Câu hỏi “tại sao thông điệp được gửi đi?” tương ứng với nguyên tắc tri tạo truyền thông nào?

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TRI TẠO TRUYỀN THÔNGĐại học Quốc gia Hà NộiTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănKhoa Báo chí Bộ môn: Văn hóa Truyền thông 1. Thông tin về giảng viên:- Họ và tên: Đỗ Anh Đức- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ, giảng viên- Thời gian, địa điểm làm việc: Giảng viên thông báo cho sinh viên vào giờ đầu tiên của môn học.- Địa chỉ liên hệ: như trên- Điện thoại: 04.8581078 / 0903264657- Email: Các hướng nghiên cứu chính: Truyền thông hiện đại, lý thuyết truyền thông, ứng dụng nghiên cứu xã hội học về tác động của truyền thông.- Các giảng viên tham gia giảng dạy: theo điều hành của Bộ môn Văn hóa - Truyền thông- Địa chỉ liên hệ: như trên2. Thông tin chung về môn học:- Tên môn học: Tri tạo truyền thông Tiếng Anh: Media Literacy- Mã môn học: JOU2013- Số tín chỉ: 02- Môn học: Tự chọn- Các môn học tiên quyết: Cơ sở lý luận báo chí truyền thông- Các môn học kế tiếp: Quảng cáo, Truyền thông Quan hệ công chúng, Thiết kế và trình bày báo in.- Các yêu cầu đối với môn học: Phương tiện kỹ thuật đầy đủ (máy tính, màn hình, đầu đọc, dựng hình, máy chiếu, các công cụ học tập như giấy khổ lớn, bút màu, thước kẻ), phòng học đầy đủ trang thiết bị.- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:1+ Nghe giảng lý thuyết: 20 giờ+ Làm bài tập trên lớp: 04 giờ+ Thảo luận: 04 giờ+ Tự học xác định : 02 giờ- Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách: Khoa Báo chí, tầng 1, nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội3. Mục tiêu môn học:3.1. Mục tiêu chung- Kiến thức: + Sinh viên phân tích và lý giải được những vấn đề bản chất trong sự vận hành và tác động của các phương tiện truyền thông nói chung, trên cơ sở nghiên cứu thông điệp từ chủ thể, mục đích, nội dung, cho đến kỹ thuật tạo thông điệp.+ Sinh viên sử dụng được những cơ sở phương pháp luận để phân tích, đánh giá, phê phán hoạt động truyền thông, cụ thể là thông điệp truyền thông, trên cơ sở biết cách đặt câu hỏi cho những vấn đề mà truyền thông truyền tải.- Kỹ năng: + Sinh viên được rèn luyện kỹ năng đọc, nghe, xem và phân tích thông điệp một cách có ý thức+ Sinh viên sử dụng được các kỹ năng xây dựng một sản phẩm truyền thông trong đó thể hiện rõ ý đồ, mục đích của chủ thể sáng tạo, tính chất của thông điệp và đánh giá được khả năng tác động của thông điệp.- Thái độ, chuyên cần:+ Sinh viên trau dồi thói quen đọc và phân tích, + Sinh viên hình thành bước đầu phương pháp tư duy, + Sinh viên học và áp dụng được phương pháp học tập hiện đại: chủ động, độc lập, có khoa học và không ngừng.3.2. Mục tiêu chi tiết của môn họcNội dung Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3Nội dung 1. Dẫn nhập • Nêu được một • Trình bày được • Phân tích 2tri tạo truyền thôngcách khái quát sự phát triển của các loại hình truyền thông đầu thế kỷ 21• Liệt kê được các loại hình truyền thông truyền thống và những loại hình truyền thông mớiquá trình ra đời của môn học Tri tạo truyền thông• Trình bày được sự phát triển môn học ở một/một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Canada, Anh, Úc…được các cách thức tổ chức giáo dục năng lực tri tạo truyền thông phù hợp với từng đối tượngNội dung 2. Định nghĩa tri tạo truyền thông• Nêu được khái niệm