Cách trả lời câu hỏi tình huống khi phỏng vấn

Cách trả lời câu hỏi tình huống khi phỏng vấn

Trong bộ câu hỏi chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, các nhà tuyển dụng thường sẽ đưa ra các câu hỏi tình huống. Các câu hỏi tình huống tập trung vào cách ứng viên xử lý các tình huống thực tế mà họ có thể gặp ở nơi làm việc và cách họ xử lý các tình huống tương tự trong các vai trò trước đó. Nhưng bạn đã vận dụng tốt câu hỏi tình huống để tìm ra được ứng viên tài năng? Trong bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ với các bạn về cách sử dụng câu hỏi tình huống trong phỏng vấn

1. Mục đích của câu hỏi tình huống khi phỏng vấn

- Phỏng vấn là một phần quan trọng trong tuyển dụng. Đây là một trong những yếu tố để quyết định ứng viên có được nhận việc hay không. Thường, khi đưa ra câu hỏi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ tránh những thông tin của ứng viên đã được xác minh. - Câu hỏi tình huống là yếu tố quan trọng để nhận xét thái độ, ý thức, kỹ năng của ứng viên. - Câu hỏi tình huống được nhà tuyển dụng đưa ra để khai thác thêm thông tin từ ứng viên. Nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được một phần tính cách của ứng viên. Cách trả lời câu hỏi tình huống thể hiện tư duy và năng lực giao tiếp của họ. Ngoài ra, tâm lý và kiến thức của ứng viên cũng được bộc lộ khá rõ nét. - Việc lựa chọn câu hỏi phỏng vấn được coi là công việc cần nhiều sự quan sát và tinh tế, bởi nó giúp đánh giá và quyết định ứng viên có phù hợp thực sự với môi trường làm việc của doanh nghiệp hay không.

Cách trả lời câu hỏi tình huống khi phỏng vấn

2. Một số câu hỏi tình huống hay nhất khi đi phỏng vấn

- Với mỗi trường hợp khác nhau, câu hỏi tình huống khi phỏng vấn sẽ khác nhau, nhà tuyển dụng cũng sẽ đưa ra các câu hỏi khác nhau nhằm lựa chọn được các ứng viên phù hợp nhất và tốt nhất. Một số câu hỏi phỏng vấn vui dưới đây chắc chắn cũng sẽ là một giải pháp cho các nhà Tuyển dụng trong quá trình lựa chọn ứng viên

2.1. Các câu hỏi khi phỏng vấn việc làm cũ

- Các thông tin về doanh nghiệp cũ, công việc cũ, người công tác trước sẽ thể hiện thái độ của người lao động về công ty. Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? Đây là một trong các câu hỏi phỏng vấn đơn giản với ứng viên. Bởi vậy nếu nhà tuyển dụng muốn tìm được nhiều thông tin thì cần chú ý đến giọng điệu và thái độ của ứng viên. Từ những phản ứng đó, người quản lý tuyển dụng có thể đánh giá ứng viên có thực sự nghiêm túc với công việc đang ứng tuyển hay không. Nếu nguyên nhân là do xung đột với đồng nghiệp hay mâu thuẫn với người quản lý thì bạn nên từ chối. - Điều gì ở đồng nghiệp công ty cũ khiến bạn khó chịu? Nếu ứng viên kể ra những bất đồng quan điểm, xung đột cá nhân của họ thì cần xem xét. Bởi họ có thể là người không thật sự hòa nhập với môi trường. - Điều gì ở công ty cũ khiến bạn không hài lòng? Hay kể cho tôi đôi nét về sếp cũ của bạn? Nếu ứng viên trả lời theo thông tin tiêu cực thì đây là một điểm trừ khá lớn. Nhà tuyển dụng nên xem xét và đưa thêm câu hỏi tình huống khác để tìm hiểu kỹ hơn nếu đây là một cá nhân thật sự có năng lực. => Không một nhà tuyển dụng nào muốn nghe bạn phàn nàn về công ty cũ.

