Cơ quan có thẩm quyền cao nhất ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Lộ trình đặt ra, đến cuối năm 2022, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thành lập 5 - 6 trường và 4 - 5 viện, trung tâm nghiên cứu; chuyển đổi, tái cấu trúc các phòng thành các Ban thuộc Đại học; chuyển đổi các viện đào tạo còn lại thành khoa.

Tới năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội trở thành một đại học tự chủ toàn diện, có mô hình tổ chức và quản trị tiên tiến, bộ máy tinh gọn, khẳng định vị thế trong và ngoài nước.

Hội đồng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã ra nghị quyết thành lập 3 trường trực thuộc: Trường Cơ khí trên cơ sở tổ chức lại 3 Viện đào tạo (Viện Cơ khí, Viện Cơ khí động lực và Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt lạnh); Trường Điện-Điện tử trên cơ sở tổ chức lại 2 Viện đào tạo và 1 Viện nghiên cứu (Viện Điện, Viện Điện tử viễn thông; Viện Nghiên cứu quốc tế về thông tin đa phương tiện, truyền thông và ứng dụng); Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị thuộc Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông.

Theo PGS Huỳnh Quyết Thắng - Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đây là mốc dấu quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển Trường, cải cách bộ máy tổ chức, xây dựng mô hình quản trị tiên tiến, tạo động lực cho đổi mới và phát triển.

Theo lãnh đạo Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, có 4 mục tiêu cụ thể cho việc thành lập 3 trường trực thuộc, đó là: Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ phát triển mạnh mẽ 3 lĩnh vực Cơ khí, Công nghệ thông tin và Truyền thông, Điện - Điện tử; các trường sẽ thực hiện đào tạo và nghiên cứu tốt nhất để mỗi nhóm ngành tương ứng được xếp thứ hạng 300-400 của thế giới theo bảng xếp hạng QS vào năm 2025 (mức xếp hạng năm 2021 là 401-450);

Ngoài ra, các trường Cơ khí, Công nghệ thông tin và Truyền thông, Điện - Điện tử tiếp tục là các đơn vị mũi nhọn, các tổ chức sáng tạo của Đại học Bách khoa Hà Nội, tiếp tục giữ vững vị thế là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (CGCN) số một Việt Nam, hàng đầu khu vực, và có uy tín trên trường quốc tế trong các lĩnh vực tương ứng.

Cùng đó, mỗi trường Cơ khí, Công nghệ thông tin và Truyền thông, Điện - Điện tử tiếp tục phát huy và đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, thúc đẩy và ươm tạo công nghệ để hình thành các doanh nghiệp spin-off/start-up có tầm ảnh hưởng, thu hút đầu tư của các tập đoàn công nghệ và quỹ đầu tư khởi nghiệp trong và ngoài nước.

Báo cáo tóm tắt về cơ cấu tổ chức, kết quả hoạt động năm 2017, chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2017-2025 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018.

Cơ quan có thẩm quyền cao nhất ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

 Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải phát biểu tại buổi làm việc.

PGS Hoàng Minh Sơn – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường ĐHBK Hà Nội cho biết: Trường ĐHBK Hà Nội có 1.887 cán bộ viên chức, trong đó có 1168 giảng viên với 23 Giáo sư, 216 Phỏ Giáo sư, 770 Tiến sĩ. Phần lớn giảng viên của Trường được đào tạo từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới (Hoa Kỳ, Pháp, úc, Nhật Bản...), trong đó hơn 60% giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên (đạt tỷ lệ cao nhất trong các cơ sở đào tạo tại Việt Nam). Trường là mái nhà chung của khoảng 28.000 sinh viên đại học, 2.500 học viên cao học và 500 nghiên cứu sinh. Với 61 chương trình đào tạo trình độ đại học cho 31 ngành; 64 chương trình đào tạo thạc sĩ cho 31 ngành; 60 chương trình đào tạo tiến sĩ cho 38 ngành, ĐHBK Hà Nội đã khẳng định được vị thế của một trường đại học trọng điểm, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực và là một trường đại học đậm nét định hướng nghiên cứu.

Là trường đại học khoa học kỹ thuật hàng đầu của đất nước với hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐHBK Hà Nội đã đào tạo và cung cấp hơn trên 200 nghìn chuyên gia kỹ thuật, trong đỏ trên 190.000 kỹ sư và cán bộ kỹ thuật, hơn 14.000 thạc sĩ và gần 900 tiến sĩ, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Năm 2017, năm đầu tiên thực hiện Đề án tự chủ toàn diện, Trường ĐHBK đã xây dựng và ban hành Chiến lược phát triển 2017-2025. Nhằm cụ thể hóa các giải pháp trong Chiến lược, Trường đã xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động, Quy chế quản lý tài chính, Quy chế công tác cán bộ, tạo tiền đề cho việc đổi mới và ứng dụng mô hình quản trị tiến tiến, đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tháng 6/2017, ĐHBK Hà Nội là một trong bốn trường đại học đầu tiên của cả nước được công nhận đạt kiểm định trường theo tiêu chuẩn Châu Âu bởi Hội đồng đánh giá cấp cao HCERES của Pháp...

