Cách trình bày đồ án tốt nghiệp

1 TRƯỜNG ĐAI HỌC CÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THỰC PHẨM TP.HCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KHOA CNSH & KTMT HƯỚNG DẪN VỀ CẤU TRÚC VÀ TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN/ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1. Cấu trúc của khóa luận/đồ án - Bìa chính khóa luận (theo mẫu). - Bìa phụ khóa luận (theo mẫu). - Lời cảm ơn. - Mục lục. - Danh mục các bảng biểu - Danh mục các hình vẽ, đồ thị - Danh mục chữ viết tắt, ký hiệu - Nội dung của khóa luận (xem phần Bố cục) - Tài liệu tham khảo (xem mẫu Phụ lục 2) - Phụ lục 2. Bố cục của khóa luận Nội dung khoá luận trình bày tối thiểu 40 trang khổ A4 và không nên vượt quá 80 trang (không kể các trang bìa, lời cảm ơn, mục lục, tài liệu tham khảo…) theo trình tự như sau: - PHẦN MỞ ĐẦU: Trình bày lí do chọn đề tài, mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - PHẦN 1 - TỔNG QUAN: Trình bày cơ sở lí thuyết, lí luận, giả thiết khoa học của vấn đề nghiên cứu. Phân tích đánh giá các hướng nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài; nêu những vấn đề còn tồn tại; chỉ ra những vấn đề mà đề tài cần tập trung, nghiên cứu giải quyết. - PHẦN 2 –VẬT LIỆU & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Nêu vật liệu, hóa chất, thiết bị và phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong khoá luận . 2 - PHẦN 3 - KẾT QUẢ & THẢO LUẬN: Mô tả ngắn gọn công việc nghiên cứu khoa học đã tiến hành, các kết quả nghiên cứu khoa học hoặc kết quả thực nghiệm. - PHẦN 4: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ: Trình bày một cách ngắn gọn theo cách tổng kết những kết quả đạt được, những đóng góp mới và những đề xuất mới. Phần kết luận cần ngắn gọn, không có lời bàn và bình luận thêm. Về phần kiến nghị, đưa ra những đề xuất/dự đoán/lời khuyên về những hướng nghiên cứu tiếp theo. - TÀI LIỆU THAM KHẢO: Chỉ bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập tới để bàn luận trong khoá luận/đồ án (xem hướng dẫn ở phần phụ lục 2). - PHỤ LỤC: Trình bày những phần kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu nhưng do bố cục quá dài hoặc không quan trọng sẽ được trình bày trong phần phụ lục của khóa luận/đồ án 3. Hình thức trình bày - Tác giả khoá luận cần có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của mình. - Khóa luận/đồ án phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Nội dung phân thành các chương. - Font chữ Unicode: Times New Roman, kích thước (size) 13 pt. - Dãn dòng (line spacing) đặt ở chế độ 1.2 lines. - Cài đặt khổ giấy trình bày: Trang A4, lề trên 2.0 cm, lề dưới 2.0 cm, lề trái 3.5 cm, lề phải 2.0 cm. Đánh số trang ở góc phải bên dưới. - Các bảng biểu và hình ảnh trình bày theo chiều dọc & canh giữa khổ giấy thì phía trên bảng là chú thích bảng của trang, phía dưới hình ảnh là chú thích của hình. - Số thứ tự của các chương, mục được đánh số bằng hệ thống số Ả-rập, không dùng số La Mã. Các mục và tiểu mục được đánh số bằng các nhóm hai hoặc ba chữ số, cách nhau một dấu chấm: số thứ nhất chỉ số chương, chỉ số 3 thứ hai chỉ số mục, số thứ ba chỉ số tiểu mục. Ví dụ: PHẦN 1: TIÊU ĐỀ CẤP 1 (SIZE 14) 1.1. Tiêu đề cấp 2 (size 14) 1.1.1. Tiêu đề cấp 3 (size 13, như văn bản nhưng in đậm) 4. Phụ lục của khóa luận: - Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung khóa luận như số liệu thô, mẫu biểu, tranh ảnh…… - Nếu khóa luận sử dụng những câu trả lời cho một bản câu hỏi thì bản câu hỏi mẫu này phải được đưa vào phần phụ lục ở dạng nguyên bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý kiến. - Không được tóm tắt hoặc sửa đổi. Các tính toán mẫu trình bày tóm tắt trong các bảng biểu cũng cần nêu trong phụ lục của khóa luận . - Phụ lục không được dày hơn phần chính của khóa luận . 