Cách thờ mẹ địa mẫu

Cách thờ Mẹ Diêu Trì Kim Mẫu thường được tổ chức vào ngày 18 tháng 7 hàng năm. Vậy Diêu Trì Kim Mẫu – Phật Mẫu Diêu Trì – ngài là ai? Hình tượng Diêu Trì Kim Mẫu – Phật Mẫu Diêu Trì có ý nghĩa gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

Cách thờ mẹ địa mẫu

Cách thờ Mẹ Diêu Trì Kim Mẫu | Nghi tiết cúng đàn

Mẹ Diêu Trì Kim Mẫu là ai?

Trước khi tìm hiểu cách thờ Mẹ Diêu Trì, thì chúng ta cần hiểu rõ nguồn gốc:

Kim Mẫu: là từ nói tắt của danh hiệu: Kim Bàn Phật Mẫu, nghĩa là Đức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn nơi Diêu Trì Cung. Kim Bàn hay Kim Bồn là nơi Đức Phật Mẫu chứa các nguyên chất để tạo ra chơn thần cho vạn linh.

Kim: – Vàng, vua loài kim. – Màu vàng. – Quí báu như vàng. – Tiền bạc. Mẫu: Mẹ.

Kim Mẫu là nói tắt danh hiệu: Kim Bàn Phật Mẫu, là Đức Đại Từ Mẫu nơi cõi thiêng liêng.

* Diêu Trì Kim Mẫu là Đức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn nơi Diêu Trì Cung.

* Phật Mẫu Diêu Trì là Đức Phật Mẫu ở Diêu Trì Cung.

Đây là hai danh hiệu của Đức Phật Mẫu.

Chữ Trì nghĩa là ao nước, hay là hồ nước.

Hai chữ Diêu Trì hiệp lại có nghĩa là : Ao hay hồ nước, trong đó có nhiều ngọc quí báu. Đây có nghĩa là một cảnh trí, một cung điện, ở trên một chót núi Hi-mã-lạp-nhã (Himalaya), làm ranh giới giữa nước An Độ và nước Trung Hoa, gọi tên núi là Côn Lôn. Ai có coi truyện thần tiên thì biết đó là chỗ Ngọc Đế ngự và nhiều vị Đại Tiên tu luyện.

Chữ Kim là vàng, cũng có nghĩa là các loại kim, như bạc, đồng, chì, sắt . . .thuộc về Tây phương. Theo Bát quái hậu thiên (Lạc thơ), Kim nầy ở ngôi Đoài, mà Đoài là Âm kim.

Chữ Mẫu là mẹ, là chủ tể, thuộc về hữu hình. Như cuốn Đạo Đức kinh nói: “Hữu danh, vạn vật chi mẫu.”, nghĩa là chừng Đạo có hình, có tên, Nó là mẹ sanh muôn vật.

Người ta thường hiểu chữ “mẫu” theo nghĩa thông thường, là người đàn bà sanh con, nên gọi Đức Diêu Trì Kim Mẫu là Bà Tây Vương Mẫu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:

  • Cách thờ Bà Chúa Tiên
  • Cách thờ bổn mạng

Cách thờ Mẹ Diêu Trì

Đức Hộ Pháp dạy đắp tượng thờ Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương nơi Báo Ân Từ, cách thờ Mẹ Diêu Trì như sau:

  • 1. Trên hết là chơn dung Đức Phật Mẫu (ĐPM) cỡi thanh loan, tức là con chim loan màu xanh
  • 2. Kế đắp 9 pho tượng của Cửu vị Tiên Nương.
  • 3. Đắp thêm 4 pho tượng của 4 Nữ nhạc theo hầu ĐPM.
  • 4. Pho tượng ông Đông Phương Sóc quì bưng bằng hai tay một cái dĩa nâng lên khỏi đầu, trên dĩa có 4 quả đào Tiên do ĐPM ban tặng. Ông Đông Phương Sóc quì bên hữu ĐPM.
  • 5. Pho tượng Đức Cao Thượng Phẩm quì trước sân Hoa Điện.

Trong khuôn tượng, đắp lên một cảnh chùa cổ tự, kiểu xưa gọi là Hoa Điện.

Đáng lẽ tạo hình Hớn Võ Đế, nhưng vì đời Hớn Võ Đế đến nay quá xa thẳm, lại nữa, nguyên căn của Hớn Võ Đế là chơn linh Hớn Chung Ly trong Bát Tiên giáng phàm. Nay là thời Hạ nguơn Tam Chuyển, bước qua Thượng nguơn Tứ Chuyển, Bát Tiên lãnh lịnh giáng phàm làm tướng soái cho Đức Chí Tôn mở Đạo, Đức Cao Thượng Phẩm chính là chơn linh Hớn Chung Ly giáng phàm kỳ nầy, nên tạo hình Đức Cao Thượng Phẩm thay vào chỗ Hớn Võ Đế thì thuận hơn.”