bằng thuật ngữ tiếng Anh, nghĩa của từ và nghĩa của thuật ngữ• Nêu được định nghĩa tiếng Việt• Phân tích được nội hàm của định nghĩa và các thuật ngữ có liên quan đến định nghĩa • Nêu và lý giải được các cách hiểu không chính xác, phiến diện về thuật ngữ tri tạoNội dung 3. Trọng tâm, mục tiêu và lợi ích của tri tạo truyền thông• Nêu được trọng tâm, mục tiêu và lợi ích của tri tạo truyền thông• Giải thích được từng thuật ngữ chính được dùng chủ yếu liên quan đến môn học và năng lực tri tạo• Phân tích được lí do và những đòi hỏi cần thiết của môn học trong bối cảnh truyền thông thế kỷ 21Nội dung 4. Nguyên tắc 1: Chủ thể thông điệp• Nêu được câu hỏi tri tạo chính của nguyên tắc này• Mô tả các kỹ năng được sử dụng để phát hiện và phân tích chủ thể thông điệp• Giải thích được, so sánh được chủ thể thông điệp trong những tình huống khác nhau3Nội dung 5. Nguyên tắc 2: Kỹ thuật tạo thông điệp• Nêu được câu hỏi tri tạo chính của nguyên tắc này • Mô tả các kỹ năng được sử dụng để phát hiện và phân tích các kỹ thuật được sử dụng trong xây dựng thông điệp• Phân tích được bản chất loại hình của các phương tiện thông quyết định kỹ thuật xây dựng thông điệpNội dung 6. Nguyên tắc 3: Tác động của thông điệp• Nêu được câu hỏi tri tạo chính của nguyên tắc này Trình bày khái quát các quan điểm về tác động của thông điệp trên cơ sở lý thuyết truyền thông từ môn học tiên quyết• Sử dụng được ít nhất một phương pháp điều tra tác động của thông điệp ở quy mô vừa và nhỏNội dung 7. Nguyên tắc 4: Nội dung thông điệp• Nêu được câu hỏi tri tạo chính của nguyên tắc này • Trình bày khái quát lý thuyết về phân tích nội dung thông điệpSử dụng được phương pháp phân tích nội dung thông điệp khi nghiên cứu, đánh giá thông điệpNội dung 8. Nguyên tắc 5: Mục đích thông điệp• Nêu được câu hỏi tri tạo chính của nguyên tắc này Trình bày khái quát lý thuyết về thông điệp có mục đích và những cơ sở của việc nhận định mục đích thông điệp• Phân tích và lý giải tính mục đích của thông điệp nhìn từ các góc độ kinh tế, văn hóa, chính trị…Nội dung 9.Ứng dụng nguyên tắc tri tạo trong nghiên cứu • Nêu được những vấn đề nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực truyền thông trên cơ sở áp dụng và • Lý giải mô hình và các yếu tố tác động qua lại theo mối quan hệ bên trong và bên ngoài • Đề xuất được những phương án nghiên cứu và hướng tiếp cận mới trong nghiên 4truyền thôngphát triển bộ nguyên tắc tri tạo truyền thôngcủa hoạt động truyền thông cứu truyền thông trên cơ sở phát huy năng lực tri tạo truyền thông4. Tóm tắt nội dung môn học:Tri tạo truyền thông là môn học về bản chất của truyền thông nói chung và truyền thông đại chúng nói riêng. Đúng như tên gọi, Tri tạo bao hàm 2 phương diện: tri - hiểu, nhận thức, biết cách phê phán; và tạo - xây dựng và sáng tạo được sản phẩm truyền thông một cách hiệu quả, kể từ những sản phẩm nhỏ nhất như một thông điệp cho quảng cáo chẳng hạn, cho đến những tác phẩm truyền thông hoàn chỉnh. Tri tạo truyền thông trang bị cho người học năng lực tiếp nhận có phê phán những sản phẩm truyền thông và năng lực tự sáng tạo. Tương tự như khả năng biết đọc, biết viết nội hàm trong chữ literacy, Tri tạo truyền thông cung cấp phương pháp cho mọi đối tượng người học trong việc tiếp nhận truyền thông ở một thời đại mà truyền thông đại chúng đã và đang vừa là nền tảng, vừa là môi trường, vừa