Công cụ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương trong điều hành chính sách tiền tệ

Dự trữ bắt buộc là gì? Đặc điểm và ví dụ thực tế? Vai trò của dự trữ bắt buộc trong việc kiểm soát lạm phát?

Tiền dự trữ là một khái niệm đã rất quen thuộc đối với hoạt động của ngân hàng và trong kinh tế khái niệm này cung rất hay được nhắc tới. Tiền dự trữ là một bộ phận nằm trong dự trữ pháp định của các ngân hàng thương mại. Hiện nay có các loại tiền dự trữ khá nhau trong đó có loại tiền dự trữ bắt buộc là loại tiền mà ngân hàng thương mại phải tuân thủ đúng quy định để đảm bảo tính thanh khoản. Vậy để hiểu thêm về Dự trữ bắt buộc là gì? Đặc điểm và ví dụ thực tế như thế nào?

Công cụ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương trong điều hành chính sách tiền tệ

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Dự trữ bắt buộc là gì?

Dự trữ bắt buộc tiếng anh là  “reserve requirements”

Đây là tỷ lệ phần trăm tiền gửi mà các ngân hàng thương mại buộc phải giữ làm dự trữ theo yêu cầu của ngân hàng trung ương. Thường thì đối với các ngân hàng thương mại phải gửi số tiền này vào một tài khoản đặc biệt ở ngân hàng trung ương. Bên cạnh đó chúng ta, cũng cần chú ý rằng ngân hàng trung ương thường quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn khác nhau. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, tiền dự trữ bắt buộc gồm VND và ngoại tệ, cụ thể:

+ Tiền gửi của kho bạc Nhà nước

+ Tiền gửi của khách hàng trong và ngoài nước: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc, tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn…

+ Tiền thu được từ việc phát hành giấy tờ có giá

+ Tất cả các loại tiền gửi này sẽ được theo dõi trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng thương mại tại ngân hàng Nhà nước (tài khoản tiền gửi thanh toán).

Căn cứ cụ thể theo quy định tại Thông tư số 30/2019/TT-NHNN sẽ có 03 trường hợp tổ chức tín dụng không cần dự trữ bắt buộc. Cụ thể:

Xem thêm: FED là gì? Tìm hiểu về Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ?

+ Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cụ thể đối với khoảng thời gian không thực hiện dự trữ là từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng đó bị Ngân hàng Nhà nước quyết định đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, đến hết tháng được chấm dứt kiểm soát đặc biệt;

+ Tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc có quyết định thu hồi Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền: Thời gian không thực hiện dự trữ là từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc quyết định mở thủ tục phá sản, thu hồi Giấy phép có hiệu lực.

Như vậy dựa trên quy định này chúng ta thấy hiện nay đối với việc duy trì tiền dự trữ bắt buộc là điều cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền vào ngân hàng đồng thời bảo đảm cho ngân hàng nhà nước có thể điều chỉnh được khả năng tạo tiền của các ngân hàng thương mại nhằm thực thi chính sách tiền tệ của mình.

Hiện nay một trong số những giải pháp để đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì cần phải quản lý tiền dự trữ của ngân hàng. Theo đó ngân hàng trung ương là ngân hàng sẽ thực hiện chức năng quản lý tiền dự trữ theo quy định. Để các ngân hàng thương mại không bị rơi vào tình trạng khủng hoảng, ngân hàng trung ương sẽ quy định một tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại. Ben cạnh đó thì các ngân hàng thương mại cũng phải dự trữ vượt mức một khoản tiền để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng. Theo đo nên tiền dựa trữ phải được quản lý bởi ngoài việc tạo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thì còn kiểm soát được khối lượng tiền trong nền kinh tế.

2. Đặc điểm và ví dụ thực tế của dự trừ bắt buộc:

Đặc điểm của dự trữ bắt buộc

Qua khái niệm chúng tôi cung cấp ở rên ta có thể thấy dự trữ bắt buộc là một trong ba công cụ chính của chính sách tiền tệ, hai công cụ còn lại là nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất chiết khấu. Các ngân hàng cho khách hàng vay tiền dựa trên một phần tiền mặt mà họ có trong tay. Chính phủ đưa ra yêu cầu để đổi lấy khả năng này: dự trữ một khoản tiền gửi nhất định để trang trải cho việc rút tiền có thể xảy ra. Số tiền này được gọi là dự trữ bắt buộc, và đó là tỉ lệ mà các ngân hàng phải giữ trong dự trữ và không được phép cho vay.