Cách thờ mẹ địa mẫu

Cách thờ Mẹ Diêu Trì Kim Mẫu | Nghi tiết cúng đàn

Phật Mẫu là Đấng nắm Cơ Sanh hóa, thay quyền Chí Tôn, đứng ra thâu cả Thập Thiên can đem hiệp với Thập nhị Địa chi mà tạo nên vạn vật. Nơi Cung Diêu Trì là nơi tạo nên chơn thần và thể xác đó vậy.

Diêu Trì Cung là cung điện bằng ngọc diêu ở bên Ao Thất bửu, chớ chẳng chi lạ. Ngọc tượng trưng cho sự quí giá, còn Diêu là chất hơi kết tụ mà thành.

Dưới quyền của Phật Mẫu có Cửu Tiên Nương trông nom về cơ Giáo hóa cho vạn linh, còn ngoài ra có hằng hà sa số Phật trông nom về cơ Phổ độ mà Quan Âm Bồ Tát là Đấng cầm đầu.

Với thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây hi vọng rằng các bạn đã hiểu rõ hơn về cách thờ Mẹ Diêu Trì. Nên hình tướng của Mẹ là thiên biến vạn hóa không thể nghĩ bàn, tùy theo tâm tưởng của các con hướng tới Mẹ như thế nào, thì Mẹ sẽ ứng hiện cho phù hợp theo ý niệm đó, cho nên Mẹ mới có nhiều hồng danh khác nhau.

Nguồn: https://banthoviet.net.vn/cach-tho-me-dieu-tri-dia-mau-nghi-tiet-cung-dan.html

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian đã có bề dày lịch sử hàng ngàn năm. Hơn hết, Đạo Mẫu được coi là một “bảo tàng sống” của văn hóa truyền thống cần được lưu giữ và bảo tồn. Vậy có nên lập bàn thờ Mẫu tại nhà hay không? Ai là người có thể lập bàn thờ Mẫu? Chuyên gia của Bàn Thờ Tâm Việt sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này. 

Được biết đến là tín ngưỡng thờ cúng đặc sắc nhất của Việt Nam, năm 2016, tín ngưỡng thờ Mẫu được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Các nhà nghiên cứu cho rằng, đây là một tín ngưỡng dân gian có nguồn gốc từ thời Tiền sử. 

Cách thờ mẹ địa mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu là di sản văn hoá đại diện của nhân loại

Thờ Mẫu là hình thức thờ cúng hướng đến sự tôn thờ hình tượng người mẹ với những quyền năng sinh sôi, che chở cho con người. Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, tín ngưỡng thờ Mẫu được xây dựng, bảo tồn và trở thành tín ngưỡng phản ánh rõ nét tâm hồn của người Việt. 

Chưa kể, hình thức “hầu đồng” trong tín ngưỡng thờ Mẫu luôn mang đến sức mạnh niềm tin với cái thiện, hướng con người ước vọng về một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ Mẫu và các tín ngưỡng khác luôn có sự gắn bó, dung hòa, nương tựa lẫn nhau để tồn tại và phát triển. 

Cách thờ mẹ địa mẫu
Bàn thờ Mẫu là nơi để Thanh đồng phụng sự nhà Ngài

Trước đây, bàn thờ Mẫu chỉ xuất hiện tại chùa, đền hoặc điện nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của văn hóa và điều kiện kinh tế mà nhiều người lập bàn thờ Mẫu tại nhà để phụng sự. 

Nghi thức thờ Mẫu tại 3 miền Bắc – Trung – Nam 

Hiện nay, tại Việt Nam, tục lệ thờ Mẫu tồn tại nhiều dạng thức khác nhau giữa các vùng miền. 

Miền Bắc

Cách thờ mẹ địa mẫu
Nghi thức thờ Mẫu tại miền Bắc

Tục thờ Mẫu ở Bắc Bộ đại diện cho mô hình tổng quát của Đạo Mẫu là Nữ Thần, Mẫu Thần, Mẫu Tam phủ và Tứ phủ. Trong đó, lớp thờ Mẫu thần có các danh xưng như Quốc Mẫu, Vương Mẫu hay Thánh Mẫu gắn với quá trình cung đình hóa, lịch sử hóa. Chẳng hạn như hiện tượng thờ Ỷ Lan Nguyên phi, Bà Chúa Kho, Mẹ Thánh Gióng, Tứ vị Thánh nương,… Lớp thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ là hệ thống phát triển cao hơn.

Miền Trung 

Tục thờ Mẫu Trung Bộ về cơ bản thuộc dạng thức thờ Mẫu Bắc Bộ nhưng đặc trưng cơ bản của dạng thức này là không có sự hiện diện của Mẫu Tam phủ, Tứ phủ mà chỉ có Nữ Thần và Mẫu Thần. 