là công cụ của mỗi con người, mỗi tổ chức, đơn vị, và cả một bộ máy chính trị.5. Nội dung chi tiết môn học:Nội dung 1. Dẫn nhập Tri tạo truyền thông:1.1. Bối cảnh truyền thông của thế kỷ 211.2. Sự ra đời của bộ môn Tri tạo truyền thông1.3. Các cách thức tổ chức giáo dục năng lực Tri tạo truyền thôngNội dung 2. Định nghĩa Tri tạo truyền thông2.1. Thuật ngữ tiếng Anh2.2. Thuật ngữ tiếng Việt2.3. Định nghĩa công cụ về Tri tạo truyền thông2.4. Các cách hiểu chưa đầy đủ về Tri tạo truyền thôngNội dung 3. Trọng tâm, mục tiêu và lợi ích của tri tạo truyền thông:3.1. Trọng tâm: các kỹ năng và năng lực cơ bản3.2. Mục tiêu: mục tiêu cụ thể và mục tiêu tổng quát3.4. Lợi ích: tại sao phải học Tri tạo truyền thông? 3.5. Bộ nguyên tắc tri tạo: 5 câu hỏi và 5 vấn đề cơ bản5Nội dung 4. Nguyên tắc số 1: Chủ thể thông điệp4.1. Câu hỏi tri tạo: Ai tạo ra thông điệp?4.2. Kỹ năng phát hiện và phân tích chủ thể thông điệpNội dung 5. Nguyên tắc 2: Kỹ thuật tạo thông điệp5.1. Câu hỏi tri tạo: Những kỹ thuật nào được sử dụng trong thông điệp để thu hút sự chú ý?5.2. Kỹ năng phân tích và đánh giá kỹ thuật được sử dụng trong xây dựng thông điệp truyền thôngNội dung 6. Nguyên tắc 3: Tác động của thông điệp6.1. Câu hỏi tri tạo: Cùng một thông điệp được tiếp nhận khác nhau bởi những người khác nhau như thế nào?6.2. Kỹ năng phán đoán và điều tra sự tiếp nhận thông điệp của công chúngNội dung 7. Nguyên tắc 4: Nội dung thông điệp7.1. Câu hỏi tri tạo: Những quan điểm, lối sống, giá trị nào được trình hiện hoặc bị loại bỏ khỏi thông điệp? 7.2. Kỹ năng phân tích, phê phán nội dung thông điệpNội dung 8. Nguyên tắc 5: Mục đích thông điệp8.1. Câu hỏi tri tạo: Tại sao thông điệp được gửi đi?8.2. Kỹ năng phán đoán, phân tích mục đích đằng sau thông điệp (kinh tế, chính trị, tuyên truyền, giải trí…)Nội dung 9. Ứng dụng nguyên tắc tri tạo trong nghiên cứu truyền thông:9.1.Truyền thông và định hướng giá trị9.2. Nghiên cứu văn bản truyền thông9.3. Nghiên cứu hình mẫu trong truyền thông66. Học liệu:6.1. Học liệu bắt buộc:1. Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang. Cơ sở lý luận báo chí truyền thông. Nxb. ĐHQGHN. H.2004 (Phòng Tư liệu Khoa Báo chí, 107 nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội)2. Tạ Ngọc Tấn. Truyền thông đại chúng. Nxb. Chính trị quốc gia. H.2001. (Phòng Tư liệu Khoa Báo chí, 107 nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội)3. Huỳnh Văn Tòng. Truyền thông đại chúng nhập môn. Đại học Mở bán công Tp. HCM.1993. (Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội)4. Đỗ Anh Đức (dịch). Nghiên cứu truyền thông. Tài liệu lưu hành nội bộ. Thư viện Khoa Báo chí. (Phòng Tư liệu Khoa Báo chí, 107 nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội)5. Nguyễn Quý Thanh. Xã hội học về dư luận xã hội. Nxb. ĐHQGHN. H.2006. (Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội)6.2. Học liệu tham khảo6.Nhiều tác giả.Bùng nổ truyền thông. Nxb. VHTT, H.1996. (Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội)7. Nhiều tác giả. Sức mạnh của tin tức truyền thông. Nxb. Chính trị quốc gia, H.2005. (Phòng Tư liệu Khoa Báo chí, 107 nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội)8. Nhiều tác giả. Truyền thông - Kỹ năng và phương pháp, Nxb.VHTT, H.2001. (Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội)9. Nguyễn Quý Thanh, Phạm Văn Quyết. Phương pháp nghiên cứu xã hội học. Nxb. ĐHQGHN, H.2003. (Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội)10. Jens Moller. Phân tích ngôn ngữ hình ảnh. Tài liệu khóa học cùng tên của Bộ VH-TT, H. 2000.11. Nhiều tác giả. Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập V., VI, Nxb.ĐHQGHN, H. 2003, 2005. (Phòng Tư liệu Khoa Báo chí, 107 nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội)712. Nguyễn Thu Giang, Bùi Việt Hà. Tri tạo truyền thông - Một cách tiếp cận mới trong giáo dục. Bài báo khoa học. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Khoa Báo chí, tháng 11.20056.3. Các nguồn tư liệu khác: Tài liệu tiếng nước ngoài do giảng viên cung cấp bằng bản photocopy1. Center for Media Literacy, Literacy for the 21st century An overview &– orientation guide to media literacy education, Hoa Kú. 2. Center for Media Literacy, Five key questions that can change the world – Classroom activities for media literacy, Hoa Kú. 3. David Considine, An introduction to media literacy, The journal of Media Literacy, Volume 41, 1995.4. David Considine, Some principles of media literacy, http://www.ci.appstate.edu5. UNESCO, Extracts from the Grünwald Declaration on media education, Website: www.unesco.org, 19826. Website: www.medialit.org - Center for Media Literacy7. Website: www.pbs.org/weta/myjourneyhome/teachers/glossary.html#A Media literacy glossary.87. Các hình thức tổ chức dạy học:7.1. Lịch trình chung:Nội dungHình thức tổ chức dạy môn học Tổng sốLên lớp Tự học xác địnhLý thuyết Bài tập Thảo luậnNội dung 1 2 2Nội dung 2 2 2Nội dung 3 2 2Nội dung 4 2 2 4Nội dung 5 2 2 4Nội dung 6 2 2 4Nội dung 7 2 2 4Nội dung 8 2 2 4Nội dung 9 4 4Cộng 20 4 4 2 30 7.2. Lịch trình cụ thể cho từng nội dungTuần 1. Nội dung 1: Dẫn nhập tri tạo truyền thôngHình thức tổ chức dạy họcThời gian, địa điểmNội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bịGhi chúLý thuyết2 giờ tín chỉTrên lớp - Sự bùng nổ truyền thông thế kỷ 21- Điểm lại các loại hình truyền thông- Những phương tiện truyền thông mới- Công bố những kết quả nghiên cứu truyền thông mới nhất có liên quan đến sự tiếp nhận truyền thông của công chúng- Thảo luận về những tác động cơ bản của truyền thông- Khái quát xu hướng phát triển của truyền thông hiện đại - Đọc các tài liệu do giảng viên cung cấp. Đặc biệt quan tâm đến những nội dung bàn về truyền thông9- Dẫn nhập về sự ra đời của môn Tri tạo truyền thông- Lý giải sự cần thiết của môn học này trong thế kỷ 21Ở nhà Tìm tài liệu và lập hồ sơ khái quát về sự ra đời và ứng dụng môn Tri tạo truyền thông ở một số quốc gia trên thế giớiBài tập nhómTuần 2. Nội dung 2: Định nghĩa Tri tạo truyền thôngHình thức tổ chức dạy họcThời gian, địa điểmNội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bịGhi chúLý thuyết2 giờ tín chỉTrên lớp - Giải thích gốc của thuật ngữ trong tiếng Anh- Nội hàm của thuật ngữ- Lý giải các phương án lựa chọn thuật ngữ chuyển dịch sang tiếng Việt- Các văn bản, tài liệu có sử dụng và định nghĩa về thuật ngữ gốc- Phân tích các định nghĩa, các cách hiểu về Tri tạo truyền thông- Xác định những điểm chung và tiêu chí của các định nghĩa- Xây dựng một định nghĩa công cụ dễ hiểu, dễ nhớ, ngắn gọn và chính xác nhất- Lý giải và phê phán - Đọc các tài liệu trong danh mục tham khảo do giảng viên cung cấp- Nghiên cứu kỹ phần định nghĩa thuật ngữ và nội hàm khái niệm10các