2.2. Các câu hỏi về sự thông minh, nhanh nhẹn, tư duy sáng tạo

Các câu hỏi phỏng vấn tình huống trong mục này giúp bạn khai thác, đánh giá về mặt tư duy của ứng viên. Có rất nhiều những câu hỏi khác nhau mà nhà tuyển dụng có thể lựa chọn. Một vài câu hỏi mà bạn có thể áp dụng dưới dây: - Cho tam giác vuông như hình, cạnh huyền là 10, chiều cao đến cạnh huyền bằng 6. tính diện tích của hình tam giác ấy: Nếu nhìn và đánh giá thì đây là rất đơn giản. Nhiều ứng viên nhanh chóng áp dụng công thức tính diện tích tam giác bình thường để đưa ra đáp án là 30. Tuy nhiên, cần chú ý rằng tam giác vuông, chiều cao đến cạnh huyền lớn nhất chỉ có thể bằng ½ cạnh huyền. Bởi vậy, đây là một đề bài sai. Dựa vào đó có thể đánh giá năng lực tư duy nhanh cùng sự cẩn trọng trong công việc của ứng viên. - Một quả trứng bán được 5 ngàn, vậy mười quả trứng sẽ bán được bao nhiêu? Với nhiều ứng viên, đáp án sẽ là 50. Tuy nhiên đáp án sẽ tùy thuộc vào mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới mong muốn bán sản phẩm như thế nào. Từ đó, đáp án có thể là 40.000 hoặc 60.000 đến 100.000. Câu hỏi tình huống khi phỏng vấn này nên được đưa ra và áp dụng với việc phỏng vấn vị trí nhân viên kinh doanh. => Các câu hỏi về tư duy để kiểm tra sự nhạy bén của ứng viên trong công việc.

2.3. Câu hỏi đánh giá sự chăm chỉ, chủ động trong công việc

Mức độ nhiệt tình của mỗi ứng viên trong công việc là khác nhau. Bởi vậy, khi đưa ra các câu hỏi tình huống giúp bạn đánh gái và quan sát sự chăm chỉ và hào hứng của ứng viên tham gia phỏng vấn. - Có trường hợp nào em ở lại làm thêm giờ mà không yêu cầu được trả lương không? Những câu hỏi này nhà tuyển dụng cần ứng viên trả lời thành thật. Nếu ứng viên cho thấy họ đang nói dối thì nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể bỏ qua ứng viên này. - Bạn biết gì về công việc, vị trí mà bạn đang ứng tuyển? Câu hỏi này đưa ra để tìm hiểu xem ứng viên có thực sự quan tâm đến vị trí mà họ đang muốn ứng tuyển hay không. Nếu hiểu rõ các thông tin về vị trí ứng tuyển và các sản phẩm của công ty thì đây sẽ là ứng viên tuyệt vời. => Câu hỏi tình huống quyết định một phần quan trọng trong việc bạn có được nhận việc hay không.

Cách trả lời câu hỏi tình huống khi phỏng vấn

2.4. Câu hỏi về tham vọng

- Tham vọng là cái để người lao động nhìn theo và cố gắng. Việc đặt câu hỏi tình huống khi phỏng vấn trong mục này sẽ giúp người quản lý nhìn nhận được họ có thực sự mong muốn làm việc hay không? Ứng viên có sẵn sàng hết mình vì công việc hay không. Bạn có thể sử dụng một số mẫu câu hỏi như: Hãy cho tôi biết công việc mơ ước của bạn là gì? Hoặc Mục tiêu tương lai của bạn là gì? Làm sao để bạn đạt được mục tiêu đó?

2.5. Phỏng vấn về khả năng xử lý tình huống

- Thường thì các câu hỏi phỏng vấn này được dùng để kiểm tra các thức làm việc của nhân viên và khả năng xử lý tình huống phát sinh nên là những câu hỏi phỏng vấn hay và khó. Những câu hỏi này thường xuất hiện trong các buổi phỏng vấn những vị trí cần sự khéo léo giao tiếp như thư ký, chăm sóc khách hàng, nhân viên kinh doanh,… Những câu hỏi nhà tuyển dụng có thể đưa ra là: Nếu khách hàng đang giận giữ, bạn sẽ xử lý thế nào? Bạn sẽ giải quyết công việc như thế nào nếu có sự thay đổi vào phút chót?

