Con ông cháu cha nghĩa là gì

Con ông cháu cha nghĩa là gì


Bạn đang xem: Con ông cháu cha là gì

Con ông cháu cha nghĩa là gì

Con ông cháu cha nghĩa là gì

Con ông cháu cha nghĩa là gì

Con ông cháu cha nghĩa là gì

Con ông cháu cha nghĩa là gì

Con ông cháu cha nghĩa là gì


Xem thêm: Top 11 Bài Xã Luận Báo Tường 20 Tháng 11, Bài Xã Luận Báo Tường 20

Con ông cháu cha nghĩa là gì


Con ông cháu cha nghĩa là gì


- HỎI: Trong tiếng Việt của chúng ta có thành ngữ “Con ông cháu cha” để chỉ con cháu của những người được nắm giữ những quyền cao chức trọng trong xã hội. Nhưng tôi không hiểu tại sao người ta lại không nói là “con cha cháu ông” nghe có xuôi tai hơn không? Nhờ tạp chí Hồn Việt giải thích cho tôi biết do đâu mà có cách nói trái khoáy như vậy?

LÊ VĂN BẢO (đường Trần Phú - Rạch Giá - Kiên Giang)

- ĐÁP: “Con ông cháu cha”, đúng như ông nói, là con cháu của những người có uy quyền. Nếu chúng ta chia thành ngữ này ra làm hai thì sẽ thấy không có gì là trái khoáy cả. “Con ông” là con của những ông “hét ra lửa” phần đời, còn “cháu cha” là cháu gọi bằng chú hoặc bằng bác của những vị “mửa ra khói” trong phần đạo.

Theo đấy, chúng ta có thể đoán đây không phải là một thành ngữ cổ, có lẽ nó chỉ xuất hiện khoảng 100 năm trở lại đây thôi, từ nửa cuối thế kỷ XIX, lúc người Pháp dưới chiêu bài bảo vệ các cha cố giảng đạo ở Việt Nam đã đem quân xâm chiếm nước ta. Tuy không nên vơ đũa cả nắm nhưng phải nói là trong số các giáo sĩ Tây phương có mặt hồi ấy ở Việt Nam đã có những vị đóng vai trò cố vấn bày mưu tính kế cho đạo quân xâm lược. Ăn theo các giáo sĩ phương Tây là khá đông những cha cố người Việt ở các làng các tỉnh, như linh mục Trần Lục thường gọi là Cha Sáu. Những người lính “áo dòng” này làm việc đắc lực cho Pháp, rất được họ tin dùng, ban cho nhiều quyền hành nên nghiễm nhiên trở thành những ông quan “áo dòng” ở các địa phương. Một người làm quan cả họ được nhờ. Các cha cố không có vợ con nhưng có những thân thích gọi họ bằng chú bằng bác. Thế là một hạng “cháu cha” được hình thành, tha hồ bắt nạt, hà hiếp dân đen. Người dân thời ấy dưới sự áp bức song hành của bọn quan lại thối nát của triều đình và của nhóm tân quan “áo dòng” với sự hỗ trợ của đám “cháu cha” đã cay đắng để lại cho chúng ta thành ngữ “Con ông cháu cha” mà chúng ta đang sử dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày.

Cũng nên biết là trong tiếng Pháp có danh từ “népotisme” nói về việc một vài vị giáo hoàng ngày xưa ở châu Âu vì tình thân thích đã lạm dụng quyền hành ban rất nhiều đặc quyền đặc lợi cho đám cháu gọi mình bằng chú bằng bác. Đây là một truyền thống không tốt đẹp gì, nhưng thỉnh thoảng vẫn bị các chức sắc trong giáo hội lợi dụng và vô tình làm giàu thêm cho kho tàng thành ngữ dân gian của chúng ta.

Những người COCC được họ hàng ưu tiên, cất nhắc lên vị trí cao mà không cần phải qua thực tiễn phấn đấu. Điều này làm mất cơ hội của những người có thực tài, đẩy nhân tài ra khỏi cơ quan, làm xóa mòn lòng tin trong xã hội về một cơ chế công bằng, dân chủ, văn minh. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của đất nước.

Nếu COCC có tài thật sự thì quá tốt, nhưng COCC thường là những “cô chiêu, cậu ấm” được nuông chiều từ nhỏ nên không có kiến thức, thực tiễn vững vàng chỉ lo ăn chơi trác táng mà không chú tâm rèn luyện dẫn đến sa sút về đạo đức lẫn trí tuệ. Nhờ có sự “ưu ái” của cha, ông mà leo lên vị trí cao trong bộ máy, chính quyền. Điều này trong tương lai gần sẽ đẩy cơ quan, công ty hoặc đất nước đi vào con đường suy thoái, lụn bại.

Những vụ việc COCC được nâng điểm, coi thường pháp luật, thách thức người thi hành công vụ, hách dịch với nhân dân diễn ra ở nhiều nơi, hay cả cơ quan đều là những người có quan hệ họ hàng là những minh chứng đau lòng.