Trong công tác tuyển sinh, đào tạo và nghiên cứu khoa học, Trường cũng đạt được những thành công nhất định như: Chất lượng tuyển sinh được nâng cao; tỉ lệ sinh viên có việc làm hoặc học tiếp sau đại học sau 6 tháng là 95% (theo khảo sát sinh viên tốt nghiệp năm 2016); 7 chương trình được đạt kiểm định theo chuẩn khu vực ĐNA (AUN-QA); thực hiện chính sách học bổng mới cho sinh viên, tập trung hỗ trợ những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, được sinh viên và xã hội đánh giá cao. Số lượng công bố quốc tế và số sáng chế, giải pháp hữu ích của Trường tăng cao so với các năm trước.

PGS Hoàng Minh Sơn cũng cho biết, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và rộng, công nghệ phát triển mạnh mẽ, trong năm tới, Trường ĐHBK Hà Nội đặt mục tiêu trở thành trường nghiên cứu đa lĩnh vực với nòng cốt là kỹ thuật và công nghệ; tập trung nâng cao chất lượng đào tạo mà không chạy theo quy mô đào tạo; hình thành một trung tâm sáng tạo công nghệ xuất sắc của khu vực, thu hút mạnh tài trợ và đầu tư trong và ngoài nước...

Tại buổi làm việc, các đại biểu đề xuất tập trung đầu tư một số trường đại học, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào đại học và sửa luật đại học; các cơ sở hỗ trợ chuyển giao công nghệ...

Cơ quan có thẩm quyền cao nhất ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

 

Bí thư Thành uỷ Hoàng Trung Hải thăm Trung tâm Quốc tế nghiên cứu và phát triển công nghệ định vị sử dụng vệ tinh trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.

Nhấn mạnh, ĐHBK nằm trong nhóm trường luôn được TP đặc biệt quan tâm, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng cho rằng, thời gian qua, giữa TP và nhà trường đã có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trên địa bàn. Trường là đơn vị thực hiện nhiều công trình nghiên cứu cho thành phố cũng như phối hợp trong các vườn ươm công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo, trong quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản, phong trào thanh niên Thủ đô và bảo đảm an ninh trật tự, quản lý đô thị trên địa bàn. Trước các kiến nghị của trường về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, Phó Chủ tịch UBND TP đề nghị nhà trường hoàn chỉnh cơ sở pháp lý để thành phố căn cứ vào đó hỗ trợ thực hiện theo đúng quy định và thẩm quyền.

Bày tỏ vui mừng về thăm và làm việc tại trường ĐHBK Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải đánh giá, những đóng góp của ĐHBK cho quá trình xây dựng Đất nước và Hà Nội là rất lớn. “Với kinh nghiệm, năng lực sau 61 năm phát triển, ĐHBK hoàn toàn có khả năng trở thành đại học đẳng cấp trên thế giới” Bí thư Thành ủy tin tưởng.

Qua nghe báo cáo kết quả, chiến lược và những định hướng của nhà trường, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải bày tỏ vui mừng khi trường ĐHBK đã thực hiện tốt công tác tự chủ từ năm 2011. Đánh giá đây là quyết định dũng cảm, "chấp nhận cuộc chơi" để trường ĐHBK có rộng đường phát triển, người đứng đầu TP nhấn mạnh, tự chủ toàn diện không có nghĩa là nhà nước bỏ mặc mà hiện nay là xu thế chung.Tới đây, sẽ tiến hành đánh giá giá trị của nhà trường, trên cơ sở đó, đưa thêm các kết nối doanh nghiệp vào các trường đại học để nâng cao chất lượng các trường đại học, nhằm cạnh tranh với các quốc gia khác và phát triển trí tuệ trong nước.

Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, trong quá trình hội nhập, giáo dục là lĩnh vực đứng trước nhiều cạnh tranh, đặc biệt là các sản phẩm giáo dục. Vì vậy phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm giáo dục, chứ không phải chỉ quan tâm tới giá trị sản phẩm giáo dục. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến năng lực của sinh viên.

"Năng lực của trường đại học không chỉ phụ thuộc thầy, cô giáo, các đề tài nghiên cứu khoa học mà còn phụ thuộc vào năng lực của sinh viên, vì đây là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm đầu ra" - Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.

Cơ quan có thẩm quyền cao nhất ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

 

Người đứng đầu TP cho biết, TP luôn xác định ĐHBK Hà Nội là trường của TP và sẽ có trách nhiệm với các trường đại học trên địa bàn bởi đây là lợi thế cạnh tranh. “ĐHBK sẽ là nhân tố quan trọng trong hội đồng đánh giá tại các trung tâm hỗ trợ chuyển giao công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo để định lượng giá trị và định hướng phát triển cho các ý tưởng khởi nghiệp của TP”, Bí thư Thành ủy chỉ rõ. Trên cơ sở đó, Bí thư Thành ủy mong Trường ĐHBKvà Hà Nội sẽ gắn chặt hợp tác, phát huy hiệu quả trong thời gian tới. Giữa hai đơn vị sẽ có trao đổi, ký biên bản hợp tác trong các dự án "đặt hàng" để nhà trường phát huy tiềm năng của mình, đóng góp cho sự phát triển của TP.

* Trong khuôn khổ buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải và Đoàn công tác đã đến thăm quan hai trong số các đơn vị nghiên cứu tiêu biểu của Trường là Phòng thí nghiệm thiết kế vi mạch (IC Design Lab) và Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu Phát triển Công nghệ Định vị Sử dụng Vệ tinh (NAVIS) tại Thư viện Tạ Quang Bửu.