Căng da bụng chùng da mắt là gì năm 2024

Tầng 21, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex, số 1 Nguyễn Huy Tưởng, p. Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 024 7309 5555, máy lẻ 370.

xem bản đồ

trụ sở tp.hồ chí minh

Tầng 4 Tòa nhà 123, 123 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, Tp. HCM Điện thoại: 028. 7307 7979

xem bản đồ

© Copyright 2007 - 2024 – Công ty Cổ phần VCCorp

Tầng 17, 19, 20, 21 Tòa nhà Center Building - Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2215/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 10 tháng 4 năm 2019

Tất cả chúng ta hầu như đều thế. Ngay khi vừa ăn xong một bữa tiệc, cơn buồn ngủ khủng khiếp kéo đến khiến bạn gần như rất khó mở nổi mắt. Bạn sẽ vẫn ngồi đó với những chiếc đĩa thức ăn đã hết sạch, tự hỏi thức ăn đó là gì mà bạn vừa ăn xong đã khiến bộ não như "đóng băng", buồn ngủ không chịu nổi!

Căng da bụng chùng da mắt là gì năm 2024

Có phải tại bát cơm vừa ăn khiến cho chúng ta "căng da bụng, chùng da mắt"? Theo trang Scienceabc, thực ra, có một giả thuyết khá phổ biến cho rằng cơm gạo khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ.

Và giờ thì đã đến lúc xem xét các thành phần khác nhau góp phần khiến cơ thể buồn ngủ ngay sau khi ăn xong.

Vì ăn nhiều tinh bột

Đầu tiên, hãy tìm hiểu về thành phần lớn nhất trong các bữa ăn của chúng ta, đó là các loại thực phẩm dạng tinh bột và ngọt như cơm, bánh mì, khoai tây, nước ngọt….

Trong cơ thể chúng ta, các thực phẩm ngọt và giàu tinh bột làm tăng hàm lượng glucose trong máu của chúng ta. Để đối phó với sự gia tăng glucose trong máu, chất insulin được tiết ra. Về cơ bản, insulin cho phép hấp thụ glucose vào các tế bào trong cơ thể. Bởi vì các tế bào cần có glucose để sản sinh ra năng lượng, nên insulin rất quan trọng với các hoạt động hàng ngày của chúng ta.

Vấn đề nảy sinh khi chúng ta ăn quá nhiều loại thức ăn này. Khi bữa ăn của chúng ta chứa nhiều tinh bột, lượng glucose trong máu tăng lên và insulin cũng phải tiết ra thật nhiều để kiểm soát số lượng glucose khổng lồ đó. Do insulin trong tế bào làm giảm nồng độ glucose cao trong máu, nên tế bào lại phát triển một dạng kháng insulin. Kháng insulin này thực sự bất lợi cho cơ thể; vì từ đó, nó khiến việc kiểm soát mức độ glucose trong máu trở nên khó khăn, và năng lượng của chúng ta sẽ bắt đầu giảm, vì insulin không còn kích thích glucose đi vào tế bào nữa.

Cuối cùng, cơ thể đi đến chỗ bắt đầu buồn ngủ. Do lượng đường trong máu cao sau khi ăn no nê một bữa ăn giàu tinh bột (và insulin không thể vào tế bào vì chất kháng insulin), cơ thể bắt đầu chuyển glucose thành chất béo lưu trữ. Quá trình chuyển đổi này làm tiêu hao nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể và vì thế dẫn đến cơ thể rơi vào trạng thái buồn ngủ sau bữa ăn.

Các hoạt động của não bộ

Nhiều loại thức ăn khác nhau cũng gây ra sự thay đổi trong hoạt động của não bộ, bằng cách ảnh hưởng đến một hoặc nhiều chất hóa học trong não. Chẳng hạn, carbonhydrate cung cấp cho cơ thể chúng ta các tiền chất cần thiết cho quá trình tổng hợp hợp chất dẫn truyền thần kinh (serotonin), giúp chúng ta bình tĩnh. Vì thế, ăn một bữa ăn no nê năng lượng sẽ dẫn đến việc thừa hợp chất serotonin, khiến chúng ta "hơi quá bình tĩnh và ù lì", hay còn gọi là "buồn ngủ".

Với những thức ăn giàu protein, như thịt, cá, pho mai, trứng…, chúng chứa axit amin tryptophan, mà cơ thể chúng ta sử dụng như một nguồn tiền chất serotonin khác. Một lần nữa, phản ứng "bình tĩnh" lại xảy ra khiến chúng ta không thể kiểm soát, và chúng ta có thể ngủ gật trước khi món tráng miệng được đưa ra.

Một chất hóa học khác cũng gây buồn ngủ là hormone melatonin. Vai trò chính của hormone này là trực tiếp khiến cơ thể buồn ngủ. Vì vậy, ăn các loại thực phẩm như quả anh đào, loại quả chứa một lượng nhỏ melatonin, có thể khiến chúng ta buồn ngủ.

Ăn chuối, rất đơn giản chỉ cần bóc vỏ và thưởng thức. Nhưng bạn có thể ngạc nhiên khi biết, chuối chứa kali và magiê, cả hai đều đóng một vai trò giúp thư giãn cơ bắp. Cảm giác thư giãn này xảy ra sau khi ăn một quả chuối ngon cũng có thể góp phần tạo ra cơn buồn ngủ cho bạn.