Do vậy, người làm cha, làm ông cần có một tinh thần “vì nghĩa diệt thân” sẵn sàng vì tương lai đất nước mà gạch tên những người không đủ tài đức ra khỏi vị trí cần tuyển dụng. Có như thế mới lấy lại lòng tin trong nhân dân, nhân tài kính phục, thì đất nước mới phát triển mạnh mẽ. Nhưng tiếc thay ở đời có mấy ai làm được điều đó.

Tiếng ViệtSửa đổi

Thành ngữSửa đổi

con ông cháu cha

  1. Con cháu nhà dòng dõi, quyền thế, địa vị cao trong xã hội. Cần dẹp nạn con ông cháu cha để bộ máy nhà nước được trong sạch.

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ. Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

Định nghĩa - Khái niệm

con ông cháu cha có ý nghĩa là gì?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu con ông cháu cha trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ con ông cháu cha trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ con ông cháu cha nghĩa là gì.

Con cháu nhà dòng dõi, quyền thế.
  • xấu đều hơn tốt lõi là gì?
  • mưa lúc nào mát mặt lúc ấy là gì?
  • tay người vỗ xuống đá là gì?
  • cò kiếm cò nốc, cốc kiếm cốc ăn là gì?
  • hữu danh vô thực/ có tiếng mà không có miếng là gì?
  • lửa thử vàng, gian nan thử sức là gì?
  • không có cá, lấy cua làm trọng là gì?
  • thứ nhất leo rễ, thứ nhì trễ cành là gì?
  • ăn mặn nói ngay, còn hơn ăn chay nói dối là gì?
  • mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh là gì?
  • nước có nguồn, cây có gốc là gì?
  • ít chắt chiu hơn nhiều phung phí là gì?
  • người chết mà nết không chừa là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "con ông cháu cha" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

con ông cháu cha có nghĩa là: Con cháu nhà dòng dõi, quyền thế.

Đây là cách dùng câu con ông cháu cha. Thực chất, "con ông cháu cha" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ con ông cháu cha là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Con ông cháu cha nghĩa là gì
Tranh minh họa nạn "con ông cháu cha" của họa sĩ Nhốp

Trên đây là thắc mắc của bạn đọc Minh Triết gửi đến Tuổi Trẻ Online tham gia chuyên mục Bạn đọc hỏi, bạn đọc đáp.

Theo bạn, cách giải thích của Từ điển mở Wiktionary tiếng Việt như vậy liệu có hợp lý chưa? Bạn có cách giải thích nào khác để trả lời cho câu hỏi cắc cớ của bạn đọc Minh Triết? 

Trước đó, với câu hỏi: Tại sao người ta thích xả rác ngoài đường? tiếp tục thu hút nhiều ý kiến trả lời, lý giải của bạn đọc.

Dưới đây là Top 5 câu trả lời được nhiều bạn đọc thích nhất (theo thứ tự thích từ trên xuống - tính đến 16g30 ngày 1-12-2015):

1- Ve Chai: Theo tôi, thay vì tốn tiền tuyên truyền giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh của người dân thì Nhà nước nên cho tạm nghỉ việc có lương cho tất cả mọi lao công và công nhân vệ sinh trên toàn quốc trong vòng một năm, vì họ cũng cực nhiều vì những người vô văn hóa rồi. Để rồi người dân tự sáng mắt ra khi thấy xung quanh họ và mọi nẻo đường họ đi ngập tràn rác thải và mùi xú uế. Để cho mỗi sáng đi làm họ lái xe máy chen chúc nhau leo trên những đống rác và không may té ngụp lặn trong rác. Để cho nhà họ lềnh bềnh rác mỗi mùa mưa. Để cho họ bệnh tật vì mầm bệnh từ rác. Đến lúc họ chịu không nổi nữa và bắt đầu than khóc thì làm một show truyền hình dạy họ cách bỏ rác đúng nơi đúng chỗ.

2- Nguyễn Thiên Đăng: Bởi cái ý thức của họ dơ như rác nên họ xả bớt ý thức ra đường cho người khác dọn (xả trong nhà tự dọn, ngu sao?).

3- Tiểu Bảo: Chỉ một câu gọn thôi: Vô ý thức!

4- Minh Nhật: Câu trả lời nằm bên Singapore.

5- Van Chau: Nơi nào không có thùng rác thì nơi đó là bãi để xả rác, vì từ nhỏ đã thấy người lớn hay làm thế. Miễn sao không ảnh hưởng đến "nồi cơm điện" nhà mình là được rồi. Thật buồn, biết bao giờ những đô thị lớn mới được như Đà Nẵng.

Bạn đọc hỏi, bạn đọc đáp là một góc chia sẻ mới trên trang bạn đọc Tuổi Trẻ Online.

Với góc chia sẻ này, các bạn có thể gửi tất cả thắc mắc lâu nay của mình, ở mọi vấn đề, đề tài trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày cũng như những kiến thức khoa học thường thức, văn hóa nghệ thuật...

Và các bạn bằng kiến thức, kinh nghiệm, vốn sống của mình cũng thoải mái trả lời những thắc mắc của người khác.

Tuổi Trẻ Online tôn trọng và đăng tải những thắc mắc (hỏi) lẫn trả lời (đáp) chân thành, thuyết phục của các bạn, miễn không xúc phạm người khác.

Thân mời bạn tham gia! 

MINH TRIẾT