Cách làm xác ướp ai cập

Cách làm xác ướp ai cập

Việc bảo quản thi hài không khiến có thể không còn đại trà trong xã hội hiện đại, nhưng có vô số nền văn hóa trong quá khứ thực hiện công việc này như một cách tôn vinh người đã khuất. Một trong những nền văn minh nổi tiếng nhất thế giới thực hiện công việc này là người Ai Cập cổ đại, những người sở hữu kỹ thuật lưu giữ thi thể trứ danh có tên “ướp xác”. 

Thực tế, kỹ thuật của họ tiên tiến tới mức những thi thể 3.000 năm tuổi vẫn giữ được phần nào hình dáng, mô, xương và thậm chí, ta có thể tái tạo được khuôn mặt người đã khuất ngờ công nghệ hiện đại.

Tại sao họ lại làm thế

Người Ai Cập cổ đại yêu sự sống, đồng thời tin tưởng vào sự bất tử của linh hồn. Đây là lý do tại sao họ lên kế hoạch hậu sự từ rất sớm. Họ tin rằng cuộc sống sẽ tiếp diễn sau khi cơ thể chết đi, và vì thế người đã khuất vẫn sẽ cần một cơ thể. Việc ướp xác, bảo quản thi hài của người chết như khi còn sống sẽ giúp linh hồn tiếp tục tồn tại.

Cách làm xác ướp ai cập

Người Ai Cập tin rằng xác ướp lưu giữ một linh hồn. Nếu cơ thể bị phá hủy, linh hồn có thể lạc lối và không tìm được đường tới kiếp sau. Đó là lý do tại sao nhiều yếu nhân chuẩn bị kỹ càng cho ngày mình lìa đời, lưu giữ những vật phẩm quan trọng họ có thể cần ở kiếp sau, như quần áo, thực phẩm, nội thất và đồ có giá trị cao.

Thuật ướp xác bắt đầu vào khoảng thời gian 2600 năm Trước Công nguyên tại, và ban đầu, chỉ các pharaoh - người trị vì vương quốc mới được phép ướp xác. Khoảng 600 năm sau, suy nghĩ này thay đổi, người thường cũng đã được phép ướp xác và đặt đồ quý giá vào lăng mộ của riêng mình.

Công thức ướp ngàn năm tuổi

Một nghiên cứu năm 2011 về những vật liệu sử dụng trong quá trình ướp xác chỉ cho ta thấy quá trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại diễn ra trong 70 người. Trong khoảng thời gian này, các thầy cúng trực tiếp ướp xác và làm lễ cầu siêu.

Nhìn chung, những bước ướp xác sẽ lần lượt như sau: Đầu tiên, những nội tạng có thể rữa, ví dụ như não, sẽ được đưa ra ngoài. Tất cả nội tạng trong cơ thể cũng sẽ được dỡ ra, ngoại trừ trái tim - thứ được người Ai Cập cổ đại tin là trọng tâm của một cá nhân. Tiếp đó, họ sẽ dùng natron, một loại muối vừa để bảo quản, vừa hút hết hơi ẩm có trong thi hài, để phủ lên thi thể. Cuối cùng, một dải vải dài cả trăm mét, được bôi một lớp dính, được dùng để cuốn xác ướp lại.

Cách làm xác ướp ai cập

Trên đây là những bước cơ bản nhất, bởi lẽ quá trình ướp xác sẽ khác biệt theo vai vế của người đã khuất. Cũng vì quá trình ướp rất tốn kém, nên người nghèo sẽ có cho mình những cách “bảo tồn linh hồn” hác. Sử gia Hy Lạp Herodotus mô tả ba cách thức ướp xác thuộc ba địa vị xã hội như sau:

Người giàu có và yếu nhân

- Não được đưa ra ngoài qua đường mũi bằng một gậy sắt có móc.

