Chiến dịch huế đà nẵng diễn ra thời gian nào năm 2024

Trên chiến trường Trị Thiên - Huế và Quảng Nam - Ðà Nẵng (vùng 1 chiến thuật), từ sau khi Hiệp định Paris được ký kết ngày 27-1-1973, Mỹ - ngụy xác định chiến trường này là "cánh cửa sắt" phòng thủ của toàn chiến trường miền nam, một địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng. Chúng đã bố trí trên chiến trường này tới sáu sư đoàn bộ binh "anh cả", trong đó có hai sư đoàn thuộc lực lượng tổng dự bị cơ động chiến lược (sư đoàn dù, sư đoàn lính thủy đánh bộ); bốn liên đoàn biệt động quân, năm thiết đoàn xe tăng thiết giáp, với 449 xe tăng; tám lữ đoàn pháo binh cơ giới với 418 pháo hạng nặng; sáu hải đoàn, giang đoàn (tương đương cấp trung đoàn); một sư đoàn không quân với hơn 300 máy bay chiến đấu các loại. Lực lượng quân số hơn 11 vạn tên, chưa tính gần hai vạn lực lượng bảo an dân vệ, với mức so sánh cứ bảy người dân có một lính đánh thuê kìm kẹp khống chế.

Lực lượng địch được bố trí tập trung trên hai địa bàn chiến lược là chung quanh thành phố Huế (Sở chỉ huy tiền phương quân đoàn 1 ngụy) và thành phố Ðà Nẵng, căn cứ quân sự liên hiệp, có Sở chỉ huy tổng hành dinh vùng 1 chiến thuật của Trung tướng ngụy Ngô Quang Trưởng, tư lệnh quân khu 1. Từ tháng 10-1974, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã triệu tập Thường vụ Quân khu ủy Trị Thiên và Quân khu 5 ra Hà Nội báo cáo tình hình và nhận nhiệm vụ chiến dịch. Thay mặt Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã giao nhiệm vụ cho hai Quân khu năm 1975 phải đánh bại kế hoạch "bình định", lấn chiếm của địch, tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch, cải thiện một bước cơ bản thế trận phòng thủ, giam chân các sư đoàn tổng dự bị cơ động chiến lược tại chiến trường Trị Thiên, không cho chúng cơ động di chuyển đi ứng cứu chiến trường khác. Phải ra sức chuẩn bị mọi mặt khi thời cơ đến, hoặc do nỗ lực chủ quan của quân và dân ta tạo ra thời cơ đó thì lập tức tập trung sức mạnh tổng hợp trên toàn chiến trường để giải phóng Huế - Ðà Nẵng và góp phần giải phóng hoàn toàn miền nam.

Lực lượng tham gia chiến dịch Huế - Ðà Nẵng có Quân đoàn 2 bộ đội chủ lực cơ động của Bộ (Quân đoàn gồm có các sư đoàn bộ binh 324, 325 và 304; lữ đoàn xe tăng 203; sư đoàn phòng không 673; lữ đoàn pháo binh 164); các trung đoàn độc lập 4, 6, 271. Lực lượng quân và dân Quân khu 5 gồm sư đoàn bộ binh 2, mặt trận 4 Quảng Ðà và một số trung đoàn bộ đội địa phương Quân khu.

Toàn chiến dịch được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn 1 mang biệt danh chiến dịch K175 tiến công tiêu diệt quân địch trên chiến trường Quảng Trị - Thừa Thiên - Huế; giai đoạn 2 tấn công giải phóng thành phố Ðà Nẵng - Quảng Nam (khi thời cơ cho phép).

Tư tưởng chỉ đạo hành động cho toàn chiến dịch là: "Bí mật, bất ngờ, táo bạo, chắc thắng, nắm vững thời cơ, sẵn sàng phát triển tấn công, giành thắng lợi lớn trên toàn chiến trường".

