Cây gậy và củ cà rốt là gì

Nếu bạn đã và đang sống trong môi trường doanh nghiệp, hẳn đã ít nhất một lần bạn được nghe đến thuật ngữ "cây gậy và củ cà rốt". Nói một cách đơn giản, "cây gậy và củ cà rốt" là thuật ngữ dùng để chỉ những chính sách thưởng (củ cà rốt) và phạt (cây gậy) mà người sử dụng lao động thường áp dụng để tạo động lực lẫn áp lực để người lao động hoàn thành công việc được giao. Lý thuyết "cây gậy và củ cà rốt" đã được phổ biến và áp dụng ở nhiều mức độ khác nhau tại hầu hết mọi công ty trên toàn thế giới.

Nhưng ngày nay, khi ngành tâm lý học phát triển và những khía cạnh sâu xa về hành vi được khám phá, thì người ta càng nhận thức rõ hơn rằng hình phạt và phần thưởng không phải là những yếu tố duy nhất thúc đẩy sự hành động của con người. Rõ ràng, "cây gậy và củ cà rốt" không còn hiệu quả, hay nói chính xác hơn là người ta đã biết đến những công cụ hiệu quả hơn nhằm thúc đẩy và gắn bó nhân viên.

Thông qua Tạm biệt cà rốt và cây gậy, tác giả Paul Marciano, chuyên gia hàng đầu tại Mỹ về các chương trình gắn kết và giữ chân nhân viên, sẽ giúp chúng ta vạch trần thất bại thảm hại của "cây gậy và củ cà rốt" thông qua một loạt những dẫn chứng thực tế đã xảy ra với các công ty mà ông nghiên cứu.

Không chỉ nêu lên thực trạng, Paul Marciano còn nêu lên một hệ thống giải pháp được ông gọi là mô hình RESPECT, bao gồm bảy bí quyết đã được thử nghiệm và chứng minh qua một loạt nghiên cứu trong nhiều thập kỷ. Những bí quyết này chắc chắn sẽ mang đến những giải pháp không ngờ tới, giúp các doanh nghiệp gặt hái được thành quả lớn hơn từ sự đóng góp và nỗ lực của đội ngũ nhân viên của mình.

Từ một chính sách ngoại giao nổi tiếng, Cây gậy và Củ cà rốt được nhiều nhà quản lý sử dụng trong quản trị nhân sự và vài năm trở lại đây, nó được các nhà giáo dục áp dụng trong việc dạy trẻ. Chuyện chính trường được thu lại ở một đứa trẻ.

Trong một tuần, Đắk Lắk xảy ra liên tiếp 3 vụ hỗn chiến của học sinh, Tiến sĩ Đỗ Tường Hiệp, Phó giám đốc sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho rằng, nó “mang tính quy luật bình thường, không phải báo động”. Phát ngôn thật lạ!

Cụ thể, ngày 3/3, nhiều học sinh tại trường THPT Ngô Gia Tự đánh hội đồng một bạn học ngay trong trường. Tiếp đó, tối ngày 4/3, một vụ giải quyết mâu thuẫn của 2 nhóm học sinh khác cũng diễn ra tại một quán cà-phê. Và rồi, tối ngày 9/3, nữ sinh trường THPT Lê Duẩn cùng nhóm thanh thiếu niên hẹn nhau tại khu vực hồ Ea Kao để giải quyết mâu thuẫn. Ba vụ hỗn chiến của học sinh liên tiếp xảy ra, nếu đây là quy luật bình thường thì không bình thường sẽ thế nào?

Ở vụ đầu tiên, chân và tay được các em dùng để ra đòn và đích đến là gương mặt của em học sinh bị đánh. Các em đánh bạn vừa đánh vừa văng tục, em bị đánh ôm đầu chịu trận còn các em đừng xem thì reo hò cổ vũ. Ở vụ thứ hai, cách giải quyết mâu thuẫn của 30 em học sinh là lao vào nhau, dùng bàn ghế đánh loạn xạ. Ở vụ thứ ba, dao rựa và gạch là thứ các em dùng để tấn công bạn. Nếu đây là điều không phải báo động thì ở mức độ nào mới đáng để báo động?

Ông Tiến sĩ Đỗ Tường Hiệp cho rằng tình trạng các em học sinh đánh nhau thời gian vừa qua thường rơi vào những học sinh cá biệt, đã bị nhà trường nhắc nhở nhiều lần. Sở cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện giáo dục tư tưởng, đạo đức cho các em học sinh.

Do sự việc xuất phát từ các em học sinh cá biệt và Sở đã có nhiều văn bản chỉ đạo nên ông nhận định, nó là “quy luật bình thường, không phải báo động”!

Cây gậy và củ cà rốt là gì

Một em học sinh bị bạn đánh hội đồng ngay trong trường học ở Đắk Lắk cách đây vài ngày. (Ảnh cắt ra từ clip).

Trong cách lý giải của ông Hiệp có 2 vấn đề cần làm rõ học sinh cá biệt và văn bản chỉ đạo.

Văn bản chỉ đạo!