- Nội tạng được đưa ra ngoài, sau đó thầy tế sẽ làm sạch ổ bụng bằng rượu cọ và nước thơm.

- Thầy tế đổ đầy khoang bụng sạch với nhựa thơm, quế, một số chất thơm khác rồi khâu kín bụng lại. 

- Thi hài được phủ kín với muối natron trong 70 ngày.

- Thầy tế rửa thi hài, cuốn trong vải chất lượng cao và chất dính.

- Cuối cùng, xác ướp sẽ được gửi về gia đình.

Cách làm xác ướp ai cập

Thung lũng Những Vị Vua, nơi chôn cất rất nhiều pharaoh Ai Cập.

Tầng lớp trung lưu

- Ổ bụng của thi thể được tiêm dầu chiết xuất từ cây tuyết tùng nhằm hóa lỏng mọi nội tạng bên trong.

- Thi thể được ướp muối natron trong 70 ngày, sau đó người ướp xác tháo dầu tuyết tùng ra ngoài, cơ thể sẽ chỉ còn da và xương.

- Thi thể được đưa về gia quyến mà không được bọc.

Người nghèo

- Ổ bụng của thi thể được làm sạch thông qua phương pháp thụt dầu vào cơ thể.

- Cũng giống tầng lớp trung lưu, thi thể không được bọc và sẽ được trả về gia quyến sau 70 ngày ướp muối.

Kỹ nghệ ướp xác của người Ai Cập cổ đại thất truyền vào khoảng thế kỷ từ 4 Sau Công nguyên, khi Rome trị vì Ai Cập và người dân chuyển dần sang đạo Cơ-đốc. Nhưng bởi kỹ thuật ướp xác cao siêu, người đời sau vẫn biết được nền văn minh Ai Cập đã tiên tiến cỡ nào, đồng thời có cái nhìn sâu hơn về nền văn minh dồi dào màu sắc đã thịnh vượng suốt nhiều ngàn năm.

Nhưng kỹ nghệ ướp xác vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Những người hiện đại sinh sống tại Papua New Guinea vẫn tiến hành ướp xác người đã khuất. Ngay cả trong phòng thí nghiệm, nghệ thuật ướp xác đã kết hợp với cả khoa học hiện đại để cho ra những nghiên cứu đột phá.

Theo DiscoverMag

Đồ họa: TED-Ed

Từ xa xưa, người Ai Cập cổ đại đã phát minh cách xử lý thi thể người chết, gọi là ướp xác. Những xác ướp sớm nhất thời tiền sử là một sự tình cờ. Khi đó, người chết được chôn vùi trong cát khô. Ở Ai Cập gần như không có mưa hoặc mưa rất ít. Vô tình điều kiện tự nhiên này đã bảo tồn một số thi thể chôn trong các hố nông.

Khoảng năm 2600 trước công nguyên, người Ai Cập mới bắt đầu ướp xác người chết một cách có chủ ý. Họ tiến hành theo quy trình đặc biệt để loại bỏ tất cả độ ẩm ra khỏi cơ thể, chỉ để lại dạng khô không dễ phân hủy. Kỹ thuật này được phát triển trong hơn 2000 năm sau đó. Xác ướp được chuẩn bị và bảo quản tốt nhất thuộc về các triều đại thứ mười tám đến hai mươi của Vương Quốc mới (khoảng năm 1570-1075 trước công nguyên), bao gồm xác ướp của những vị vua nổi tiếng từng triều đại.

Cách làm xác ướp ai cập

Một xác ướp thời Ai Cập cổ đại. Ảnh: Crystalinks

Quá trình ướp xác mất 70 ngày, do các linh mục thực hiện. Những người này phải học một số kiến thức cơ bản về giải phẫu người. Đầu tiên, họ loại bỏ tất cả các bộ phận bị phân hủy nhanh chóng bên trong cơ thể, trước hết là bộ não. Linh mục sẽ chèn các dụng cụ móc đặc biệt qua lỗ mũi thi thể để lấy ra các mảnh mô não. Đây là một kỹ thuật tinh vi, được cho là khá khó khăn, đòi hỏi sự điêu luyện.

