Có nên gửi con cho ông bà nuôi

Chị Hà (Phúc Thọ, Hà Nội) đang đau đầu về việc có nên đưa con về quê ở với ông bà nội không. Mẹ chồng chê chị không biết nuôi con, để cháu đích tôn của bà gầy ốm nên nhất định đòi đưa cu cậu 3 tuổi về nuôi.

Theo bà thì ở thành phố không khí ô nhiễm, nhà cửa chật chội, con dâu đoảng, thằng bé gửi đi lớp không được chăm sóc chu đáo... nên sinh bệnh, chẳng khỏe được. "Cứ để nó ở nhà với tôi vài tháng xem, chả khác ngay", bà nói với con dâu. Vốn đã không được lòng mẹ chồng, chị Hà sợ nếu lần này cố giữ con lại bà sẽ giận nên cũng đang phân vân.

Cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, nhưng sau hai tuần gửi con về quê cho ông bà chăm,vợ chồngGiang (kỹ sư xây dựng) quyết đón con về vì sợ con sẽ quên luôn bố mẹ.

Quê chồng Giang ở Nam Định còn cô ở Bắc Ninh. Trước đây, bà nội vẫn ra Hà Nộichăm con giúp để Giang đi làm. Lúc bé Nhím 17 tháng, Giang cai sữa cho con xong thì bà nội cũng thông báo: "Từ nay mẹ không xuống trông cháu nữa, mẹ phải về chăm lo cho bố và các em mày ở quê. Con bé Nhím cứ đưa về ông bà nuôi. Ở quê vừa thoáng mát, rộng rãi, con bé tha hồ vui chơi, tốt cho sức khỏe, mà chúng mày cũng rảnh rang".

Dù không muốn xa con chút nào, nhưng vợ chồng Giang đành gật đầu vì thấy như thế tốt cho con vì anh chị đều rất bận, gửi bé đi nhà trẻ ngay thì thương con mà thuê osin cũng không yên tâm.

Thế nhưng được 2 tuần, Giang thấy nhớ con không chịu được. Thiếu tiếng bi bô của Nhím, hai vợ chồng Giang thấy căn nhà trống vắng quá. Hôm chủ nhật về thăm con, thấy bé quấn bà hơn nhớ mẹ, Giang càng buồn và quyết tâm đưa con về dù biết làm bố mẹ chồng phật ý.

Theo tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa, chuyên gia tâm lý, giáo dục trẻ em, Trường mầm non Hoàng Gia, trừ khi bố mẹ là người quá vụng, lại không quan tâm đến con, mà có ông bà khéo chăm thì việc để con về ở với ông bà là nên, hơn hẳn giao trẻ cho osin. Còn bình thường, con cái ở với bố mẹ là tốt nhất, để trẻ được cảm nhận hết sự yêu thương, chăm sóc của đấng sinh thành.

Tiến sĩ Thoa cho biết, giai đoạn dưới 6 tuổi, đặc biệt là lúc nhỏ, cảm xúc đối với trẻ là quan trọng nhất, thậm chí còn hơn cả việc ăn uống đầy đủ. Hơn nữa, lúc này, trẻ chỉ hiểu được tình cảm của người thân khi được âu yếm, vuốt ve và yêu thương.

Nếu phải sống tách rời bố mẹ từ nhỏ sẽ là một thiệt thòi rất lớn với trẻ và cả cha mẹ. Khi đó, chính các bậc phụ huynh sẽ không được trải nghiệm những ngày tháng vất vả nuôi con, không phát triển cảm xúc với con.

Ngoài ra, với ông bà tiên tiến không sao nhưng nếu ông bà chỉ dạy cháu theo kinh nghiệm và quá nuông chiều thì trẻ sẽ không được phát triển theo hướng bố mẹ mong muốn, việc giáo dục lại rất khó. Hơn nữa, những đứa trẻ sống xa bố mẹ lâu thường ít gắn bó, khó chia sẻ và khi trẻ càng lớn các phụ huynh càng khó thâm nhập vào đời sống nội tâm của con.

