Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này...con trai tôi là một cậu bé tuyệt vời

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kỳ diệu của sách hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kỳ diệu của sách đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kỳ diệu của sách - Đề số 1

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh…

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng…

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người chạy theo thời thế”.

(Trích thư của Tổng Thống Mĩ Lin - Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong Những câu chuyện về người thầy).

Câu 1(0,5 điểm). Nêu nội dung chính của văn bản?

Câu 2(0,5 điểm).Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 3(1,0 điểm). Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 4(1,0 điểm).Thông điệp mà tác giả gửi đến bạn đọc qua văn bản trên là gì?.

Đáp án

Câu 1

Nội dung: Người cha mong thầy giáo hãy dạy cho con biết sự quý giá của sách, biết yêu quý cuộc sống, biết ứng nhân xử thế, có lòng trung thực, có sức mạnh, có niềm tin vào bản thân.

Câu 2

Các phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 3

- Biện pháp nghệ thuật: Liệt kê, lặp cấu trúc cú pháp, so sánh, đối lập, điệp từ, điệp ngữ. (HS cần xác định đúng 03 biện pháp).

- Tác dụng: Nhấn mạnh những ước muốn tha thiết của Tổng thống Mĩ Lin-Côn với thầy hiệu trưởng; thể hiện tình yêu cao cả của người cha đối với con; mối quan hệ gắn bó giữa gia đình với nhà trường.

Câu 4

Thông điệp của tác giả: Trường học không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn nơi giáo dục nhân cách học sinh, trong đó người thầy giáo có vai trò định hướng để đào tạo ra những con người toàn diện về thể chất và trí tuệ, tâm hồn (đức, trí, thể, mỹ)

Đọc hiểu Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kỳ diệu của sách - Đề số 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. (…) Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn (…)

Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất….

Xin dạy cho cháu biết đến thế giới diệu kì của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh....

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng….

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lí để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi.

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã…. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. (…)

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.

(...)

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình…. Con trai tôi là một cậu bé tuyệt vời.

(Trích Thư của tổng thống Mĩ A.Lin-côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình,

trong Những câu chuyện về người thầy, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2004)

Câu 1:Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2:Xác định 01 biện pháp tu được sử dụng trong đoạn trích. Nêu hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 3:Anh/chị hiểu như thế nào về câu:Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình?

Câu 4:Nêu 02 phẩm chất mà A.Lin-côn muốn người thầy giáo dục cho con trai mình qua đoạn trích trên.

Theo anh/chị, phẩm chất nào là quan trọng hơn cả đối với tuổi trẻ hiện nay? Hãy viết đoạn văn (7-10 dòng) trình bày quan điểm của bản thân về phẩm chất đó?

Đáp án

Câu 1:Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Câu 2:

- Phép lặp từ ngữ:Xin hãy, Xin thầy hãy dạy cho cháu...

- Phép lặp cú pháp:Xin thầy hãy...nhưng...cũng...

- Liệt kê:chấp nhận thất bại; tận hưởng niềm vui chiến thắng; biết đến thế giới kì diệu của sách; lặng lẽ suy tư…..chấp nhận thi rớt; biết lắng nghe...

- Ẩn dụ:tấm lưới chân lí (sự tiếp nhận chân lí có sàng lọc), cơ bắp và trí tuệ (sức lao động), trái tim và tâm hồn (nhân cách, phẩm hạnh).

Hiệu quả của các biện pháp tu từ:

- Phép lặp từ ngữ, cú pháp, liệt kê: nhấn mạnh những mục đích giáo dục mà Lincohn muốn người thầy đạt tới, thể hiện niềm mong mỏi của người cha, tạo giọng điệu tha thiết, phù hợp với lời văn của một bức thư.

- Phép ẩn dụ: tạo cho lời văn có hình ảnh, hàm súc, thể hiện tư duy sắc sảo của người viết, có sức gợi và dễ tác động tới người nghe.

Câu 3:HS có thể diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng cần đạt được những nội dung cơ bản sau:

+Cơ bắp và trí tuệ: sức lao động giúp nuôi sống bản thân mỗi người, cải thiện cuộc sống, đem lại vị thế, hạnh phúc cho con người.

+Trái tim và tâm hồn: nhân cách, lương tâm của mỗi con người.

=> Ý kiến trên thể hiện quan điểm giáo dục đúng đắn: Nền giáo dục hiện đại cần dạy cho thế hệ trẻ một cái đầu tỉnh táo khôn ngoan, biết nhận đúng giá trị sức lao động của mình và tìm ra người trả giá tương xứng với giá trị ấy. Đồng thời cũng nhấn mạnh việc giáo dục nhân cách, biết gìn giữ tâm hồn trong sáng của con người trong mọi hoàn cảnh.

Câu 4:

1. HS nêu được 02 trong số các phẩm chất sau:

- Quảng đại, không đố kị, hẹp hòi.

- Ham đọc sách.

- Trung thực

- Có bản lĩnh, chính kiến.

- Biết lắng nghe.

- Quí trọng sức lao động.

- Có ý thức giữ nhân cách, lương tâm…

2. HS viết đoạn văn cần đảm bảo yêu cầu:

- Dung lượng : 7-10 dòng.

- Nội dung: có thể chọn một trong các phẩm chất đã nêu, trình bày theo trình tự: biểu hiện (có dẫn chứng), sự cần thiết, ý nghĩa của phẩm chất đó và rút ra bài học v..v... kiến giải hợp lý, có sức thuyết phục và có liên hệ thực tế.

Đọc hiểu Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kỳ diệu của sách - Đề số 3

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh…

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng…

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người chạy theo thời thế”.

(Trích thư của cố Tổng Thống Mĩ Abraham Lincoln gửi thầy Hiệu trưởng của con trai mình,

trong Những câu chuyện về người thầy, NXB Trẻ, 2011)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. “Sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống” mà Tổng Thống Mĩ Abraham Lincoln muốn nói tới là gì? (0,5 điểm)

Câu 3. Cho biết nội dung của văn bản. (1,0 điểm)

Câu 4. Chỉ ra và phân tích hiệu quả các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. (1,0 điểm)

Đáp án

Câu 1:

- Các phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm.

Câu 2

“Sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống” chính là: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong

Câu 3:

- Nội dung: đoạn thư là lời tâm sự, mong mỏi của một người cha gửi tới thầy cô, nhà trường cũng như các nhà giáo dục: Hãy dạy cho con họ hiểu biết và trân trọng những giá trị kì diệu của sách vở nhưng không bỏ qua những giá trị, những bí ẩn muôn thuở của cuộc sống

Câu 4:

- Các biện pháp tu từ: Liệt kê, im lặng, đối lập.

-Tác dụng: nhấn mạnh mong mỏi của người cha đối với con về những bài học cuộc sống qua phương pháp giáo dục của thầy

- “Thế giới kì diệu của sách”: là những điều lí thú, bổ ích mà sách mang lại cho mỗi chúng ta.