Sau đó, những linh mục tiếp tục loại bỏ các cơ quan dễ phân hủy ở phần bụng và ngực thi thể, thông qua vết cắt được thực hiện ở bên trái bụng. Trái tim được để nguyên bởi họ tin rằng nó là linh hồn một con người. Còn lại các cơ quan khác như dạ dày, phổi, ruột được lấy ra và bảo quản riêng biệt trong các hộp hoặc lọ, ngày nay gọi là lọ canopic. Chúng được chôn cùng xác ướp.

Sau khi lấy tất cả bộ phận cơ thể ra, các linh mục bắt đầu loại bỏ tất cả độ ẩm từ cơ thể. Họ dùng một loại muối có đặc tính làm khô để che phủ và cho thêm các gói natron bên trong cơ thể. Natron là một chất gây ức chế quá trình phân hủy. Khi đã khô hoàn toàn, họ lấy các gói natron ra và rửa nhẹ natron còn sót bên trong. Kết quả cuối cùng là một hình dạng con người rất khô nhưng vẫn nhận rõ dáng dấp.

Để xác ướp chân thực hơn, một số vùng trũng trên thi thể được lấp đầy bằng vải lanh và các vật liệu khác, mắt giả được thêm vào.

Tiếp theo là công đoạn gói xác ướp. Mỗi xác ướp cần hàng trăm thước vải lanh. Các linh mục cẩn thận băng các dải vải dài quanh cơ thể, thậm chí quấn riêng từng ngón tay và ngón chân trước khi bọc toàn bộ bàn tay bàn chân. Bùa hộ mệnh được đặt giữa các vỏ bọc và lời nguyện cầu được viết trên một số vải lanh.Thông thường các linh mục đặt một mặt nạ vào giữa những lớp băng đầu. Cuối cùng, họ quấn tấm vải liệm tại chỗ, rồi quấn vải lanh bao quanh. Xác ướp đã hoàn thành. Họ đặt vào quan tài và niêm phong.

Cách làm xác ướp ai cập

Xác ướp được đặt vào trong quan tài. Ảnh: History

Tập tục chôn cất người công phu như vậy cho thấy người Ai Cập cổ có mối bận tâm lớn về cái chết. Nhiều người lên kế hoạch sớm cho cái chết của mình. Họ nghĩ rằng không có cuộc sống nào tốt hơn hiện tại và họ muốn nó sẽ tiếp tục sau khi chết. Cơ thể được ướp là nơi lưu giữ linh hồn họ. Nó sẽ ở lại trong các lăng mộ, đi xuyên qua địa ngục và sang thế giới bên kia.

Các vị vua chúa, giới quý tộc và quan chức được ướp xác và chôn cất trong các ngôi mộ vĩ đại. Đây được cho là quá trình tốn kém, vượt quá khả năng của nhiều người.

Một số động vật cũng được ướp xác. Những con bò linh thiêng từ các triều đại đầu có nghĩa trang riêng tại Sakkara. Khỉ đầu chó, mèo, chim và cá sấu, cũng có ý nghĩa tôn giáo lớn, đôi khi được ướp xác, đặc biệt là trong các triều đại sau này.

Ngày nay, các nhà khảo cổ học và các chuyên gia sử dụng tia X để nghiên cứu xác ướp cổ đại. Các kỹ thuật mới cho thấy được dây thần kinh, mạch máu ở lớp móng tay, lớp da khác nhau, và thậm chí cả các tế bào mỡ (mỡ tích trữ).Các nhà khoa học không khỏi ngạc nhiên khi những xác ướp Ai Cập hàng nghìn năm đến nay vẫn còn nguyên vẹn.

Thúy Quỳnh (Theo Smithsonian)