cách hiểu không chính xác, không đầy đủ, hoặc lệch lạc về khái niệm tri tạo truyền thôngỞ nhà Đọc tài liệu, tìm hiểu các thuật ngữ có liên quan đến Media Literacy như: Information Literacy, Television Literacy, Internet LiteracyBài tập cá nhânTuần 3. Nội dung 3: Trọng tâm, mục đích và lợi ích của Tri tạo truyền thôngHình thức tổ chức dạy họcThời gian, địa điểmNội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bịGhi chúLý thuyết2 giờ tín chỉTrên lớp - Trọng tâm của Tri tạo: xây dựng năng lực truy vấn (inquiry)và tư duy phê phán (critical)- Mục tiêu: + mục tiêu cụ thể: tri nhận (access), phân tích (analyse), đánh giá (evaluate) và sáng tạo (create) (theo tiến trình Tri tạo truyền thông)+ mục tiêu tổng quát: năng lực nhận thức (awareness), nghiên cứu (analysis), phản ánh (reflection) và hành động (action)- Lợi ích: tuyên bố của - Đọc các tài liệu theo yêu cầu của giảng viên 11UNESCO về năng lực tri tạo truyền thông - một tiếp cận mới trong giáo dục trong xã hội truyền thông thế kỷ 21Ở nhà Sinh viên tìm đọc các tài liệu và lập hồ sơ điểm luận về Tri tạo truyền thông ở một số nước trên thế giới: Mỹ, Anh, Canada, Úc…Bài tập nhómTuần 4. Nội dung 4: Nguyên tắc 1 - Chủ thể thông điệpHình thức tổ chức dạy họcThời gian, địa điểmNội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bịGhi chúLý thuyết2 giờ tín chỉTrên lớp - Thông điệp đều có chủ sở hữu- Thông điệp là những cấu trúc được tạo ra bởi ai đó- Thông điệp là cái biểu đạt mang tính chủ quan của chủ thể sáng tạo ra nóMỗi nhóm chuẩn bị:- 1 tờ báo- 1 clip quảng cáo truyền hình hoặc 1 trang quảng cáo trên báo in- copy 1 trang web, hoặc 1 blog- 1 DVD film truyệnỞ nhà Đọc tài liệu và xây dựng đề cương thảo luận, chuẩn bị cho buổi thảo luận kế tiếp theo những hướng nội dung do giảng viên cung cấp.Bài tập nhómTuần 5. Nội dung 4: Nguyên tắc 1 - Chủ thể thông điệpHình thức tổ chức dạy họcThời gian, địa điểmNội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bịGhi chúTự họcxác địnhỞ nhà - Căn cứ nào để xác định chủ thể thông điệp Đọc tài liệu theo hướng dẫn của giáo 122 giờ tín chỉ của các sản phẩm truyền thông?- Ai có thể là chủ thể của thông điệp?- So sánh thông điệp của các loại chủ thể khác nhau- So sánh chủ thể của các loại thông điệp khác nhau- Nghiên cứu sự phù hợp của thông điệp và chủ thể thông qua việc khảo sát các slogan của các công ty, các sản phẩm…viênTuần 6. Nội dung 5: Nguyên tắc 2 - Kỹ thuật tạo thông điệpHình thức tổ chức dạy họcThời gian, địa điểmNội dung chính Yêu cầu SV Chuẩn bịGhi chúLý thuyết2 giờ tín chỉTrên lớp - Thông điệp được tạo ra bởi một loạt những kỹ thuật nhằm thu hút sự chú ý, bằng việc phù hợp với tâm lý và sự theo dõi, quan tâm cũng như hàng loạt các yếu tố khác của đối tượng tiếp nhận.- Thông điệp của mỗi loại hình truyền thông được sáng tạo theo những kỹ thuật khác nhau, do tính chất của loại hình đó quyết định.- Phân tích một số thông điệp điển hình Đọc tài liệu theo yêu cầu của giảng viên13cho tính chất của từng loại hình truyền thôngỞ nhà Thực hiện một đoạn clip ngắn về một chủ đề nhất định: môi trường, chống ma túy, mại dâm, sức khỏe sinh sản, đói nghèo…Bài tập nhómTuần 7. Nội dung 5: Nguyên tắc 2 - Kỹ thuật tạo thông điệpHình thức tổ chức dạy họcThời gian, địa điểmNội dung chính Yêu cầu SV Chuẩn bịGhi chúBài tập2 giờ tín chỉTrên lớp - Trên cơ sở sự chuẩn bị ở nhà, sinh viên thực hiện một sản phẩm truyền thông tại lớp, loại hình in ấn về một đề tài tự chọn.