Có thai ăn đậu bắp tốt không

Thói quen ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng trong giai đoạn thai kỳ đặc biệt quan trọng. Vốn là thực phẩm giàu dinh dưỡng nên đậu bắp trở thành một phần trong chế độ ăn uống của nhiều người. Thế nhưng, phụ nữ trong thai kỳ ăn đậu bắp có tốt không thì không phải ai cũng biết.

1. Bà bầu ăn đậu bắp được không?

Phụ nữ mang thai cần xây dựng một thói quen ăn uống lành mạnh, giàu dưỡng chất để duy trì thể trạng tốt nhất trong thai kỳ. Các loại rau xanh như đậu bắp luôn được đánh giá cao về mặt dinh dưỡng, vì thế bà bầu ăn đậu bắp sẽ mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.

Có thai ăn đậu bắp tốt không
Đậu bắp giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe mẹ bầu (Nguồn: Internet)

Đậu bắp là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin A, vitamin B, vitamin C, các khoáng chất như kẽm và canxi. Đậu bắp cũng là nguồn cung cấp chất xơ và giàu axit folic. Dù mẹ bầu có chế biến đậu bắp thành các món luộc, chiên, nướng hay ngâm... cũng đều nhận được các chất dinh dưỡng có trong đậu bắp.

2. Bà bầu ăn đậu bắp có tác dụng gì?

Các chất dinh dưỡng có trong đậu bắp rất có lợi cho thai kỳ và hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của em bé. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe mà đậu bắp mang lại cho mẹ bầu trong 9 tháng thai kỳ:

2.1 Tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin C trong đậu bắp có tác dụng hỗ trợ hấp thụ sắt, thúc đẩy sự phát triển của em bé. Hơn nữa, nó cũng tăng cường khả năng miễn dịch của người mẹ, giảm nguy cơ gặp phải các bệnh cảm vặt thông thường.

2.2 Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ

Đậu bắp là một nguồn folate (vitamin B9) dồi dào, bà bầu ăn đậu bắp thường xuyên giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ. Ngoài ra, tiêu thụ đậu còn làm tăng cường sự trao đổi chất của carbs, protein và chất béo, đồng thời giúp tổng hợp DNA và các tế bào hồng cầu.

2.3 Giảm nguy cơ mắc tim mạch

Các chất chống oxy hóa chính trong đậu bắp bao gồm carotenoid, hợp chất phenolic, vitamin C và E. Đây là những chất rất có lợi cho hệ thống miễn dịch của mẹ bầu và thai nhi, do đó giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và tim mạch.

2.4 Giảm táo bón thai kỳ

Đậu bắp là thực phẩm giàu chất xơ (chất xơ hòa tan và không hòa tan), vì thế ăn đậu bắp giúp mẹ bầu giảm táo bón khi mang thai.

Ngoài ra, chất nhầy và chất xơ trong đậu bắp cũng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Chất xơ của đậu bắp còn giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

2.5 Cải thiện chứng mất ngủ khi mang thai

Các axit amin thiết yếu như tryptophan có trong đậu bắp cùng với các loại dầu và protein có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần và hỗ trợ mẹ bầu có được giấc ngủ ngon.

Nếu bạn đang bị chứng mất ngủ khi mang thai, bạn có thể thử ăn quả đậu bắp để cải thiện nhé!

Xem thêm: 'Bỏ túi’ 3 cách trị chứng mất ngủ ở bà bầu siêu đơn giản

2.6 Kiểm soát mệt mỏi

Có thai ăn đậu bắp tốt không
Bà bầu ăn đậu bắp giúp kiểm soát tình trạng mệt mỏi trong thai kỳ (Nguồn: Internet)

Phụ nữ mang thai rất dễ mệt mỏi, khó chịu. Tuy nhiên, nếu bà bầu ăn đậu bắp tình trạng này có thể được cải thiện.

Trong hạt đậu bắp chứa các chất như polyphenol với khả năng chống oxy hóa và flavonoid giúp thúc đẩy sự dự trữ glycogen trong gan. Glycogen được ví như “nhiên liệu dự trữ” của cơ thể, do đó, bầu ăn đậu bắp sẽ cảm thấy bớt mệt mỏi hơn.

2.7 Duy trì cân nặng thai kỳ

Đậu bắp chứa calo thấp nên là thức ăn lý tưởng cho những mẹ bầu đang muốn duy trì cân nặng ổn định trong thai kỳ.

3. Bầu ăn đậu bắp bao nhiêu mỗi ngày là tốt?

Đậu bắp là thực phẩm lành tính, vì thế mẹ bầu có thể dùng đậu bắp trong các bữa ăn hàng ngày. Lượng đậu bắp bạn cần tiêu thụ sẽ phụ thuộc vào khẩu phần ăn hàng của bạn như thế nào, bởi đậu bắp có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác để cho ra những món ăn bổ dưỡng.

Xem thêm: 'Bỏ túi' 8 món ngon từ đậu bắp dễ chế biến, dễ ăn

Tuy nhiên, bà bầu ăn đậu bắp cần lưu không nên ăn đậu bắp khi bụng đói và cũng không ăn quá nhiều một loại thực phẩm duy nhất trong thời gian dài. Kết hợp phong phú nguồn thực phẩm để có một chế độ ăn uống đa dạng sẽ tốt cho cả mẹ và thai nhi trong bụng.

