Có nên uống thuốc tăng nội tiết to nữ

Khi được chẩn đoán hoặc nghi ngờ bản thân bị thiếu hụt nội tiết tố, nhiều chị em đã tìm đến thuốc tăng nội tiết tố nữ. Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng có thể khiến người dùng phải đối mặt với các tác dụng phụ của thuốc nội tiết. Vậy cần lưu ý gì khi dùng thuốc nội tiết tố nữ?

Có nên uống thuốc tăng nội tiết to nữ
Phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh là đối tượng dễ bị rối loạn nội tiết tố

1. Các loại thuốc tăng nội tiết tố nữ

Viên uống Estrogen và liệu pháp hormone thay thế là 2 loại thuốc nội tiết tố nữ phổ biến nhất hiện nay. Trong đó:

1.1 Viên uống Estrogen

Viên uống Estrogen là loại thuốc giúp bổ sung trực tiếp lượng Estrogen – một trong những nội tiết tố quan trọng – bị thiếu hụt. Vì thế, loại thuốc này có tác dụng cải thiện nhanh các vấn đề như rối loạn kinh nguyệt, chứng khô hạn, bốc hỏa, đau rát khi giao hợp, cáu gắt…

Hiện nay, sản phẩm viên uống Estrogen có thể dễ dàng được tìm mua ở bất kỳ đâu, thậm chí trên mạng. Cụ thể, chỉ cần gõ một số nội dung tìm kiếm đơn giản như “thuốc tăng nội tiết tố nữ” hay “thuốc bổ sung nội tiết tố”, bạn sẽ nhận được hàng loạt kết quả là các sản phẩm viên uống được quảng cáo là bổ sung Estrogen nhanh chóng với đủ loại thành phần. Xuất xứ của sản phẩm cũng đa dạng không kém, từ Mỹ, Nhật, Đức, Úc… 

Tuy nhiên, cần lưu ý loại thuốc này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ là gây chóng mặt, rong kinh, tức ngực, buồn nôn…

1.2 Liệu pháp hormone thay thế

Liệu pháp hormone thay thế (HRT) là giải pháp bổ sung nội tiết tố từ bên ngoài để thay thế cho lượng nội tiết tố mà cơ thể không sản xuất. Phương pháp này bao gồm 2 loại: chỉ bổ sung Estrogen (ET) hoặc dạng kết hợp Estrogen và Progestin/Progesterone (EPT).

Liệu pháp Estrogen (ET)

Liệu pháp này được điều chế với nhiều dạng khác nhau như viên nén, miếng dán, gel, thuốc xịt… Tùy theo các triệu chứng thiếu hụt nội tiết tố của phụ nữ mà bác sĩ sẽ chỉ định dạng ET phù hợp. Ví dụ, kem bôi âm đạo, viên đặt âm đạo và vòng âm đạo chứa ET được sử dụng để chữa khô âm đạo. Liệu pháp này thường được áp dụng cho phụ nữ đã cắt bỏ tử cung do ET làm tăng nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung cho người được điều trị.

Liệu pháp kết hợp (EPT) 

Nếu chưa cắt bỏ tử cung, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng EPT để tránh nguy cơ tác dụng phụ như liệu pháp ET. Mặc dù phương pháp này thường được dùng ở dạng viên, tuy nhiên cũng có dạng miếng dán.

Tóm lại, các liệu pháp HRT thường được dùng để điều trị các triệu chứng nặng của thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh, hoặc những người đã cắt bỏ buồng trứng. Mặc dù vậy, phương pháp này chống chỉ định với những đối tượng có vấn đề về sức khỏe như: mắc bệnh ung thư, mắc bệnh gan bị dị ứng với thuốc nội tiết tố, có tiền sử về đột quỵ hoặc đau tim…

Có nên uống thuốc tăng nội tiết to nữ
Không phải ai cũng có thể sử dụng liệu pháp hormone thay thế để bổ sung nội tiết tố

2. Uống thuốc nội tiết tố có tốt không?

2.1. Thuốc nội tiết tố có tốt không?

Thuốc nội tiết tố nữ là giải pháp giúp nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu hụt nội tiết tố nữ và các vấn đề do sự thiếu hụt này gây ra như khô âm đạo, mệt mỏi, giảm ham muốn…  Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả của thuốc và an toàn cho bản thân, bạn chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