- Khuyến khích việc sử dụng hình ảnh, màu sắc, slogan, chế bản một cách hấp dẫn, hiệu quả, đưa ra một thông điệp rõ ràng, có ý nghĩa- Các dụng cụ dùng trong chế bản, tranh, ảnh minh họa, bút vẽ, thước kẻ, giấy khổ lớn…- Phác thảo sẵn một trang trên máy (trong điều kiện có đủ máy móc phương tiện để sử dụng)Ở nhà Các nhóm trao đổi về sản phẩm của nhau, viết nhận xét, đánh giá chéoBài tập nhómTuần 8. Nội dung 6: Nguyên tắc 3 - Tác động của thông điệpHình thức tổ chức dạy họcThời gian, địa điểmNội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bịGhi chúLý thuyết2 giờ tín chỉTrên lớp - Khái quát cơ bản một số lý thuyết về tác động của truyền thông đến đối tượng tiếp nhận (từ môn học tiên quyết)- Trình bày một số Đọc tài liệu theo yêu cầu của giảng viên14phương pháp đo đạc và đánh giá hiệu quả tác động của truyền thông (từ môn học tiên quyết)Ở nhà Nghiên cứu nhỏ về tác động của một loại sản phẩm quảng cáo đến sự tiếp nhận của nhóm công chúng sinh viênBài tập lớnTuần 9. Nội dung 6: Nguyên tắc 3 - Tác động của thông điệpHình thức tổ chức dạy họcThời gian, địa điểmNội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bịGhi chúThảo luận2 giờ tín chỉTrên lớp - Trình bày kết quả nghiên cứu ở nhà- Thảo luận, đánh giá và rút ra kết luận- Phân công báo cáo, chuẩn bị slide trình chiếu và các số liệu minh chứngỞ nhà Viết Tiểu luận về tác động của truyền thông đến công chúng trên cơ sở các tài liệu tham khảo theo chỉ dẫn của giảng viên (3 tuần hoàn thành)Bài tập cá nhân, điểm giữa môn họcTuần 10. Nội dung 7: Nguyên tắc 4 - Nội dung thông điệpHình thức tổ chức dạy họcThời gian, địa điểmNội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bịGhi chúLý thuyết2 giờ tín chỉTrên lớp - Bản chất của truyền thông, những thông điệp được đưa ra, những thông điệp ngầm hiểu hoặc hàm chứa; những đối tượng được phản ánh, những đối tượng bị gạt ra bên lề…- Độ tập trung, sự lựa - Đọc tài liệu do giảng viên cung cấp15chọn thông tin, sự sắp đặt thông tin, hệ giá trị và tư tưởng trong truyền thông- Hướng dẫn phương pháp phân tích nội dung, phân tích ngôn ngữ hình ảnhĐọc tài liệu hướng dẫn phương pháp phân tích nội dung, phân tích ngôn ngữ hình ảnh, chuẩn bị cho giờ bài tập tiếp theoTuần 11. Nội dung 7: Nguyên tắc 4 - Nội dung thông điệpHình thức tổ chức dạy họcThời gian, địa điểmNội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bịGhi chúBài tập2 giờ tín chỉTrên lớp - Phân tích một đoạn phim ngắn hoặc một clip quảng cáo hoặc một phóng sự ngắn truyền hìnhChuẩn bị các đồ dùng cần thiết để làm bài tập do giảng viên yêu cầuỞ nhà Nghiên cứu nhỏ về sự phản ánh của một số loại hình truyền thông đối với một nhóm đối tượng nhất định (có giới hạn đề tài)Bài tập lớnTuần 12. Nội dung 8: Nguyên tắc 5 - Mục đích của thông điệpHình thức tổ chức dạy họcThời gian, địa điểmNội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bịGhi chúLý thuyết2 giờ tín chỉTrên lớp - Tất cả thông điệp được tạo ra một cách có chủ ýĐọc tài liệu theo yêu cầu của giảng viên16- Mục đích của chủ thể hướng đến hầu hết là nhằm mục tiêu lợi nhuận hoặc quyền lực- Nghiên cứu cơ chế vận hành của truyền thông, vai trò của công chúng với tư cách người quyết định quá trình truyền thông- Mối liên hệ qua lại, phức tạp và chặt chẽ giữa hoàn cảnh xã hội, chủ thể truyền