có thể bị nhỏ, bị nhăn nheo, biến dạng, hoặc chỉ còn gân lá... Khi một cây bị nhiễm nhiều loài vi rút thì triệu chứng hỗn hợp và phức tạp. Nhiều khi triệu chứng trên lá giống như bị dính thuốc cỏ hoặc bị thiếu vi lượng.

Tác hại: Giai đoạn cây nhỏ, nếu bị nhiễm vi rút càng sớm thì thời gian ủ bệnh càng ngắn, và cây phát bệnh càng sớm. Khi cây đã lớn bị nhiễm, do sức đề kháng cao hơn, nên cây phát bệnh muộn hơn, hoặc không phát bệnh. Cây phát bệnh càng sớm thì tác hại càng lớn, thậm chí không cho thu hoạch. Cây bị bệnh thường lùn và lá bị biến dạng nên khả năng quang hợp giảm, làm giảm hoa trái, vì vậy làm giảm năng suất và chất lượng.

Phòng trừ: Bệnh do vi rút gây ra nên hiện chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, chúng ta có thể quản lý bệnh một cách hữu hiệu bằng cách quản lý con đường lây lan. Để quản lý được bệnh, chúng ta phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp mới đạt kết quả mong muốn.

Các biện pháp là: Vệ sinh tàn dư cây trồng vụ trước, nhất là những cây trồng là ký chủ của vi rút như thuốc lá, cây họ bầu bí, khoai tây, cà chua... Tránh trồng gần ruộng có các cây trồng nêu trên đang ở giai đoạn lớn, đặc biệt là giai đoạn sắp thu hoạch. Vệ sinh các loài cỏ và cây dại quanh bờ (kể cả cho vườn ươm).

Nên gieo trồng sớm.

Sử dụng các giống kháng sâu chích hút, và kháng vi rút.

Nhổ và tiêu huỷ các cây bị bệnh, không vứt cây bệnh bừa bãi.

Hạn chế làm xây xát cây khi trồng và chăm sóc.

Tránh bón thừa phân đạm, tăng cường các loại vi lượng bằng cách sử dụng phân bón lá Poly Feed 19-19-19 để tăng khả năng chống chịu của cây.

Theo dõi thật chặt chẽ mật độ các loại sâu chích hút, đặc biệt là rệp và bọ phấn trắng, để phòng trừ kịp thời, chú trọng phòng trừ sâu chích hút từ khi cây vừa mọc cho đến 25 - 30 ngày sau mọc (vì đây là giai đoạn quyết định tỷ lệ cây bị bệnh và mức độ bệnh nặng hay nhẹ).

Hiện nay loại thuốc phổ biến và có hiệu lực đối với các loại sâu chích hút là dầu khoáng SK Enspray 99EC. Đây là loại thuốc hoàn toàn không độc với người và gia súc. Để tăng thêm hiệu lực diệt sâu chích hút, sâu miệng nhai và nhện hại, bà con nông dân thường phối hợp với một số loại thuốc có nguồn gốâc sinh học như Comda Gold 5WG để phòng trừ.

Bệnh xoăn lá và biện pháp chữa dứt điểm bệnh xoăn lá trên cây trồng

Cách khắc phục cây ớt bị xoăn la

Bệnh xoăn lá do nấm hoặc virus gây ra gây hại nghiêm trọng trên nhiều loại cây trồng. Nếu kéo dài bệnh sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất của cây trồng, vậy nên bà con cần theo dõi và phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời.