Mỗi tình huống đều có rất nhiều câu hỏi khác nhau. Bạn có thể lên ý tưởng cho các câu hỏi dựa vào mục đích bạn muốn khai thác. Hy vọng bạn có thể phát triển những mẫu câu hỏi này để áp dụng và tuyển dụng nhanh và hiệu quả nhất.

Cách trả lời câu hỏi tình huống khi phỏng vấn

Các câu hỏi tình huống tập trung vào cách ứng viên xử lý các tình huống thực tế mà họ có thể gặp ở nơi làm việc và cách họ xử lý các tình huống tương tự trong các vai trò trước đó.

Hãy tưởng tượng bạn đang trong kế hoạch phỏng vấn để tuyển chọn một nhân viên mới tiềm năng. Ứng viên đã có một bản CV tuyệt vời và cũng đưa ra câu trả lời trôi chảy về các trải nghiệm trong quá khứ, nhưng bạn vẫn chưa chắc chắn về cách họ sẽ thể hiện trong doanh nghiệp của bạn. Đó là lúc mà các câu hỏi tình huống sẽ phát huy tác dụng.

Bằng cách đặt ra cho ứng viên các tình huống cụ thể mà họ có khả năng phải đối mặt trong vai trò ứng tuyển, bạn có thể hiểu rõ hơn về cách họ làm việc.

Khi xây dựng các câu hỏi phỏng vấn tình huống, bạn cần tập trung vào mô tả công việc và lập danh sách các kỹ năng và trách nhiệm cần thiết. Sau đó viết ra các câu hỏi khám phá chính xác cách ứng viên đã thể hiện những kỹ năng đặc biệt đó trong các tình huống trong quá khứ.

Hãy sử dụng các câu hỏi tình huống để thăm dò các kỹ năng sau:

-       Kỹ năng tương tác (đặc biệt là cách ứng xử với đồng nghiệp, khách hàng hoặc khách hàng khó tính)

-       Tổ chức quy trình làm việc (nhất là khi phải đáp ứng thời hạn hoặc phải sắp xếp thứ tự ưu tiên)

-       Giao tiếp và thuyết phục

-       Giải quyết vấn đề

Ứng viên có năng lực sẽ đưa ra những câu chuyện thành công của họ kết nối trực tiếp với công việc mới, trong khi đó một ứng viên kém hiệu quả sẽ đưa ra những khái quát mơ hồ và các từ ngữ sáo rỗng.

Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn tình huống phổ biến và một số gợi ý để đánh giá câu trả lời mà bạn có thể áp dụng.

Bạn sẽ xử lý thế nào nếu phải làm việc cùng một đồng nghiệp khó chịu?

Mỗi người đều có tính cách khác nhau và đến một lúc nào đó nhân viên sẽ phải làm việc với người mà họ không thích. Là người quản lý, bạn cần biết liệu họ có thể “chịu đựng” được các thành viên khó khăn trong nhóm hay không.

Một ứng viên tiềm năng sẽ có câu trả lời như: Trước đây tôi đã từng làm việc với một người như thế này. Lúc đầu, tôi nghĩ họ chỉ đơn giản là thô lỗ và thiếu suy nghĩ nhưng sau thời gian làm quen, tôi nhận ra họ đang trải qua chuyện buồn gia đình. Chính điều này đã khiến họ có hành vi cư xử kém cỏi. Nếu gặp tình huống này trong tương lai, tôi sẽ dành thời gian để làm quen với những đồng nghiệp khó tính vì có thể họ đã trải qua một khoảng thời gian đầy khó khăn trong cuộc sống.

Bạn phạm phải một sai lầm nhưng không ai khác nhận ra, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ khắc phục hay cố tình cho qua?