Bạo lực học đường vốn là điệp khúc buồn của ngành giáo dục mà ở đó nó được cảnh báo mãi cảnh báo hoài, nhiều quyết sách được đưa ra nhưng chưa thấy tác dụng ở đâu. Nó vẫn vừa hết ở chỗ này lại bung ra ở chỗ khác và chưa có dấu hiệu cho thấy sẽ giảm dần. Nó giống như vius đã kháng thuốc, một căn bệnh nhờn thuốc là vô cùng nguy hại. Ấy thế mà Sở coi việc có nhiều văn bản chỉ đạo là đủ thì không ổn.

Học sinh cá biệt!

Thưa ông Hiển, có lẽ ai trong chúng ta cũng nhớ lời Bác Hồ dạy “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Vậy theo ông, học sinh trở nên cá biệt có lỗi của nhà trường, của ngành giáo dục hay không? Tôi không có ý định quy lỗi cho nhà trường, bởi tính cách của một đứa trẻ được hình thành do nhiều yếu tố tác động, nhà trường chỉ là một phần. Nhưng, nếu ông coi việc đánh nhau giữa các em là “quy luật bình thường, không phải báo động” vì thường rơi vào các em học sinh cá biệt thì không ổn.

Một trong những lý do khiến bạo lực học đường trở nên nhờn thuốc là bởi chúng ta coi các em là học sinh cá biệt. Học sinh đánh bạn, em sẽ bị phạt, hình thức phạt tuỳ trường hợp, tuỳ hoàn cảnh. Đó có thể là mời phụ huynh đến trường, có thể là khiển trách công khai, có thể là đình chỉ học một thời gian,… Và rồi, các em sẽ mặc nhiên bị đưa vào “danh sách đen” với những bức tường ngăn cách vô hình. Khi người lớn phân loại trẻ bằng cụm từ cá biệt thì những đứa trẻ trong diện “gạch chân” ấy sẽ ra sao? Chúng ta tập trung điều trị tâm lý cho em học sinh bị đánh, thăm hỏi em bị đánh nhưng đã bao giờ làm ngược lại, điều trị tâm lý cho trẻ đánh bạn, tìm hiểu nguyên nhân sâu xa vì sao trẻ dùng bạo lực để chữa bệnh tận gốc?!

Có vẻ như, chúng ta đang lo ở phần ngọn mà quên mất cái gốc. Đây rõ ràng là một giải pháp không tối ưu vì chặt ngọn này sẽ mọc ngọn khác. Cái cần xử lý chính là gốc, khi phần gốc được sửa tự nó sẽ tạo nên phần ngọn khoẻ mạnh.

Thế nên, thật sai lầm khi bỏ qua việc “điều trị” cho học sinh bị gọi là cá biệt. Muốn chữa được căn bệnh bạo lực học đường, hãy bắt đầu bằng việc “chữa bệnh” cho những đứa trẻ bị gọi là học sinh cá biệt.

Vài năm trở lại đây, giáo dục trẻ bằng phương pháp Cây gậy và Củ cà rốt được nhiều nhà giáo dục nhắc đến. Nó được nhận định là giải pháp tuyệt vời dành cho những đứa trẻ chưa ngoan.

Cây gậy và Củ cà rốt là gì? Đây vốn dĩ là chiến lược ngoại giao nổi tiếng của Mỹ, nó dựa trên cơ sở của 2 chính sách: “Ngoại giao đô la” của Thổng thống Mỹ thứ 27 William Howard Taft và “Cây gậy lớn” của Tổng thống Mỹ thứ 26 Theodore Roosevelt. Nói một cách dễ hiểu Cây gậy tượng trưng cho sự đe dọa, trừng phạt, yêu cầu,… Củ cà rốt tượng trưng cho quyền lợi hay phần thưởng sẽ được nhận. Một chính sách kiểu Cây gậy và Củ cà rốt phải luôn hội tu đủ ba yếu tố: Yêu cầu thay đổi, quyền lợi nếu thay đổi, biện pháp trừng phạt. Như vậy, trừng phạt là việc cuối cùng.

Với những đứa trẻ bị gọi là học sinh cá biệt cũng vậy, đừng coi trừng phạt là giải pháp, là lối thoát. Trước khi vung Cây gậy, hãy trao cho các em Củ cà rốt.

LÊ ANH

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Cây gậy và củ cà rốt là gì

Cây gậy và củ cà rốt là gì

Cùng chuyên mục

Cây gậy và củ cà rốt là gì

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00

Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Cây gậy và củ cà rốt là gì

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00

Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Cây gậy và củ cà rốt là gì

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37

Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Cây gậy và củ cà rốt là gì

Cây gậy và củ cà rốt là gì

Phê bình sự phê bình đề thi truyện ngắn “Vợ nhặt”

Thứ 5, 29/06/2023 | 17:30

Trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn năm nay, truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân được đưa vào như một phần lớn dữ liệu câu hỏi. Và ngay lập tức đã làm xuất hiện nhiều ý kiến “phê bình” - hiểu theo nghĩa là chê/ trách - trên mạng xã hội.