Dù không có Mẫu Tam phủ, Tứ phủ nhưng dạng thức thờ Mẫu này lại vô cùng phức tạp với hai lớp chính: 

  • Thờ Nữ Thần: Đại diện là Bà Ngũ Hành, Tứ vị Nương Nương. 
  • Thờ Mẫu Thần: Đại diện là Thiên Ya Na. 

Miền Nam 

Cách thờ mẹ địa mẫu
Thờ Tứ Phủ

Dạng thức thờ Mẫu tại Nam Bộ cũng có sự hiện diện của 3 lớp thờ Mẫu là: Nữ Thần, Mẫu Thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Tuy nhiên, tục thờ Nữ Thần và Mẫu Thần lại không có sự phân biệt rõ ràng như ở vùng Bắc Bộ.  

Có thể chọn ra các vị Nữ Thần được tôn xưng là Mẫu Thần tại Nam Bộ như Bà Chúa Ngọc (Thiên Ya na), Bà Chúa Xứ, Bà Đen – Linh Sơn Thánh Mẫu, Bà Thiên Hậu, Cửu Thiên huyền nữ. Còn lại, Bà Ngũ hành, Bà Thuỷ Long, Bà Hồng, Tứ Vị Nương Nương, Trinh nữ Nương Nương, bà Chúa Động, tổ Cô… đều là các Nữ thần. 

Bên cạnh tín ngưỡng thờ Nữ Thần và Mẫu Thần, nhiều nơi ở miền Nam đã xuất hiện điện thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ và không thể thiếu nghi lễ hầu bóng. Còn những nơi thờ Nữ Thần và Mẫu Thần thường sẽ có diễn xướng hát bóng rỗi. Bên cạnh đó, việc lập bàn thờ Mẫu tại nhà cũng ngày càng phổ biến hơn, đặc biệt là với đồng anh lính chị. 

Có nên tự ý lập bàn thờ Mẫu tại nhà? 

Điện thờ là nơi dành cho các vua chúa, thần Phật, là nơi thờ Thánh Mẫu, công đồng Tam phủ, Tứ Phủ. Dù có quy mô lớn hơn miếu nhưng điện thờ Mẫu nhỏ hơn đền và phủ.  Mục đích của việc lập bàn thờ Mẫu tại nhà là để mời Thánh đến nhà. Do đó, không phải ai cũng có thể tự ý lập điện thờ khi cho có sự “cho phép” của bề trên. 

Cách thờ mẹ địa mẫu
Người có căn duyên với nhà Thánh mới có thể lập bàn thờ Mẫu tại nhà

Người có thể lập bàn thờ Mẫu tại nhà phải có căn số, căn duyên của thành đồng với nhà Thánh. Đồng thời phải là Thanh đồng, tức là đã trải qua nghi thức trình đồng mở phủ. Thêm nữa, người lập bàn thờ Mẫu tại nhà nhất định phải am hiểu về nghi thức lễ nghĩa của việc thờ Tứ Phủ và có thời gian dài gắn bó với tín ngưỡng tôn giáo này. 

Rất hiếm trường hợp đồng nối tự lập bàn thờ Mẫu theo sự truyền dạy của cha mẹ. Đó là lý do vì sao không phải tất cả mọi người đều có thể tự ý lập bàn thờ Mẫu tại gia

Lưu ý khi lập bàn thờ, điện thờ Mẫu tại nhà

Như đã nói, người lập bàn thờ Mẫu tại nhà phải có căn duyên với thành đồng nhà Thánh và đã là Thanh đồng. Ngoài ra: 

  • Đảm bảo duy trì, giữ gìn phép tắc và lễ nghi lâu dài, không được lập bàn thờ rồi bỏ vì như vậy sẽ phạm tội với chư vị thần Phật. Không cần quá cầu kỳ nhưng vẫn phải đủ thiết lễ, ngày rằm mùng một.  
  • Hàng ngày phải dâng hương, lên nước, sáng thỉnh chuông, chiều bái chuông.
  • Một năm ít nhất hai lần hầu đồng, hạn chế tối đa việc giải điện vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến gia chủ về sau. 
  • Cần phải cẩn thận với người kế tục. Nếu không có người kế tục thì bắt buộc phải giải điện. 
  • Lập bàn thờ Mẫu tại nhà phải đảm bảo không gian thoáng đãng, sạch sẽ, trang nghiêm. Thông thường, Thành đồng sẽ lựa chọn bàn thờ đứng hoặc bàn thờ tam cấp, nhị cấp để đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian thờ cúng. 

Có thể bạn quan tâm: 

>>> Chọn lọc 81+ mẫu bàn thờ đứng đẹp, hiện đại nhất 2022 

Cách thờ mẹ địa mẫu
Bàn thờ đứng Tâm Việt được làm từ gỗ tự nhiên 100%

Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp các đồng anh, lính chị cân nhắc lập bàn thờ Mẫu tại nhà để nương nhờ cửa Thánh, phụng sự nhà Ngài.