thông điệp, công chúng và sản phẩm truyền thông (thông điệp)- Những chiến lược mới của ngành truyền thông trong bối cảnh cạnh tranh và thu hút lợi nhuận và quyền lực từ sự quan tâm của công chúngỞ nhà - Đọc tài liệu do giảng viên chỉ dẫn- Tìm tư liệu và phác thảo báo cáo về một số sự kiện quan trọng và phân tích tính mục đích của hoạt động truyền thông trong các sự kiện đóBài tập nhómTuần 13. Nội dung 8: Nguyên tắc 5 - Mục đích của thông điệpHình thức tổ chức dạy họcThời gian, địa điểmNội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bịGhi chú17Thảo luận2 giờ tín chỉTrên lớp Các nhóm báo cáo về một sự kiện quan trọng và phân tích tính mục đích của hoạt động truyền thông trong các sự kiện đó- Các nhóm khác phản biện và trao đổi, rút ra kết luận- Chuẩn bị slide trình chiếu, báo cáo handout, bảng biểu, số liệu, dẫn chứng cần thiếtỞ nhà Các nhóm nghiên cứu, đánh giá, nhận xét về báo cáo của nhau và cho điểm chéoBài tập nhómTuần 14. Nội dung 9: Ứng dụng nguyên tắc tri tạo trong nghiên cứu truyền thôngHình thức tổ chức dạy họcThời gian, địa điểmNội dung chính Yêu cầu SV Chuẩn bịGhi chúLý thuyết2 giờ tín chỉTrên lớp 9.1. Truyền thông và định hướng giá trị: (phát triển từ nguyên tắc thứ 5: Mục đích của thông điệp và nguyên tắc thứ 4: Tác động của thông điệp) -Truyền thông bằng tác động có ý thức và cả tác động liên đới vô ý thức đã và đang nhắm đến việc định hướng giá trị cho công chúng, bằng vào hàng loạt thông điệp được khẳng định, liên tục và thường xuyên- Phần này trang bị những kiến thức nhằm - Đọc các tài liệu theo yêu cầu của giảng viên18đánh giá và phân tích cơ chế tác động đến công chúng ở phạm vi rộng, trên cơ sở sự tác động về nhận thức, tư tưởng và hành vi của công chúng- Những ví dụ về phim ảnh, tin tức, quảng cáo là minh chứng rõ rệt cho sự định hướng này9.2. Nghiên cứu văn bản truyền thông: (phát triển từ nguyên tắc thứ 2: Kỹ năng tạo thông điệp)- Lý thuyết về nghiên cứu phê phán diễn ngôn truyền thông từ góc độ báo chí học: nhìn nhận văn bản truyền thông như một chỉnh thể có sự sắp đặt, tái kết cấu theo một trật tự diễn ngôn phù hợp với thực tiễn xã hội và tính chất nghiệp vụ của quá trình thực hành diễn ngôn.9.3. Hình mẫu trong truyền thông: (phát triển từ nguyên tắc thứ 4: Nội dung thông điệp)- Lý thuyết và minh chứng về sự phản ánh của truyền thông đối với các đối tượng trong 19xã hội, những đối tượng được ưu tiên, những đối tượng bị xem nhẹ hoặc thậm chí hạ thấp- Những ví dụ minh chứng về việc sử dụng và xây dựng hình ảnh một số hình mẫu: người phụ nữ, người nhà quê, người dị tật, người nghèo…Ở nhà Phân tích một văn bản truyền thông (một tin, hoặc bài ngắn) theo hướng dẫn của giảng viên, đối chiếu với văn bản gốc để rút ra những nhận xét, đánh giá về diễn ngôn truyền thôngBài tập cá nhânTuần 15. Ôn tập:Hình thức tổ chức dạy họcThời gian, địa điểmNội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bịGhi chúLý thuyết2 giờ tín chỉTrên lớp - Giải đáp các thắc mắc của sinh viên- Hướng dẫn thi hết mônXem lại toàn bộ bài học của 14 tuần trướcỞ nhà Xây dựng đề cương ôn tập, chuẩn bị cho thi hết môn8. Chính sách đối với môn học- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học được ghi trong đề cương môn học.- Các bài tập phải nộp đúng hạn- Đi học đầy đủ (nghỉ không quá 20% tổng số giờ)- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp theo hướng dẫn trong đề cương môn học.209. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học.9.1. Mục đích và trọng số kiểm traHình thứcTính chất của nội dung kiểm traMục đích kiểm tra Trọng sốĐánh giá thường xuyênCác vấn đề lí thuyếtĐánh giá khả năng nhớ và phản xạ trí tuệ5%Bài tập cá nhân Chủ yếu về lí thuyếtĐánh giá ý thức học tập thường xuyên và kĩ năng làm việc độc lập.10%Bài tập nhóm Chủ yếu về thực hành và ứng dụng thực tiễnĐánh giá kĩ năng hợp tác trong công việc, tinh thần trách nhiệm chung với nhóm.10%Bài tập lớn Kết hợp lí luận và ứng dụng thực tiễnĐánh giá kĩ năng nghiên cứu độc lập và kĩ năng trình bày 25%Bài thi hết môn Kết hợp lí luận và khả năng ứng dụngĐánh giá kĩ năng ứng dụng vào thực tế 50%9.2. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và kiểm tra đánh giá9.2.1.Bài tập viết cá nhân/tuầnLoại bài tập này thường dùng để kiểm tra sự chuẩn bị, tự nghiên cứu của sinh viên về một vấn đề không lớn nhưng trọn vẹn. Các tiêu chí đánh giá các loại bài tập này có thể bao gồm:-Nội dung: 1) Xác định vấn đề nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu rõ ràng, hợp lí.2) Thể hiện kĩ năng phân tích, tổng hợp trong việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.3) Có bằng chứng về việc sử dụng các tài liệu do giảng viên hướng dẫn.-Hình thức:214) Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn hợp lệ, không dài quá so với qui định của giảng viên (Ví dụ: không dài quá 3 trang A4).Ngoài ra, tuỳ loại vấn đề mà giảng viên có thể có các tiêu chí đánh giá riêng.9.2.2. Loại bài tập nhóm/tháng Do yêu cầu đặc thù của loại bài tập này nên tiêu chí đánh giá bài tập nhóm tháng có thể được thể hiện qua báo cáo mà nhóm phải thực hiện theo mẫu sau:Trường ĐHKHXH&NV Khoa Báo chíBáo cáo kết quả nghiên cứu nhómVấn đề nghiên cứu:1) Danh sách nhóm và các nhiệm vụ được phân công.STT Họ và tên Nhiệm vụ được phân côngGhi chú1. Nguyễn Văn A Nhóm trưởng2. 2) Quá trình làm việc của nhóm (miêu tả các buổi họp, có thể có biên bản kèm theo).3) Tổng hợp kết quả làm việc nhóm.4) Kiến nghị, đề xuất (nếu có).Nhóm trưởng (Kí tên)9.2.3. Loại bài tập lớn học kì Các tiêu chí chung- Nội dung:1) Đặt vấn đề, xác định đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu hợp lí và lôgíc.2) Có bằng chứng rõ rệt về năng lực tư duy phê phán, kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá trong việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.3) Có bằng chứng về việc sử dụng các tài liệu, các công nghệ, phương pháp, giải pháp do giảng viên hướng dẫn.- Hình thức:4) Bố cục hợp lí, ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn hợp lệ, trình bày rõ ràng.22Biểu điểm trên cơ sở mức độ đạt 4 tiêu chíĐiểm Tiêu chí9 – 10 - Đạt cả 4 tiêu chí7 – 8- Đạt 2 tiêu chí đầu.- Tiêu chí 3: có sử dụng các tài liệu, song chưa đầy đủ, sâu sắc, chưa có bình luận.- Tiêu chí 4: còn mắc vài lỗi nhỏ.5 – 6- Đạt tiêu chí 1.- Tiêu chí 2: chưa thể hiện rõ tư duy phê phán, các kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá còn kém.- Tiêu chí 3, 4: còn mắc một vài lỗi nhỏDưới 5- Không đạt cả 4 tiêu chí. 9.3. Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại): Do Khoa hoặc Trường sắp xếpDUYỆT(Khoa/trường)PGS.TS. Đinh Văn HườngCHỦ NHIỆM BỘ MÔN(Ký tên)PGS.TS. Nguyễn Thị Minh TháiGIẢNG VIÊN(Ký tên)ThS. Đỗ Anh Đức+++++++Nguồn: http://dt.ussh.edu.vn, ngày download: 19/11/200923