Nhìn chung đậu bắp an toàn và hầu như không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào trong thai kỳ. Việc bạn cần làm tiêu thụ đậu bắp có chừng mực, kết hợp với nhiều thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng. Trong trường hợp, bạn nhận thấy bất kỳ phản ứng dị nào, hãy ngừng tiêu thụ và hỏi ý kiến bác sĩ.

Từ lâu, dân gian nhiều nơi đã biết sử dụng thân, lá và quả non đậu bắp có vị hơi chua, mát để trị các chứng tiểu khó, bệnh lậu; rễ và lá non chữa ho khan, viêm họng,... Ăn đậu bắp thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và cả ung thư. Uống nước đậu bắp luộc hằng ngày, trong nhiều tháng còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, có làn da đẹp, đặc biệt là rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh.

Đậu bắp còn có tác dụng chống bệnh tiểu đường vì chất xơ của nó có thể làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu. Đậu bắp cũng có tác dụng kiểm soát lipid nhờ chất xơ hòa tan được gọi là pectin có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu...

Đậu bắp chứa hàm lượng axit folic khá cao. Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể. Đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, axit folic cực kỳ quan trọng vì giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.

Đối với tiêu hóa, đậu bắp còn có tác dụng nuôi dưỡng những vi sinh vật có lợi trong đường ruột, có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ bệnh nhân bị hội chứng ruột kích ứng và các rối loạn hệ tiêu hóa. Vì vậy, khẩu phần ăn hằng ngày có kèm đậu bắp sẽ rất tốt cho cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng.

Ngang tầm với sữa chua

Chất nhầy và chất xơ có trong đậu bắp giúp điều chỉnh lượng đường huyết bằng cách điều hòa sự hấp thu của chúng từ ruột non. Khi vào hệ tiêu hóa, đậu bắp sẽ là mảnh đất màu mỡ cho những vi khuẩn có lợi, có thể sánh ngang tầm với sữa chua, giúp tổng hợp các vitamin nhóm B.

Chất xơ có tác dụng hấp thu nước làm thành khối lớn trong phân, nhờ đó có tác dụng ngăn ngừa táo bón. Đặc biệt, chất nhầy có tác dụng bôi trơn hệ thống ruột, ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ, cải thiện tiêu hóa.

Chứa nhiều vitamin

Đậu bắp được xem như mỹ phẩm giúp các chị em có được làn da mịn màng, mái tóc óng mượt, sự trẻ trung của đôi mắt,... do chứa nhiều vitamin A, C, canxi, kali, magie.

Mặt khác, trong quá trình mang thai cũng như sau sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng bị rụng tóc, da nổi mụn, kém mịn màng, kém hồng hào, nếu đưa món đậu bắp vào khẩu phần dinh dưỡng sẽ giúp đẩy lùi chứng này. Đậu bắp được xem như mỹ phẩm giúp đẹp da, mượt tóc, giữ vẻ trẻ trung cho đôi mắt, tăng cường sức khỏe nhờ bên trong có chứa nhiều vitamin A, C, canxi, kali, magie. Để đạt được công dụng làm đẹp, các bà mẹ chỉ cần ăn các món được chế biến từ đậu bắp kết hợp như: đậu bắp hấp mỡ hành, đậu bắp xào, đậu bắp hấp chấm kho quẹt.

Chống ung thư và bệnh tim mạch

Theo nghiên cứu của Bộ y tế thì những người vừa sinh con có khả năng bị ung thư tử cung hay ung thư buồng trứng lớn hơn so với người bình thường. Đậu bắp được xem là thần dược của cơ thể khi chứa nhiều các axit folic – một trong những chất giúp nuôi dưỡng nhiều vi sinh vật có lợi giúp nâng cao khả năng kháng bệnh ung thư cho cơ thể.

Bên cạnh đó, đây là loại thực phẩm có tính mát, dễ hấp thu, rất có hiệu quả trong điều trị các bệnh tim mạch và phòng chống các bệnh tim mạch.

Ngăn bệnh tiểu đường sau sinh

Chất nhầy và chất xơ có nhiều trong đậu bắp giúp cân bằng và điều chỉnh lượng đường huyết bằng cách điều hòa sự hấp thu của chúng từ ruột non.

Chống táo bón

Chất xơ trong đậu bắp có tác dụng hấp thu nước, nhờ đó có tác dụng ngăn ngừa táo bón. Đặc biệt, chất nhầy có trong loại thực phẩm này còn có tác dụng bôi trơn hệ thống ruột, ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ, cải thiện tiêu hóa – một trong những vấn đề nhiều chị em gặp phải sau sinh.

Giúp giảm cân

Sau khi sinh, các mẹ thường băn khoăn vì một cơ thể nặng nề mà không biết cách nào giảm cân trong khi nhịn ăn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến con yêu. Đừng quá lo lắng vì đậu bắp sẽ giúp các mẹ giải quyết hết những vấn đề về cân nặng. Với lượng chất xơ dồi dào bao gồm cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, cùng lượng calorie thấp nên đậu bắp là thức ăn lý tưởng cho các mẹ sinh xong đang muốn giảm cân.