  • 1. Đặc điểm bệnh xoăn lá
  • 2. Một số loại cây trồng thường bị bệnh xoăn lá
  • 3. Biện pháp chữa bệnh xoăn lá trên cây trồng

1. Đặc điểm bệnh xoăn lá

1.1. Triệu chứng bệnh xoăn lá:

  • Bệnh tấn công khi cây còn non.
  • Bệnh khiến lá bị co rút, ngắn lại, dần dần trở nên khô héo.
  • Phần rìa lá bị cuốn cong, hướng vào bên trong, bị co cụm. Những lá bị bệnh trở nên giòn và dày hơn, thường chuyển từ xanh nhạt sang xanh đậm, sau đó ngả vàng úa và rụng dần.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh xoăn lá:

  • Bệnh xoăn lá là một loại bệnh do virus hoặc nấm Taphira gây ra. Ngoài ra, bệnh còn do một số loại côn trùng chuyên chích hút nhựa  gây ra như rệp, bọ trĩ,…
  • Bệnh xoăn lá do virus: do virus lây bệnh lây lan bằng dịch cây, bằng tiếp xúc cơ giới và chủ yếu là do các loại rầy phấn, bọ phấn, bọ trĩ, rệp,… chích hút từ cây bệnh truyền sang cây khỏe.
  • Bệnh xoăn lá do nấm Taphrina deformans Berk. Tul.): Bệnh do nấm túi ngoài, thuộc bộ túi ngoài lớp nấm túi nửa gây ra. Tầng bột màu trắng phủ lên mặt lá là tầng túi. Nấm bệnh tồn tại dưới dạng bào tử trên vỏ cây vào mùa đông, xung quanh chồi. Vào đầu mùa sinh sản, trong thời tiết mát mẻ của mùa xuân, các bào tử sẽ lây nhiễm các lá mới khi chúng nhú khỏi chồi. Sau đó, nấm tạo ra rất nhiều bào tử mới lây từ cây này sang cây khác.
  • Bệnh xoăn lá phát triển mạnh vào thời tiết mát mẻ, ẩm ướt, nó chủ yếu lấy lan qua mưa, gió.

2. Một số loại cây trồng thường bị bệnh xoăn lá

2.1. Bệnh xoăn lá cà chua:

Cách khắc phục cây ớt bị xoăn la
Cây cà chua bị xoăn lá

  • Bệnh xoăn lá cà chua do virus gây ra, các virus gây bệnh lây lan bằng dịch cây trồng, bằng tiếp xúc cơ giới và chủ yếu do các loại rệp, bọ trĩ,… chích hút từ cây bị bệnh truyền sang cây khỏe mạnh.
  • Khi bệnh mới xuất hiện, các mép lá non phía trên bị cuốn lại, các lá phía dưới xoăn vàng, nhăn nheo, lá bị biến dạng.
  • Bị nặng lá giòn, gân nổi lên, màu vàng, các thùy lá cuốn dọc theo gân giữa thành ống.
  • Cây nhiễm bệnh thường sinh trưởng và phát triển kém, thậm chí cây không ra quả, nếu ra quả thì cũng nhỏ, rụng dần, quả méo mó, biến dạng, không đạt năng suất.

2.2. Bệnh xoăn lá cây ớt

Cách khắc phục cây ớt bị xoăn la
Cây ớt bị xoăn lá

  • Bệnh xoăn lá do một số loại virus gây ra.
  • Lá cây loang lổ, màu không đồng nhất, teo nhỏ, nhăn nheo, biến dạng, trơ trụi chỉ còn lại gân lá
  • Những cây bị bệnh thông thường lùn thấp, sinh trưởng và phát triển kém.

2.3. Bệnh xoăn lá cây chanh dây

Cách khắc phục cây ớt bị xoăn la
Cây chanh dây bị xoăn lá

  • Bệnh do virus gây ra, lan truyền qua rầy phấn, các côn trùng chích hút như bọ trĩ, rệp,…
  • Lá bị bệnh nhăn nheo, biến dạng, chiều dài lá, lóng thân bị ngắn lại, thay đổi kích thước.
  • Rìa lá bị cong lại, hướng vào bên trong, lá có màu xanh đậm, dày và giòn hơn.

3. Biện pháp chữa bệnh xoăn lá trên cây trồng

3.1. Biện pháp phòng bệnh

  • Trước khi trồng vụ mới phải dọn dẹp và tiêu hủy sạch tàn dư cây trồng ở vụ trước.
  • Trước khi xuống giống bà con cần xử lý nấm bệnh tồn tại trong đất bằng bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM.
  • Bà con chọn giống cây có khả năng kháng virus và sâu bệnh tốt.
  • Bà con nên phun phòng định kỳ cho cây bằng chế phẩm sinh học Mig 29. Phun định kỳ 7-15 ngày/lần.
  • Tiêu diệt côn trùng gây hại: Bà con chủ động phun các chế phẩm sinh học để diệt côn trùng.