Theo chuyên gia giáo dục Thoa, ở mỗi lứa tuổi thì sự ảnh hưởng này có mức độ khác nhau, bởi khi ấy, sự trưởng thành về thể chất, nhận thức cũng như khả năng tập nhiễm của các bé đã thay đổi. Ví dụ: nếu tách mẹ quá sớm, khi trẻ nhỏ hoặc 1-2 tuổi, sẽ không thuận lợi cho sức khỏe các cháu, nhận thức và tình cảm của trẻ cũng phát triển không tốt, bé dễ xa cách về mặt tình cảm với mẹ.

Với các bé lớn hơn, đã biết nhận thức và có ý kiến cá nhân, nếu bị bắt buộc phải xa bố mẹ, trẻ có thể tỏ ra chống đối, hoặc có những em không hòa nhập với môi trường mới, sống khép kín hoặc mang tâm trạng buồn phiền vì nhớ bố mẹ triền miên. Những biểu hiện này còn tùy thuộc vào cá tính của từng bé.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ, những dịp đưa con về chơi với ông bà, hay cho trẻ về quê sống cùng gia đìnhnội, ngoại trong những dịp nghỉ ngắn lại là cách hay để giúp các cháu có được những trải nghiệm mới, gắn bó với người thân và học cách thích nghi với những môi trường sống khác nhau.

"Nói chung, khi đưa ra quyết định có nên để con về với ông bà, bố mẹ phải cân nhắc những ảnh hưởng đến con, tùy theo cá tính trẻ, thời gian sống cách xa cũng như lứa tuổi của bé", bà Thoa nói.

Theo bà, trong trường hợp bắt buộc vì hoàn cảnh hay phải đi công tác xa mà nhờ ông bà nuôi cháu, bố mẹ ngoài việc thường xuyên liên lạc với con, nên trao đổi với ông bà nội để thống nhất về cách giáo dục trẻ. Ngoài ra, để trẻ dù không được sống bên bố mẹ nhưng vẫn cảm thấy sự hiện diện của bạn thì ông bà có thể luôn khơi gợi và nhắc bé nhớ tới bằng cách gọi tên, gợi các kỷ vật, chẳng hạn: "Cái áo này là mẹ Giang mua cho Nhím đây", hay "Nhím mà không ngoan là mẹ buồn lắm", "hôm qua bố bảo yêu Nhím thế nào ấy nhỉ?"...

Vương Linh

Sinh con, ở nhà chăm bé hết 6 tháng thai sản, các bà mẹ lại tiếp tục trở lại với công việc và vòng xoay kiếm tiền, bài toán nuôi con được giải đáp gọn lẹ bằng cách gửi con về quê cho ông bà nội ngoại.

Đa số chị em công sở đều chọn phương án này để giải quyết vấn đề trước mắt, họ thường gửi bé cho ông bà đến khoảng 2,3 tuổi sẽ đón con trở về ở cùng. Theo ý kiến của phần đông, họ cho rằng cuộc sống bận rộn sẽ khiến các con thiệt thòi vì không được cha mẹ chăm sóc chu đáo, gửi nhà trẻ không được vì bé còn quá nhỏ, trong khi thuê giúp việc thì không tin tưởng hoặc chi phí quá cao. Do vậy, gửi con về ông bà là cách giải quyết được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên tất cả đều có tính 2 mặt, tùy thuộc vào hoàn cảnh mỗi gia đình nên có sự lựa chọn phù hợp.

Có nên gửi con cho ông bà nuôi

Cuộc sống hối hả, việc chăm sóc con của các bậc cha mẹ thường phải nhờ cậy vào ông bà.

