Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ 1945 đến 2000

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ năm 1945 đến 2000 là

A. củng cố và thắt chặt quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam Á.

B. hợp tác với các nước tư bản cùng phát triển.

C. đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại.

D. liên minh chặt chẽ với Mĩ

Bài 8: Nhật Bản

Bài 2 trang 57 sgk Lịch Sử 12

Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000?

Lời giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai Nhật bản đã có những chính sách thúc đẩy phát triển đất nước. Chính sách đối ngoại đã được Nhật bản áp dụng thật kỹ càng nhằm thúc đẩy các mối quan hệ ngoại giao với các nước khác.

Giai đoạn đầu: Sau chiến tranh Nhật vẫn thực hiện chính sách liên kết chặt chẽ với Mĩ. Kết thúc chiến tranh đồng minh, Nhật bản chấp nhận trở thành sân sau bệ phóng cho Mĩ.

Vào giai đoạn 1952 đến 1973 Nhật vẫn tiếp tục chính sách liên kết chặt chẽ với Mĩ tiếp tục nhờ sự ảnh hưởng của Mĩ để nhận phát triển kinh tế và quan sự. Năm 1956 Nhật thiết lập quan hệ đối ngoại với Liên Xô, và là thành viên của Liên hiệp quốc.

Năm 1973 đến 1991 Nhật bản thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam (1973). Và đẩy mạnh quan hệ đối ngoại với các mước châu á và tổ chức ASEAN.

Giai đọan những năm 90 đến thế kỉ XX Nhật vẫn duy trì sự giúp đỡ của Mĩ, tuyên bố khẳng định kéo dài vĩnh viễn hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật. Quan hệ hòa bình thường với các nước Tây Âu, mở rộng đối ngoại với các nước Đông Nam Á.

Xem toàn bộ Soạn sử 12: Bài 8. Nhật Bản

Chi tiết Chuyên mục: Bài 9: Nhật Bản

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại lệ thuộc vào Mĩ, tiêu biểu là kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (tháng 9-1951 ), chấp nhận đặt dưới sự bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để Mĩ đóng quân, xây dựng nhiều căn cứ quân sự trên đất Nhật và sau đó gia hạn Hiệp ước này vào các năm 1960, 1970, 1996, 1997 làm cho chi phí ; của Nhật giảm (chỉ chiếm 1% GDP).

- Từ nhiều thập kỉ qua, Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính sách và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.

(Nguồn: trang 40 sgk Lịch Sử 9:)

Chi tiết Chuyên mục: Bài 8: Nhật Bản

Một trong những đặc điểm lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau năm 1945 là luôn cố gắng liên minh chặt chẽ với Mĩ. Bên cạnh đó, bước sang thời kì 1973-1991, Nhật Bản bắt đầu tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

(Nguồn: Câu 2 trang 57 sgk Sử 12:)

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 40 SGK Lịch sử 9

Đề bài

Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau năm 1945.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 39, 40 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại lệ thuộc vào Mĩ, biểu hiện là:

- Kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (9-1951), chấp nhận đặt dưới sự bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để Mĩ đóng quân, xây dựng nhiều căn cứ quân sự trên đất Nhật.

- Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được gia hạn thêm vào các năm 1960, 1970 và được nâng cấp vào năm 1996, 1997 làm cho chi phí quân sự của Nhật giảm (chỉ chiếm 1% GDP).

- Trong nhiều thập kỉ qua, Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế, nổi bật là mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam Á và ASEAN. 

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 - Xem ngay

Giải bài tập Bài 2 trang 57 SGK Lịch sử 12

Khái quát chính sách dối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000? 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào bài 8 trong sgk Lịch sử 12 để khái quát lại thành những điểm chung nhất trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. 

- Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản qua các thời kì là liên minh chặt chẽ với Mĩ.

- Từ thời kì 1973 – 1991, Nhật Bản bắt đầu tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN, mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên phạm vi toàn cầu.

  • Giai đoạn 1945 – 1952: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản là liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhật kí kết hợp hiệp ước hòa bình Xan Phranxico và kết thúc chế độ chiếm đóng  của đồng minh vào năm 1952.
  • Giai đoạn 1952– 1973: Liên minh chặt chẽ với Mĩ và  đến năm 1956 bình thường hóa quan hệ với Liên Xô.
  • Giai đoạn 1973 – 1991: Tăng cường quan hệ  kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
  • Giai đoạn 1991 – 2000: Từ nửa sau những năm 70, Nhật Bản đã bắt đầu đưa ra những chính sách đối ngoại mới. Đó là tăng cường quan hệ  kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và ASEAN. Ngày 21/9/19673 thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Chọn đáp án D

Từ năm 1945 trở đi chính sách đối ngoại của Nhật Bản tuy có những đổi mới qua từng giai đoạn, nhưng chính sách ngoại giao cốt lõi và xuyên suốt vẫn là liên minh chặt chẽ với Mĩ. Nhật Bản chấp nhận đứng dưới "chiếc ô" bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. Nhật Bản sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư vào quân đội để tập trung phát triển kinh tế.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