4 Phụ lục QUY ĐỊNH VỀ TÀI LIỆU THAM KHẢO Thứ tự sắp xếp Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC (alphabet) họ tên tác giả theo thông lệ của từng nước: - Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ. - Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ. - Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B, v.v…. Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau: - Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)(năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu chấm sau ngoặc đơn) - Tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) - Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản) - Nơi xuất bản, (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo). Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách… ghi đầy đủ các thông tin sau: - Tên các tác giả (không có dấu ngăn cách) - (Năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu chấm sau ngoặc đơn) - Tên bài báo, (không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) - Tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) - Tập (không có dấu ngăn cách) hoặc Volume (Tiếng Anh) - (Sổ), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) hoặc Number (Tiếng Anh) - Các số trang (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc) Ví dụ: TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT (Sắp xếp theo thứ tự A-Z theo tên) [1] Lê Song Dự, Nguyễn Thị Quý Mùi (1997). Cây mía, NXB Nông nghiệp. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI (Sắp xếp theo thứ tự A-Z theo họ) [1] Abdoulaye S., Giraud E., Jourand P., Garcia N., Willems A., De Lajudie P., Prin Y., Neyra M., Gillis M., Boivin-Masson C., Dreyfus B. (2001). 5 Methylotrophic Methylobacterium bacteria nodulate and fix nitrogen in symbiosis with legumes, Journal of Bacteriology, 183(1): 214–220. 6 MẪU BÌA NGOÀI BỘ CÔNG THƯƠNG (cỡ chữ 13) TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TPHCM (14) KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC & KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (15) _____________________ KHOÁ LUẬN/ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH……… ( cỡ chữ 20) TÊN ĐỀ TÀI (cỡ chữ 28) TÊN SINH VIÊN (14) NGƯỜI HƯỚNG DẪN (14) Th.S.NGUYỄN VĂN X Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2013 (cỡ chữ 14) 7 BỘ CÔNG THƯƠNG (cỡ chữ 13) TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TPHCM (14) KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC & KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (15) _____________________ KHOÁ LUẬN/ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH……… ( cỡ chữ 20) TÊN ĐỀ TÀI (cỡ chữ 28) Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.S.NGUYỄN VĂN X NGUYỄN VĂN A (căn phải, cỡ chữ 13) Mã số SV: Lớp: Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2013 (cỡ chữ 14MẪU BÌA LÓT 8