Giờ đây, khi đã biết tất cả thông tin khiến bạn buồn ngủ sau khi ăn, chúc bạn có thể vẫn tỉnh táo nếu cần thiết, và hãy nhớ, bạn không phải là người duy nhất phải đối phó với cơn buồn ngủ sau bữa tiệc ngon lành.

Bạn có thường cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn no hay không? Rất nhiều người gặp phải cảm giác này. Đó là biểu hiện của tình trạng food coma - cảm giác uể oải và mệt mỏi mà bạn gặp phải sau khi thưởng thức một bữa ăn thịnh soạn.

Lý do khiến ta buồn ngủ sau bữa ăn

Theo Healthshots, khi chúng ta ăn, đặc biệt là một lượng lớn thức ăn, hệ tiêu hóa cần tăng lưu lượng máu và năng lượng để phân hủy, xử lý các chất dinh dưỡng. Do đó, có sự thay đổi lưu lượng máu đến hệ thống tiêu hóa, có thể dẫn đến giảm lượng máu và oxy cung cấp cho não, dễ gây ra cảm giác mệt mỏi hoặc buồn ngủ.

Bác sĩ Bhakti Adkar, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện SRV ở Chembur, Mumbai (Ấn Độ), cho biết trạng thái cực kỳ buồn ngủ hoặc mệt mỏi sau khi ăn một bữa ăn lớn được gọi là food coma.

Uể oải, buồn ngủ, cảm giác nặng nề nói chung và khó tập trung là những dấu hiệu phổ biến của tình trạng này.

Thời gian tình trạng này xảy ra khác nhau ở mỗi người và phụ thuộc vào các yếu tố như kích cỡ và thành phần của bữa ăn. Nói chung, nó kéo dài trong vài giờ khi cơ thể hoạt động đủ để tiêu hóa và xử lý thức ăn đã tiêu thụ.

Tại sao "căng da bụng" lại "chùng da mắt"?

Ngoài nguyên nhân giảm lượng oxy và lượng máu cung cấp cho não, gây ra tình trạng food coma, một số lý do khác cũng dẫn đến tình trạng này, bao gồm:

Lựa chọn thực phẩm

Một số loại thực phẩm, đặc biệt là những loại giàu carbohydrate và chất béo, có thể kích hoạt giải phóng các hormone cụ thể như insulin và serotonin, có vai trò điều chỉnh giấc ngủ và tâm trạng. Mức độ tăng cao của các hormone này có thể góp phần mang lại cảm giác thư giãn và buồn ngủ.

Áp lực lên hệ tiêu hóa

Tiêu thụ lượng lớn thực phẩm có thể khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, đòi hỏi nhiều năng lượng và thời gian hơn để chế biến. Nỗ lực của cơ thể để kiểm soát lượng dư thừa này có thể góp phần gây ra mệt mỏi và thờ ơ.

Sử dụng đồ uống có cồn

Kết hợp bữa ăn với đồ uống có cồn có thể làm trầm trọng thêm cảm giác buồn ngủ. Rượu là chất ức chế hệ thần kinh trung ương và có thể khuếch đại tác dụng an thần của các yếu tố khác, góp phần khiến bạn cảm thấy "díu mắt" sau khi ăn no.

Những bữa ăn lớn, đặc biệt nhiều carbohydrate và chất béo, có thể tăng cảm giác buồn ngủ cho bạn sau khi ăn. Ảnh minh họa: Pexels.

Cách để tỉnh táo hơn sau bữa ăn

Để tránh cảm giác buồn ngủ sau khi ăn no, hãy làm những điều dưới đây:

- Lên kế hoạch cho bữa ăn cân bằng: Bữa ăn của bạn nên cân bằng, có sự kết hợp giữa chất xơ, protein và chất béo lành mạnh. Những điều này sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu của bạn.

- Ăn khẩu phần nhỏ hơn: Tránh ăn những bữa ăn lớn và nhiều chất ngay cả khi chúng rất hấp dẫn. Hãy ăn những bữa ăn nhỏ hơn và thường xuyên hơn trong ngày.

- Giữ nước: Uống nhiều nước trước và sau bữa ăn. Điều này sẽ giúp bạn tiêu hóa tốt hơn và cũng ngăn ngừa tình trạng mất nước.

- Ăn chậm, nhai kỹ: Nhai thức ăn từ từ và thưởng thức từng miếng. Điều này sẽ cho phép cơ thể bạn phát tín hiệu khi bụng đã no.

- Hạn chế carbohydrate tinh chế: Giảm lượng carbohydrate tinh chế. Đồ uống có ga và thực phẩm như bánh ngọt, bánh ngọt và pizza có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến và giảm nhanh chóng.

- Chọn protein nạc: Lựa chọn các nguồn protein nạc như cá và đậu phụ. Chúng có tác dụng thúc đẩy cảm giác no mà không gây nặng nề như thịt mỡ.

- Điều tiết lượng caffeine: Hạn chế uống đồ uống có chứa caffeine, đặc biệt là gần giờ ăn, để tránh ảnh hưởng giấc ngủ và tiêu hóa.

- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Kết hợp trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt để có lượng chất xơ lành mạnh. Điều này sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy cảm giác no.

- Tập thể dục thường xuyên: Tham gia hoạt động thể chất nhẹ nhàng sau bữa ăn, nhưng không phải ngay sau khi ăn. Điều này giúp kích thích tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng uể oải.

- Tránh ăn quá nhiều: Cho dù thức ăn có mùi hay vị ngon đến đâu, hãy lắng nghe tín hiệu no của cơ thể. Tránh ăn quá nhiều để cảm giác mệt mỏi không xâm chiếm.