Bên cạnh đó, thuốc tăng nội tiết tố nữ không thể sử dụng lâu dài. Ví dụ đối với liệu pháp HRT, chị em chỉ có thể dùng trong thời gian ngắn (nhiều nhất 3 năm) cho người mới bước vào độ tuổi mãn kinh. Nguyên nhân là do nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ung thư vú ở nhiều trường hợp tăng lên khi sử dụng HRT sau 3-5 năm. Vì thế, thời gian áp dụng HRT cũng như các loại thuốc nội tiết khác cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 

Chưa dừng lại ở đó, các thuốc nội tiết tố nữ chỉ có tác dụng bổ sung nội tiết tố nữ. Trong khi đó, nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm, rối loạn nội tiết ở nữ giới là suy giảm hoạt động của Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng. Vì thế, phương pháp này không thể khắc phục được tận gốc vấn đề. 

2.2. Tác dụng phụ của thuốc nội tiết

Trong quá trình sử dụng thuốc nội tiết, phụ nữ có thể gặp một số tác dụng phụ từ nhẹ đến nghiêm trọng, cụ thể:

Tác dụng phụ phổ biến

  • Ngực bị đau nhức hoặc căng tức. 
  • Chóng mặt và cảm thấy choáng váng.
  • Đau nhức đầu.
  • Cân nặng tăng nhanh chóng.
  • Bàn chân, cẳng chân, bị sưng và chuột rút.
  • Chảy máu âm đạo.
Có nên uống thuốc tăng nội tiết to nữ
Chóng mặt là một trong các tác dụng phụ của thuốc nội tiết nữ phổ biến

Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Xuất hiện u ở vú.
  • Tiết dịch âm đạo bất thường.
  • Núm vú tiết dịch.
  • Cảm thấy buồn nôn và nôn.
  • Đau ngực, đau bẹn hoặc chân.
  • Đau bụng, đau bên hông;
  • Xương chậu cảm thấy bị đè nặng và đau nghiêm trọng.
  • Đau đầu dữ dội hoặc đột ngột.
  • Khó thở không rõ nguyên nhân.
  • Tầm nhìn hoặc giọng nói bị thay đổi đột ngột.
  • Vàng da hoặc vàng mắt.
  • Cánh tay hoặc chân bị tê yếu.

Tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

  • Tăng nguy cơ ung thư: Lạm dụng thuốc nội tiết tố nữ có thể gây ra tình trạng dư thừa nội tiết tố, phổ biến nhất là dư thừa Estrogen vì nhiều người lầm tưởng thiếu hụt nội tiết tố nữ thì chỉ cần bổ sung Estrogen là đủ. Trên thực tế, dư thừa lượng Estrogen trong cơ thể cũng được cảnh báo có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung…
  • Khiến tình trạng suy giảm nội tiết ngày càng nghiêm trọng: Hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng có vai trò chỉ huy, sản xuất các nội tiết tố chính cho cơ thể phụ nữ (bao gồm GnRH, FSH, LH, Estrogen, Progesterone, Testosterone…). Tuy nhiên, việc bổ sung nội tiết từ bên ngoài trong thời gian dài sẽ khiến hệ trục bị “ngủ quên” dẫn đến hoạt động lệch nhịp. Đây là nguyên nhân khiến cho tình trạng suy giảm nội tiết tố nữ ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Tăng nguy cơ hình thành cục máu đông: Tác dụng phụ này thường xuất hiện ở chân (huyết khối tĩnh mạch sâu) và ở phổi (thuyên tắc phổi). Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp tác dụng phụ này. Tình trạng hình thành cục máu đông do sử dụng thuốc nội tiết tố chủ yếu xuất hiện ở phụ nữ có tiền sử cá nhân hoặc gia đình từng bị các cục máu đông, còn những người khỏe mạnh thì thường hiếm khi xuất hiện tác dụng phụ này.

3. Cách hạn chế nguy cơ tác dụng phụ của thuốc nội tiết

3.1 Không tự ý dùng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ

Với thuốc bổ sung nội tiết tố, chị em tuyệt đối không sử dụng tùy tiện và không sử dụng vào các mục đích khác ngoài mục đích chữa bệnh vì rất dễ gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì thế tốt nhất, chị em chỉ nên dùng thuốc được bác sĩ chuyên khoa kê đơn. 