Bộ môn: Động cơ Đốt trong Đồ án tốt nghiệpQUY ĐỊNH TRÌNH BÀY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆPĐồ án tốt nghiệp được trình bày tối thiểu 60 trang và tối đa 80 trang (không kể phụlục), in một mặt trên khổ giấy A4, đóng bằng bìa cứng. Hình thức đồ án được trình bày theo nội dung sau:1. Thứ tự:- Bìa (theo mẫu)- Tờ lót (theo mẫu)- Giấy giao nhiệm vụ tốt nghiệp (theo mẫu)- Danh mục chữ viết tắt trong đồ án (nếu có)- Mục lục- Lời nói đầu- Chương 1, 2, 3, 4… - Kết luận- Tài liệu tham khảo- Phụ lục2. Chú ý trong trình bày đồ án:- Phông chữ “Times New Roman” Theo tiêu chuẩn của phông Unicode- Cỡ chữ 13, giãn dòng “At least” 18pt, cách đoạn (Spacing) “before 0pt,after 6pt”, căn đều hai bên “Justify”- Căn lề: Trái 3.5cm, phải 2.5cm, trên và dưới 2.5cm.- Trình bày Header and footer: Phông “Time New Roman” cỡ chữ 12, chữđậm “Bold” theo tiêu chuẩn của phông Unicode, nội dung như đã đượctrình bày.- Các bảng biểu, đồ thị, hình vẽ phải có tên và đánh số thứ tự (chữ số đầutrùng với số chương, chữ số thứ 2 là thứ tự của hình vẽ hoặc đồ thị hoặcbảng biểu trình bày trong chương đó). Sử dụng phông “Time NewRoman”, cỡ chữ 12, chữ nghiêng “Italic” theo mẫu sau: Hình 1.1. Mặt cắt ngang động cơ D243; Hình 2.1. Kết cấu bơm cao áp; Sinh viên: Nguyễn Văn A Lớp: Động cơ - Khóa 471Bộ môn: Động cơ Đốt trong Đồ án tốt nghiệp Bảng 1.1. Kết quả đo mômen N.....- Các tài liệu tham khảo trong thuyết minh phải ghi chú theo tài liệu thamkhảo, ví dụ tham khảo quyển 1 trong mục tài liệu tham khảo thì ký hiệu [1].- Cách ghi tài liệu tham khảo: + Tài liệu tham khảo bao gồm những sách, ấn phẩm, tạp chí,...đã đọc và được trích dẫn hoặc sử dụng về ý tưởng vào đồ án và phải được chỉ rõ việc sử dụng đó trong đồ án. + Các tài liệu tham khảo bằng các thứ tiếng khác nhau được xếp riêng theo từng khối tiếng (Việt, Nga, Anh, Pháp, Đức,...). Giữ nguyên văn, không dịch, không phiên âm tên các tài liệu bằng tiếng nước ngoài. + Trình tự sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo trong từng khối tiếng theonguyên tắc thứ tự ABC... của họ, tên tác giả: + Tác giả nước ngoài xếp thứ tự ABC theo họ; + Tác giả Việt nam xếp thứ tự ABC theo tên (không đảo lộn trật tự họ tên); + Tài liệu không có tên tác giả thì xếp thứ tự theo từ đầu của tên tài liệu. + Các tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục phải đầy đủ các thông tincần thiết và theo trình tự sau: + Số thứ tự; họ tên tác giả; tên tài liệu (in nghiêng); nguồn (tên tạp chí, tập,số năm; hoặc tên nhà xuất bản, nơi xuất bản). + Số thứ tự được đánh từ [1] đến hết qua tất cả các khối tiếng.Nội dung của đồ án tốt nghiệp1. Phần tæng quan (1-3 trang)- Sự cần thiết phải thực hiện đề tài.- Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài.- Phương pháp nghiên cứu.- Kết cấu của đồ án.2. Phần cơ sở lý thuyết (15 - 25 trang)- Khái quát tổng thể về lý thuyết mà đề tài cần nghiên cứu.- Trình bày nội dung cơ bản lý thuyết của vấn đề cần nghiên cứu:+ Khái niệm cơ bản.Sinh viên: Nguyễn Văn A Lớp: Động cơ - Khóa 472Bộ môn: Động cơ Đốt trong Đồ án tốt nghiệp+ Chỉ tiêu đánh giá và phương pháp xác định các chỉ tiêu.+ Nhân tố ảnh hưởng.+ Phương hướng và giải pháp cải thiện các chỉ tiêu đánh giá.- Số liệu và nguồn số liệu phục vụ cho việc thực hiện đề tài.(lưu ý những nội dung lý thuyết được trình bày sẽ được áp dụng vào phầnphân tích và đề xuất giải pháp phía sau - tránh trình bày lan man không cầnthiết) 3. Phần tính toán thiết kế và thực nghiệm (30 - 50 trang)- Giới thiệu khái quát phương pháp tính toán kết cấu, hệ thống … và áp dụng tính toán cho đề tài được giao từ đó đưa ra phương pháp tính toán tối ưu nhất.- Đưa ra các yêu cầu cơ bản trong thiết kế kết cấu, hệ thống- Kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm.4. kết luận và hướng phát triển của đề tài (1-2 trang)- Nhắc lại mục tiêu của đề tài.- Nội dung mà đồ án đã thực hiện.- Một số đề xuất kiến nghị khi áp dụng đề tài và hướng phát triển đề tài.Sinh viên: Nguyễn Văn A Lớp: Động cơ - Khóa 473