Chỉ số đường huyết cao nhất là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết cao gây ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe, là dấu hiệu của căn bệnh tiểu đường. Vậy cần phải làm gì khi kiểm tra sức khoẻ và biết chỉ số đường huyết cao? Cần làm gì với trường hợp này? Phương thức xử lý ra sao? Cùng Thiết Bị Y Tế Minh Hiệp tham khảo bài viết sau đây để có thêm nhiều thông tin bổ ích. 

Quý khách hàng có nhu cầu đặt mua hoặc tư vấn về các thiết bị y tế vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline: 0909.086.365

Địa chỉ: 1A Đào Trinh Nhất, Phường Linh Tây, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Chỉ số đường huyết cao là bao nhiêu?

Được biết chỉ số đường huyết bình thường của cơ thể người là từ 90 – 130mg/dl (5 – 7,2mmol/l) ở thời điểm trước bữa ăn; Dưới 180mg/dl (10mmol/l) ở thời điểm sau ăn 1 – 2 giờ và 100 – 150mg/dl (6 – 8,3mmol/l) thời điểm trước khi đi ngủ. Mức đường huyết ngoài những chỉ số này được gọi là cao, cụ thể có hai thời điểm xác định đường huyết cao như sau:

  • Mức đường huyết cao hơn 130mg/dL được đo khi đói, không ăn hay không uống ít nhất 8 giờ
  • Mức đường huyết dưới 140 mg/dL được đo sau bữa ăn 2 giờ

Khi đạt ở ngưỡng hai mức trên này tức là chỉ số đường huyết bạn đang cao cần phải nhanh chóng thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống đồng thời đến khám tại bệnh viện để được chữa trị kịp thời.

Chỉ Số Đường Huyết Cao Là Bao Nhiêu? Nên Xử Lý Như Thế NàoChỉ số đường huyết cao là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết thể hiện mức đường huyết của cơ thể tuy nhiên, không phải lượng đường huyết lúc nào cũng như nhau mà nó luôn thay đổi. Thức ăn được chuyển hoá thành nhiều dạng năng lượng khác nhau, một phần thức ăn sẽ chuyển hoá thành glucozo và cung cấp năng lượng cho con người phần khác sẽ chuyển thành một số chất nuôi dưỡng cơ thể.

Khi quá trình này bị rối loạn sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao vô cùng nguy hiểm. Đường máu cao là tình trạng cơ thể không kịp chuyển hoá dẫn đến lượng đường trong máu cao vượt quá mức bình thường theo như trong bảng thử đường huyết.

Đường huyết cao có nguy hiểm không?

Lượng đường huyết tăng cao ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tình trạng sức khoẻ và gây ra nhiều biến chứng, hệ luỵ. Sau đây là một số hệ luỵ mà đường huyết cao gây ra:

  • Các tình trạng hôn mê như hôn mê tăng đường huyết, hôn mê hạ đường huyết (biến chứng cấp tính).
  • Tổn thương đến các mạch máu lớn như ở não, mạch vành, chi dưới hay các mạch máu nhỏ ở mắt và các dây thần kinh tự động gây ra tình trạng tăng nhịp tim, rối loạn cơ thắt bàng quang, tiểu rắt, bí tiểu và gây ra các biến chứng ở dạ dày như liệt dạ dày, ruột (biến chứng mạn tính) và các biến chứng khác liên quan đến hô hấp, răng miệng như sâu răng, dễ bị nhiễm trùng.
Chỉ Số Đường Huyết Cao Là Bao Nhiêu? Nên Xử Lý Như Thế NàoĐường huyết cao gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm đến tính mạng

Nguyên nhân dẫn đến chỉ số đường huyết cao

Chỉ số đường huyết thay đổi đột ngột do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân phổ biến như sau:

  • Do chế độ ăn uống không hợp lý, thường sử dụng lượng đường rất nhiều cho vào thức ăn, ít ăn rau xanh và các loại trái cây từ đó dẫn đến tích tụ quá nhiều đường, cơ thể bị rối loạn chuyển hoá.
  • Do thói quen, lối sống không lành mạnh, thường ngồi nhiều một chỗ, ít vận động tập thể dục hay đi lại từ đó gia tăng tình trạng kháng insulin.
  • Hay suy nghĩ nhiều dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi kéo dài dẫn đến mất ngủ, ngủ khuya,…
  • Những tác dụng phụ khi đang sử dụng một loại thuốc nào đó để điều trị bệnh trong một thời gian dài như cảm, thuốc chống viêm corticoid, thuốc tránh thai,…
  • Sử dụng thuốc hạ đường huyết hàng ngày trong một thời gian dài sau đó ngừng đột ngột làm cơ thể không kịp thích ứng cũng là một nguyên nhân dẫn đến đường huyết cao.
  • Đường hô hấp không tốt, bị nhiễm khuẩn hoặc viêm loét trên da.
Chỉ Số Đường Huyết Cao Là Bao Nhiêu? Nên Xử Lý Như Thế NàoStress với công việc, gia đình trong thời gian dài làm tăng nguy cơ tăng đường huyết

Dấu hiệu nhận biết chỉ số đường huyết tăng cao

Chỉ số đường huyết tăng cao một cách đột ngột nếu như không khám, đo huyết áp thì chắc chắn rất khó có thể xác định được có phải bị cao huyết áp hay không. Con người thường hay bỏ qua những triệu chứng, dấu hiệu cơ thể và dẫn đến lơ là không đi khám bởi thế khi khám và phát hiện dường như đã quá muộn, tình trạng đã nặng hơn. Vậy, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra các triệu chứng và dấu hiệu để nhận biết tình trạng lượng đường cơ thể bạn đang cao:

Những triệu chứng thường gặp: 

  • Thường xuyên đi tiểu, tiểu rất nhiều vào ban đêm
  • Hay đói và khát nước liên tục
  • Mắt mờ, đau đầu, mệt mỏi
  • Tê tay, tê chân và cơ thể khó chịu, bứt rứt
  • Vết thương chậm lành, da dễ bị nhiễm trùng, ngứa ngày và viêm loét.
Chỉ Số Đường Huyết Cao Là Bao Nhiêu? Nên Xử Lý Như Thế NàoTim đập nhanh liên hồi, khó chịu, mệt mỏi

Triệu chứng nghiêm trọng:

  • Đột ngột khó thở, tim đập nhanh, mạnh liên hồi
  • Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
  • Mắt mờ, đờ đễnh
  • Sốt cao
  • Cơ thể thiếu nước, khát nước, mặc dù uống rất nhiều
  • Mệt mỏi, kiệt sức, đau đầu nhưng không rõ nguyên nhân
  • Da khô, khô miệng
  • Đường huyết tăng đột ngột, đo được lượng đường huyết sau ăn trên 10 mmol/l (180 mg/dl)

Phương pháp xử lý chỉ số đường huyết cao

Khi phát hiện mình đang mắc phải các triệu chứng trên tức là cơ thể bạn đang dư một lượng đường nhiều hơn bình thường, lúc này bạn nên nhanh chóng kiểm tra đường huyết trong máu bằng máy thử đường huyết tại nhà hoặc đến các bệnh viện, trung tâm y tế gần nhất để được kiểm tra và chuẩn đoán kịp thời. Sau đó hãy thực hiện như sau đây để làm giảm lượng đường trong máu:

  • Uống nhiều nước hơn để làm loại bỏ bớt lượng đường trong máu thông qua đường tiểu sẽ được đào thải ra ngoài. Đồng thời, khi uống nhiều nước cơ thể sẽ hạn chế mất nước, cấp đủ nước cho cơ thể.
Chỉ Số Đường Huyết Cao Là Bao Nhiêu? Nên Xử Lý Như Thế NàoChỉ số đường huyết cao cần phải có những phương pháp xử lý kịp thời
  • Vận động là phương pháp tốt nhất để loại bỏ đường ra khỏi cơ thể, khi vận động, tập thể dục sẽ giúp nhanh chóng toát mồ hôi, đào thải các chất độc ra ngoài. Tuy nhiên, bạn cần có những bài tập thích hợp, không nên tập lộn xộn hoặc tập theo bản năng như thế rất có thể không làm tình trạng tốt hơn mà nó còn gây ra trường hợp ngược lại, làm đường huyết trong máu cao hơn. Cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để được kiểm tra lượng xeton trong nước tiểu từ đó đưa ra lời khuyên và có bài tập phù hợp.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về các món ăn có thể ăn được và những món ăn không thể ăn khi đường huyết cao. Tránh dùng những loại thức ăn không được cho phép như thế rất nguy hiểm và ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể.