Chiến dịch được mở màn và diễn ra từ ngày 8-3, kết thúc vào ngày 29-3-1975. Trong 21 ngày đêm chiến đấu tiến công liên tục, vượt qua mọi thử thách ác liệt, khó khăn, quân và dân hai Quân khu Trị Thiên, Quân khu 5 và Quân đoàn 2 chủ lực đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng quân đoàn 1, quân khu 1 và sư đoàn lính thủy đánh bộ, loại khỏi vòng chiến đấu trên 10 vạn tên địch, thu hồi toàn bộ cơ sở vật chất và phương tiện chiến tranh của chúng, giải phóng hoàn toàn các tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên, Quảng Nam - Ðà Nẵng.

Qua thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược của chiến dịch Huế - Ðà Nẵng, chúng ta rút ra được mấy bài học kinh nghiệm sau đây trong việc vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự, nghệ thuật chiến dịch của công tác chỉ đạo chỉ huy, điều hành chiến dịch:

Thứ nhất là chiến dịch đã phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, huy động sức mạnh tổng lực và sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, các binh chủng tham gia chiến dịch.

Do tính chất đặc thù của chiến trường Huế - Ðà Nẵng quân đông và mạnh, phương thức tác chiến chiến dịch được đề ra là: "Kết hợp tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công". Giai đoạn đầu của chiến dịch, cần phải dùng đòn quân sự tấn công để hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy. Vừa đánh vừa tạo thế và lực, càng đánh càng mạnh. Sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích, sự hiệp đồng chặt chẽ giữa các binh chủng đã tạo nên sức mạnh tổng hợp.

Sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các lực lượng của ta trên toàn chiến trường đã làm căng kéo lực lượng quân địch ở khắp nơi, cả phía trước, bên sườn, phía sau. Ngày 5-3, để nghi binh đánh lừa địch và phối hợp với chiến trường Tây Nguyên-Buôn Ma Thuột, ta đã cho các trung đoàn 4, 6, 271 bộ đội địa phương Quân khu Trị Thiên đồng loạt nổ súng trên địa bàn phía bắc tỉnh Quảng Trị, tập kích hỏa lực bao vây, uy hiếp tuyến giáp ranh. Hàng trăm đội tuyên truyền phối hợp cùng các đơn vị vũ trang vừa tấn công địch ở các chi khu, tiêu diệt sinh lực vừa vũ trang tuyên truyền. Những trận đánh lớn của bộ đội chủ lực bằng hiệp đồng binh chủng đã hỗ trợ cho lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân tại chỗ nổi dậy. Ðiển hình là sáng ngày 29-3, lực lượng vũ trang địa phương và quần chúng nhân dân đã nổi dậy phối hợp với bộ đội chủ lực giải phóng thị xã Hội An, huyện lỵ Ðiện Bàn và một số nơi khác. Trong thành phố Ðà Nẵng, lực lượng du kích và tự vệ đánh phá khu nhà lao, chiếm kho bạc, bảo vệ các cơ sở kinh tế-sản xuất và công trình văn hóa.

Thứ hai là biết chọn hướng tấn công chủ yếu và mục tiêu tấn công chủ yếu rất trúng và đúng, thể hiện được tư tưởng chỉ đạo nghệ thuật quân sự, phát huy điểm mạnh của ta, đánh vào chỗ sơ hở, chỗ mỏng, yếu của đối phương; tạo nên thế bao vây, chia cắt, gây cho chúng hoang mang, cô lập, rối loạn và tan rã nhanh.