3.2 Đọc kỹ thông tin sản phẩm

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm viên uống và thực phẩm chức năng nói chung có tác dụng cải thiện rối loạn nội tiết tố cho phụ nữ. Thế nhưng theo các chuyên gia, trước khi sử dụng sản phẩm nào, người dùng cũng cần phải có thông tin cụ thể về sản phẩm đó như thành phần, nhà sản xuất, công dụng, đối tượng nên dùng…

Có nên uống thuốc tăng nội tiết to nữ
Chị em cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng sản phẩm nội tiết

Có nên uống thuốc tăng nội tiết to nữ

Viên uống cân bằng nội tiết tố là gì? Nên chọn loại nào?

Bên cạnh sự lão hoá theo tuổi tác (đặc biệt là giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh), căng thẳng, độc tố từ thực phẩm, ảnh hưởng hóa mỹ phẩm… là những nguyên nhân khiến phụ nữ ngày nay thường xuyên phải đối mặt với tình trạng nội tiết…

3.3 Áp dụng một số cách để ngăn ngừa hoặc giảm tác dụng phụ của thuốc nội tiết tố nữ

Một số tác dụng phụ của thuốc nội tiết có thể tự hết sau thời gian sử dụng. Tuy nhiên nếu những tác dụng phụ đó vẫn ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của bạn, bác sĩ có thể chỉ định bạn một số cách để ngăn ngừa hoặc giảm mức độ của chúng, ví dụ:

  • Tăng cường các thực phẩm giàu carbohydrate (carb) như chuối, khoai lang, cam… để làm giảm sưng đau vùng ngực. 
  • Tập thể dục vừa sức thường xuyên và kéo căng hạn chế chuột rút ở chân.

3.4 Thông báo với bác sĩ khi các tác dụng phụ trở nên tồi tệ

Trong trường hợp các tác dụng phụ của thuốc nội tiết vẫn kéo dài hoặc trở nên tồi tệ, bạn nên thông báo ngay với bác sĩ. Lúc này, bác sĩ có thể chuyển sang dùng thuốc khác hoặc giảm bớt liều lượng.

4. Bí quyết cân chỉnh nội tiết tố nữ tự nhiên

Để điều hòa nội tiết tố nữ, bạn có thể áp dụng những phương pháp không dùng thuốc như:

  • Kiểm soát căng thẳng. 
  • Luyện tập thể dục thường xuyên.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích.

Có nên uống thuốc tăng nội tiết to nữ

7 cách cân bằng nội tiết tố nữ tự nhiên, an toàn

Nội tiết tố nữ, đặc biệt là Estrogen, Progesterone và Testosterone có vai trò quyết định đến mọi đặc điểm hình thể, sắc đẹp, chức năng sinh sản và sức khỏe của phái đẹp. Khi nội tiết tố bị trồi sụt, các khía cạnh trên của người phụ nữ sẽ…

Bên cạnh đó, như đã đề cập, do hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng chỉ huy sản xuất các nội tiết tố nên bạn cần kết hợp với những giải pháp giúp nuôi dưỡng hệ trục này.

Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra tinh chất Lepidium Meyenii có tác dụng tăng cường hoạt động hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng. Từ phát hiện này, các nhà khoa học đã ứng dụng Lepidium Meyenii vào Women’s Ginseng Angela Gold. Vì thế, sản phẩm cũng giúp hoạt động của hệ trục được cải thiện, từ đó các nội tiết tố (quan trọng là Estrogen, Progesterone và Testosterone) được sản xuất đúng và đủ theo nhu cầu của cơ thể. Chính vì vậy, cơ chế tác động tận gốc này này không chỉ khắc phục tình trạng thiếu hụt nội tiết tố mà còn giúp người dùng tránh được những rủi ro do dư thừa nội tiết gây ra.

Đặc biệt, Angela Gold còn có sự xuất hiện của tinh chất P. Leucotomos. Loại thảo dược này không chỉ bảo vệ và tái tạo cấu trúc nền của da mà còn có thể hạn chế các tổn thương, hư hại ở da, bao gồm nhăn, khô, sạm nám… Nhờ đó, sau thời gian sử dụng sản phẩm, không chỉ sức khỏe, sinh lý mà cả vẻ ngoài của chị em cũng sẽ được thăng hạng.

Xem thêm:

Tư vấn của bác sĩ về Angela Gold

Angela Gold giá bao nhiêu, mua ở đâu thì tốt?

Mặc dù thuốc nội tiết tố nữ giúp khắc phục nhanh các vấn đề do suy giảm nội tiết gây ra nhưng giải pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. Vì thế, nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc tăng nội tiết tố nữ. Thay vào đó, hãy áp dụng những phương pháp giúp điều hòa nội tiết tố tự nhiên để cải thiện vấn đề này.