Đối những trường hợp lượng đường trong máu quá cao, bệnh đã trở nặng bạn nên đến điều trị tại phòng cấp cứu hoặc nhập viện để bác sĩ theo dõi và điều trị giúp giảm lượng đường trong máu hơn từ đó đưa bạn về trạng thái bình thường.

Cách tránh tăng đường huyết và duy trì lượng đường trong máu hiệu quả

Chỉ số đường huyết cao gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng đến sức khoẻ, để tránh trường hợp phát hiện bệnh quá muộn hoặc trở nặng tốt nhất bạn nên tìm hiểu các phương pháp phòng tránh và duy trì lượng đường trong cơ thể hiệu quả. Sau đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo nhằm cân bằng, ổn định đường trong máu:

  • Cân nhắc lượng insulin trong từng bữa ăn, đảm bảo thống nhất được số lượng, thời gian cũng như những chất có trong bữa ăn để phân bổ sao cho hợp lý nhất.
  • Theo dõi và đo chỉ số đường huyết trong máu thường xuyên bằng các loại máy đo tiểu đường hoặc kiểm tra sức khoẻ, lượng đường tại các bệnh viện để theo dõi sự thay đổi lượng đường trong máu từ đó có những biện pháp kịp thời hơn.

Các máy đo đường huyết tham khảo: 

Máy Đo Đường Huyết Omron HEA-221 Hiện Đại Chuẩn Chất Lượng

Máy Đo Đường Huyết Accu-Chek Performa Cao Cấp Đạt Chuẩn

Máy Đo Đường Huyết Accu-Chek Guide Nhập Khẩu Mỹ Giá Tốt

Chỉ Số Đường Huyết Cao Là Bao Nhiêu? Nên Xử Lý Như Thế NàoĐến các chuyên gia y tế để được tư vấn và thăm khám thường xuyên
  • Điều chỉnh thuốc uống nếu có sự thay đổi về một số hoạt động nào đó như hoạt động thể chất, bạn cần phải kiểm tra lượng đường trong máu để có thể điều chỉnh sao cho phù hợp.
  • Hãy trò chuyện và trình bày những biểu hiện cơ thể cùng các chuyên gia y tế để mình có phải mắc các bệnh tiểu đường hay không đồng thời biết thêm nhiều thông tin về bệnh cũng như có cách điều trị, phòng ngừa sao cho hợp lý nhất.

Trên đây là một số thông tin về chỉ số đường huyết cao và những nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa bệnh. Rất mong, Thiết Bị Y Tế Minh Hiệp có thể giúp bạn hiểu rõ thêm nhiều kiến thức hơn nữa về đường huyết. Mọi thông tin thắc mắc hoặc đóng góp của khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0909.086.365 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc một cách nhanh nhất.

Chỉ sợ đường bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Chỉ số Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường? Với bệnh nhân đái tháo đường, chỉ số Glucose như sau: Đo chỉ số Glucose lúc đói (trong khoảng 8 tiếng chưa ăn) ra kết quả là 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì chứng tỏ đã bị tiểu đường.

Lượng đường trong nước tiểu bao nhiêu là cao?

Đây là xét nghiệm phổ biến hay dùng nhất hiện nay để chẩn đoán đái tháo đường. Bình thường glucose huyết tương khi đói khoảng 4,4 -5,0 mmol/L. Nếu như xét nghiệm thấy đường máu lúc đói (sau ăn 8h)≥ 126 mg/dl (≥ 7,0 mmol/l) ở 2 lần xét nghiệm gần nhau thì được coi là đái tháo đường.

Hàm lượng đường trong máu bao nhiêu là cao?

Theo các chuyên gia y tế, lượng đường trong máu lúc đói ở người bình thường là dưới 99mg/dL. Còn đối với người bị đái tháo đường thì lượng đường huyết nên ở mức 70 - 130 mg/dL lúc đói và dưới 180 mg/dL sau khi ăn xong. (Lưu ý: 1 mg/dL = 0.0555 mmol/L).

Đường huyết cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao? Một người được xem là bị tăng đường huyết nếu lượng đường trong máu cao hơn 126 mg/dL (7 mmol/L) khi đói hoặc hơn 180 mg/dL (10 mmol/L) trong khoảng 1 – 2 giờ sau ăn.