Quyết tâm chiến dịch và kế hoạch chiến dịch Huế - Ðà Nẵng đã được Bộ Tư lệnh Quân khu Trị Thiên, Quân khu 5 và Quân đoàn 2 xác lập từ tháng 10-1974. Ðầu tháng 2-1975, Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu triệu các đồng chí chỉ huy chủ chốt ra Hà Nội báo cáo. Hướng tấn công chủ yếu và mục tiêu tiến công lúc đầu được nêu ra là hướng tây bắc Huế, theo trục đường 12 và mục tiêu chủ yếu là Sở chỉ huy sư đoàn bộ binh số 1 ngụy ở Ðồng Lâm (bắc Huế). Sau khi cân nhắc nghiên cứu đề xuất của Bộ Tư lệnh chiến dịch và được Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu chuẩn y, hướng tiến công và mục tiêu tiến công chủ yếu của chiến dịch được điều chỉnh thay đổi so với quyết tâm và kế hoạch chiến dịch được xác lập ban đầu là chuyển vào hướng tây nam Huế, theo trục đường 14 và mục tiêu chủ yếu đánh vào Sở chỉ huy tiền phương quân đoàn 1 ở căn cứ Phú Bài - Mang Cá. Trên hướng nam và tây nam Huế, tuy địa hình triển khai và lực lượng binh khí kỹ thuật của ta khó khăn, nếu khắc phục được thì khai thác được nhiều điểm yếu của địch như phòng thủ sơ hở mỏng, yếu. Nếu bị lực lượng lớn và mạnh của ta bất ngờ tiến công thì chúng sẽ bị uy hiếp, chia cắt về chiến lược, nhanh chóng hình thành thế bao vây cô lập lực lượng địch đóng giữ tại Huế, cắt đứt đường chi viện từ Ðà Nẵng ra. Thực tế chiến dịch đã diễn ra đúng như dự kiến. Sau này, khi tổng kết chiến dịch đã đánh giá đây là một sáng tạo chỉ đạo đúng đắn của cấp trên và Bộ Tư lệnh chiến dịch.

Thứ ba là chiến dịch đã vận dụng nhiều phương thức tác chiến sáng tạo phong phú, đạt hiệu suất chiến đấu cao.

Chiến dịch Huế-Ðà Nẵng tác chiến trên phạm vi không gian rộng lớn trên bốn tỉnh và hai thành phố lớn, có đủ các địa hình: rừng núi, đồng bằng, ven biển. Nhiều lực lượng tham gia trên các hướng, qua thực tế chiến dịch, các đơn vị lực lượng của ta đã vận dụng linh hoạt nhiều cách đánh, phương thức tác chiến rất phong phú. Ðiển hình là đánh mật tập của các lực lượng đặc công vào các căn cứ tiểu khu, các sân bay Phú Bài, Ðồng Lâm; đánh tập kích hỏa lực vào căn cứ Mang Cá, căn cứ Phú Bài, trận địa pháo Bao Bạch Thạch. Lực lượng dân quân du kích đánh phá giao thông. Các đơn vị chủ lực Quân đoàn 2 của ta đánh hiệp đồng binh chủng, tiêu diệt, làm chủ những căn cứ mục tiêu lớn. Ðể phát huy hiệu quả hỏa lực pháo binh, các trận địa đã luồn sâu đưa pháo vào gần, nhằm bảo đảm bắn chính xác. Ðặc biệt, trong chiến dịch Huế-Ðà Nẵng, Tư lệnh chiến dịch đã chỉ đạo thành công việc đưa kéo pháo bắn thẳng 85 ly lên điểm cao, bắn ngắm trực tiếp vào từng lô cốt mục tiêu của địch; đưa pháo cao xạ 23 ly 4 nòng, cao xạ 37 ly bí mật bố trí vào sát tiền duyên chiến dịch, vừa sẵn sàng tham gia bắn máy bay và khi cần thiết cũng như khi tham gia pháo hỏa chuẩn bị, chi viện cho bộ binh xung phong. Các loại pháo cao xạ đã hạ nòng pháo, bắn ngắm mục tiêu mặt đất, chi viện bộ binh xung phong, trực tiếp tạo ra uy lực và hiệu quả uy hiếp kẻ địch rất cao. Ðây là một cách đánh hay, sáng tạo trong chiến dịch Huế-Ðà Nẵng.

Thứ tư là chiến dịch đã nắm vững thời cơ tổ chức lực lượng cơ động bằng các đơn vị xe tăng, cơ giới kết hợp với bộ binh đánh địch trong hành tiến, tạo ra sức tiến công nhanh, mạnh.