Phun CNX-RS để tiêu diệt rầy, rệp

Phun Bio bug để tiêu diệt bọ trĩ, …

Sử dụng các loại bẫy côn trùng an toàn, thân thiện với thiên nhiên.

  • Mặt đất dưới gốc cây cần vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, đặc biệt trong mùa đông không để gốc quá ẩm ướt.
  • Thu gom những cây bị bệnh rồi đem đi tiêu hủy ở nơi xa vườn trồng.
  • Khi bón phân chú ý bón đúng liều lượng, đúng thời gian, không bón thừa đạm. Bón quá nhiều phân đạm sẽ khiến lá phát triển tốt, thân lá mềm. Đây là điều kiện cho bọ trĩ, bọ phấn,… truyền bệnh nhanh hơn.
  • Thường xuyên kiểm tra vườn, theo dõi sự xuất hiện và phát triển của các loại sâu để có biện pháp xử lý kịp thời, đặc biệt là thời điểm 25 – 30 ngày sau khi mọc bởi đây là giai đoạn quyết định mức độ và tỷ lệ mắc bệnh của cây.

3.2. Biện pháp trị bệnh

  • Đối với những cây bị bệnh, bà con pha 250 ml Mig 29 với 200 lít nước phun đều lên tất cả các bộ phận của cây và vùng đất dưới tán cây. Bà con phun 2-3 lần mỗi lần cách nhau 5 ngày.

Cách khắc phục cây ớt bị xoăn la
Mig 29: đặc trị xoăn lá, xoăn ngọn

  • Mig 29 là một sản phẩm ưu Việt, chứa các thành phần là Chitosan và hoạt chất Nano elicitor chuyên đặc trị xoăn lá, xoăn ngọn, héo xanh,… và tăng cường kích kháng, nâng cao miễn dịch trên cây trồng. Đặc biệt sản phẩm có thể pha chung với các loại thuốc BVTV và phân bón lá.

Bệnh xoăn lá là bệnh thường gặp trên cây trồng. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Chính vì vậy, bà con cần chăm sóc cây trồng thật kỹ và áp dụng các biện pháp chữa bệnh trên để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Chúc bà con có một vụ mùa bội thu.

Mua Chế phẩm sinh học Mig 29 tại đây:

180,000 Thêm vào giỏ hàng

Liên hệ mua hàng: 0978 497 345

Tìm hiểu thêm:

  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của cây trồng?
  • 3 bước cải tạo đất trồng rau sạch trong chậu với chi phí thấp
  • Cách phối trộn và cải tạo đất trồng rau sạch tại nhà

Xem thêm về: Chăm sóc cây trồng

Danh mục: Cách kiểm soát bệnh cây trồng

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỂ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

  • Cách khắc phục cây ớt bị xoăn la

    MIG 29 Chitosan – Phòng trừ xoăn lá, xoắn ngọn, héo xanh

    180,000  Thêm vào giỏ hàng
  • Cách khắc phục cây ớt bị xoăn la

    WAO BOOM – Chăm sóc đất, bảo vệ rễ, diệt trừ nấm hại trong đất

    895,000 Thêm vào giỏ hàng
  • Cách khắc phục cây ớt bị xoăn la

    Vaccin – Đặc trị thán thư, ghẻ, nứt thân xì mủ, thối trái, héo xanh

    215,000  Thêm vào giỏ hàng
  • Cách khắc phục cây ớt bị xoăn la

    Phân bón lá amino A4 500ml – Tăng ra hoa đậu quả

    540,000  Thêm vào giỏ hàng
  • Cách khắc phục cây ớt bị xoăn la

    Kéo cắt cành nhập khẩu Đức Original LOWE 15.107

    850,000 Thêm vào giỏ hàng