Ông bà nuôi cháu, con cái dễ xa bố mẹ

Bé được ông bà chăm sóc từ nhỏ, trẻ con sẽ mến ai ở gần và yêu thương chăm sóc mình, điều đó là dễ hiểu khi bé cảm thấy xa cách với cha mẹ. Bé sẽ có những hành động khiến bạn cảm thấy tủi thân như không chịu ngủ cùng mẹ, không muốn mẹ cho ăn, chỉ nằng nặc theo bà…những hành động rất vô tư của trẻ sẽ là nỗi bận tâm của những bậc cha mẹ nhạy cảm.

Có nên gửi con cho ông bà nuôi

Đánh mất cơ hội gắn kết với con

Những khó khăn, cực nhọc của người nuôi con mọn gần như ai cũng phải nếm trải, nhưng việc bạn gửi con cho ông bà từ khi bé còn nhỏ, cũng đồng nghĩa với việc bạn được giải phóng hoàn toàn khỏi những vướng bận con mọn. Bạn được tự do đi xem phim, thoải mái café cùng bạn bè sau giờ làm…tuy nhiên, điều đó chưa hẳn là tốt đẹp. Những việc từng trải của một người nuôi con nhỏ sẽ khiến sợi dây liên kết giữa con cái với cha mẹ chặt chẽ hơn, bạn chứng kiến những thay đổi của con, những đêm thức trắng canh con ốm, những cái ôm hôn, bập bẹ gọi cha mẹ,…những vất vả của mình được đền trả xứng đáng khi con lớn lên mỗi ngày, điều này mới thực sự tuyệt vời hơn rất nhiều thứ ý nghĩa khác trong cuộc đời.

Có nên gửi con cho ông bà nuôi

Chuỗi ngày xin sữa nuôi con của ông bố đơn thân Trình Tuấn - 1 mình chăm con khôn lớn

Sự khác biệt về cách chăm sóc con cái ở 2 thế hệ

Ông bà rất yêu thương cháu và luôn làm những điều tốt đẹp nhất cho cháu, điều này ai cũng biết. Do vậy bạn hoàn toàn an tâm khi gửi con về nội, ngoại. Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nghĩ lại, cách giáo dục chăm sóc con cái ở mỗi thế hệ đều có sự khác nhau, chỉ cần nhìn lại cách chăm con 10 năm trước với bây giờ đã khác biệt. Tôi biết, đây là vấn đề tranh cãi không điểm dừng của các bậc cha mẹ và ông bà nội ngoại, từ cách cho cháu ăn, chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần trẻ, cách dạy trẻ tự lập,…rất khó để thuyết phục người già “cập nhật” kiến thức thời đại mới, khi họ đã có trong tay hàng tá kinh nghiệm chinh chiến nuôi dạy cả chục đứa con khôn lớn mà không cần sách vở.

Có nên gửi con cho ông bà nuôi

Vì ông bà sẽ mãi chỉ là ông bà

Ông bà sẽ yêu thương con theo cách của những người ông, người bà, không phải cha mẹ. Họ chăm sóc cháu bằng tất cả tình thương, nhưng nếu xét về trách nhiệm nuôi con làm người, thì chỉ có cha mẹ mới là người quan trọng nhất quyết định việc này. Đa số ông bà đều nuông chiều cháu, trong khi cha mẹ tỏ ra nghiêm khắc với lỗi lầm con trẻ. Việc giáo dục lại trẻ sẽ rất khó khăn khi trẻ đã quá quen thuộc với cách chăm sóc của ông bà, và khi bạn đang có 1 khoảng cách rất lớn về tình cảm đối với trẻ sau thời gian xa cách.

Có nên gửi con cho ông bà nuôi

Cha mẹ không thể luôn bao bọc con cả đời, vậy nên chỉ chính bạn mới biết cách tốt nhất để dạy con tự lập

Tóm lại, khi đưa ra quyết định để trẻ sống với ông bà, hay với bạn, cần phải có những cân nhắc thiệt hơn, không có quyết định nào là hoàn hảo tuyệt đối, nhưng nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để biết đâu là lựa chọn tốt nhất cho con cái của mình không chỉ cho hiện tại mà cả tương lai sau này của bé.

Có nên gửi con cho ông bà nuôi