Sự trung thực và tin cậy là điều quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào và đó là lí do câu hỏi tình huống này nên được đưa ra trong các buổi phỏng vấn.

Nếu ứng viên nói rằng họ chưa bao giờ trễ hẹn hoặc đổ lỗi cho người khác thì bạn nên cảnh giác. Một ứng viên tiềm năng sẽ thừa nhận sai lầm đã mắc phải, thông báo cho người bị ảnh hưởng và tốt hơn là giải thích cách họ dự định đưa mọi việc trở lại đúng hướng thay vì cố gắng che đậy.

Một câu trả lời hay sẽ như thế này: Mặc dù không có ai nhận ra lỗi sai nhưng tôi sẽ đưa nó ra và tìm cách khắc phục vấn đề. Ngoài việc đây là điều đúng đắn thì có thể ai đó sẽ phát hiện lỗi sai sau này. Bằng cách sửa sai, tôi sẽ đảm bảo nó không ảnh hưởng đến những người khác có liên quan.

Bạn sẽ làm gì nếu gặp khách hàng đang nổi giận vì một trong những sản phẩm/dịch vụ của công ty?

Bất kể ngành nghề kinh doanh của công ty bạn là gì thì mọi nhân viên đều có thể gặp các tình huống xung đột vào lúc này hay lúc khác. Do đó, bạn cần đảm bảo rằng ứng viên có khả năng vượt qua những tình huống nhạy cảm bằng sự đĩnh đạc và khéo léo. Điều này đặc biệt quan trọng nếu lấy khách hàng làm trung tâm là một giá trị quan trọng đối với công ty của bạn.

Điều bạn nên nghe từ câu hỏi này sẽ là: Trước tiên, tôi sẽ yêu cầu khách hàng mô tả vấn đề của họ với sự đồng cảm. Để cho thấy tôi đã lắng nghe, tôi sẽ lặp lại vấn đề với họ trong khi thảo luận về cách giải quyết như đổi sản phẩm khác hoặc hoàn tiền. Sau đó, tôi sẽ dựa vào chính sách của công ty và mong muốn của khách hàng để đưa ra hướng hành động tốt nhất.

Người giám sát cung cấp cho bạn hướng dẫn về cách thực hiện một nhiệm vụ. Khi bắt đầu dự án, bạn nhận ra các hướng dẫn không đủ tốt để thực hiện công việc một cách chính xác. Bạn sẽ làm gì?

Câu trả lời cho câu hỏi tình huống này sẽ cho bạn biết được kỹ năng lắng nghe, làm theo chỉ dẫn của ứng viên và cách họ sẽ xử lý với sự mơ hồ. Họ sẽ ngồi im và chờ đợi các hướng dẫn chi tiết hơn hoặc đi sâu vào nghiên cứu và tự tìm hiểu thêm.

Một câu trả lời hay sẽ như sau: Tôi sẽ đọc qua bất kỳ hướng dẫn nào mà tôi có và kiểm tra xem tôi có đang bỏ lỡ điều gì hay không. Nếu không, tôi sẽ tìm người giám sát để nhờ họ giúp đỡ hoặc làm rõ. Tôi thà mất chút thời gian để có thể làm đúng việc hơn là suy đoán và cuối cùng làm sai.

Khi phỏng vấn, bạn nên nghĩ về những đặc điểm quan trọng nhất cho vai trò, là sự đồng cảm, tự nhận thức hoặc giao tiếp và chọn câu hỏi tình huống phù hợp nhất. Các câu hỏi tình huống này đòi hỏi tư duy tại chỗ của ứng viên, vì vậy bạn đừng lo lắng khi thấy họ im lặng trong khoảnh khắc. Không có câu trả lời đúng hay sai, điều bạn đang tìm kiếm là cách họ nghĩ về nó. Hãy cho phép ứng viên thời gian nếu họ cần và đừng cố gắng xen vào các khoảng im lặng đó. Có thể họ đã lắng nghe những gì bạn hỏi và muốn cung cấp cho bạn câu trả lời chi tiết, rõ ràng nhất.

Huỳnh Trâm