Chiến sự diễn ra trên mặt trận Trị Thiên - Huế đến ngày 20-3-1975, sau khi trên các hướng tiến công của chiến dịch, chúng ta đã tấn công, phá vỡ thế trận phòng ngự của lực lượng quân địch. Chung quanh Huế, địch bị bao vây, cô lập. Chúng ta đã nắm vững thời cơ, nhanh chóng hình thành các hướng tiến công. Chúng ta tổ chức chiến đoàn bộ binh xe tăng cơ giới tiến công trong hành tiến thọc sâu. Mũi chủ yếu của Sư đoàn 324 do Trung đoàn 1 bộ binh làm nòng cốt, sau khi đột phá La Sơn, vượt qua đường số 1, qua phá Tam Giang, đánh lên Lương Viên, ra cửa Thuận An bao vây tiêu diệt quân địch, không cho chúng rút chạy theo đường biển. Sư đoàn 325, trung đoàn 18, trung đoàn 101 và xe tăng lữ đoàn 203, sau khi đánh chiếm đường số 1 đã tổ chức thành hai chiến đoàn, (một chiến đoàn tấn công thọc sâu, theo đường số 1 đánh ra căn cứ Phú Bài phát triển vào nam thành phố Huế, một chiến đoàn tấn công thọc sâu vào Phú Lộc, vụng Cầu Hai, Lăng Cô, chiếm đèo Hải Vân).

Khi tiến công đánh chiếm thành phố Ðà Nẵng từ bốn hướng: Hướng bắc đèo Hải Vân (trung đoàn 18); đường số 14 đèo Mũi Trâu (trung đoàn 9); sư đoàn 304 tấn công từ Hà Nha, Hà Sống ra Hòa Vang; sư đoàn 2 bộ binh Quân khu 5 từ Tam Kỳ, Ðiện Bàn, Hội An. Trên các hướng này đều tổ chức lực lượng theo dạng chiến đoàn, bao gồm bộ binh, xe tăng, cơ giới và pháo cơ giới đi cùng chi viện đã tạo ra sức cơ động nhanh, đột kích mạnh và sức mạnh tổng hợp, nhằm nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu, làm chủ trận địa, buộc kẻ địch bị bất ngờ, không kịp trở tay phản ứng chống trả. Chính nhờ cách tổ chức lực lượng này mà mũi tấn công của trung đoàn 18 và xe tăng lữ đoàn 203, Quân đoàn 2 đến 9 giờ ngày 29-3-1975 đã thọc sâu, phát triển ra chiếm toàn bộ bán đảo Sơn Trà, giải phóng thành phố Ðà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Cũng nhờ kinh nghiệm này mà khi tham gia chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh, Quân đoàn đã vận dụng sáng tạo tổ chức chiến đoàn cơ giới thọc sâu nên đã vào đánh chiếm Dinh Ðộc Lập nhanh hơn, bắt sống toàn bộ nội các Tổng thống Dương Văn Minh.

Chiến dịch Huế Đà Nẵng diễn ra bao lâu?

Chiến dịch Huế – Đà Nẵng.

Chiến dịch Huế Đà Nẵng diễn ra năm bao nhiêu?

21 tháng 3, 1975Chiến dịch Huế – Đà Nẵng / Ngày bắt đầunull

Ai là Tư lệnh chiến dịch Huế Đà Nẵng trọng cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm một chín 75?

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng diễn ra từ ngày 21 - 29.3.1975, trận then chốt thứ hai trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Chiến dịch do Trung tướng Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh, Thượng tướng Chu Huy Mân làm Chính ủy.

Đà Nẵng hoàn toàn được giải phóng vào ngày nào?

Có thể nói từ khoảnh khắc lá cờ nửa đỏ nửa xanh sao vàng bắt đầu tung bay trên nóc Tòa Thị chính Đà Nẵng và trong gió lộng sông Hàn trưa ngày 29-3-1975, người Đà Nẵng tự hào đã góp phần quan trọng vào chiến thắng 30-4 lịch sử.