Như vậy, có thể thấy rằng công cụ dự trữ bắt buộc mang tính chất của sự áp đặt trực tiếp, đầy quyền lực và cực kì quan trọng để điều khiển lạm phát, theo đó có thể khôi phục hoạt động kinh tế trong trường hợp nền kinh tế phát triển chưa ổn định và khi các công cụ thị trường mở tái chiết khấu chưa đủ mạnh để có thể đảm trách điều hoà mức cung tiền tệ cho nền kinh tế.

Bên cạnh đó rất dễ nhận ra công cụ dự trữ bắt buộc quá nhạy cảm, Có thể nói tới như khi thay đổi nhỏ trong tỉ lệ dự trữ bắt buộc đã làm cho khối lượng tiền tăng lên rất lớn khó kiểm soát. Bên cạnh đó, một điều bất lợi nữa là khi sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung ứng tiền tệ như việc tăng dự trữ bắt buộc có thể gây nên vấn đề khả năng thanh khoản ngay đối với một ngân hàng có dự trữ vượt mức quá thấp, thay đổi tỉ lệ dự trữ bắt buộc không ngừng cũng gây nên tình trạng không ổn định cho các ngân hàng. Chính vì vậy sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung tiền tệ qua đó kiểm soát lạm phát ít đưọc sử dụng trên thế giới và đặc biệt là những nước phát triển , có nền kinh tế ổn định.

Xem thêm: Thời gian dự trữ là gì? Thời gian dự trữ và Đạo luật 21 về thanh toán bù trừ Séc

Yêu cầu dự trữ và yêu cầu về vốn

Hiện nay ở một số quốc gia không có dự trữ bắt buộc. Những quốc gia này bao gồm có Canada, Anh, New Zealand, Australia, Thụy Điển và Hong Kong. Tiền không thể được tạo ra mà không có một giới hạn nào cả, nhưng thay vào đó, các quốc gia này phải tuân thủ các yêu cầu về vốn, bởi vì đó là lượng vốn mà ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phải nắm giữ theo yêu cầu của cơ quan quản lí tài chính .

Ví dụ về dự trữ bắt buộc

Giả sử một ngân hàng có 200 triệu đô la tiền gửi và được yêu cầu dự trữ 10%. Ngân hàng hiện được phép cho vay 180 triệu đô la, điều này làm tăng mạnh hoạt động tín dụng ngân hàng. Ngoài việc cung cấp một bộ đệm để chống lại các vụ rút tiền hàng loạt và các lớp thanh khoản, dự trữ bắt buộc cũng được Cục Dự trữ Liên bang sử dụng như một công cụ tiền tệ.

Bằng cách tăng dự trữ bắt buộc, Cục Dự trữ Liên bang về cơ bản là lấy tiền ra khỏi cung tiền và tăng chi phí tín dụng. Giảm dự trữ bắt buộc để bơm tiền vào nền kinh tế bằng cách cung cấp cho ngân hàng dự trữ vượt mức, điều này thúc đẩy việc mở rộng tín dụng ngân hàng và giảm lãi suất.

3.  Vai trò của dự trữ bắt buộc trong việc kiểm soát lạm phát:

Trong hoạt động tín dụng và thanh toán, các ngân hàng thương mại có khả năng biến những khoản tiền gửi ban đầu thành những khoản tiền gửi mới cho cả hệ thống, khả năng sinh ra bội số tín dụng, tức là khả năng tạo tiền. Để khống chế khả năng này, ngân hàng trung ương buộc các ngân hàng thương mại phải trích một phần tiền huy động được theo một tỷ lệ quy định gửi vào ngân hàng trung ương không được hưởng lãi. Do đó cơ chế hoạt động của công cụ dự trữ bắt buộc nhằm khống chế khả năng tạo tiền, hạn chế mức tăng bội số tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Khi lạm phát cao, ngân hàng trung ương nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khả năng cho vay và khả năng thanh toán của các ngân hàng bị thu hẹp cụ thể đó là do số nhân tiền tệ giảm, khối lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm thì cung tiền giảm dẫn tới lãi suất tăng, đầu tư giảm do đó tổng cầu giảm và làm cho giá giảm thì tỷ lệ lạm phát giảm. Ngược lại nếu ngân hàng trung ương quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tức là tăng khả năng tạo tiền, thì cung về tín dụng của các ngân hàng thương mại cũng tăng lên, khối lượng tín dụng thì cung tiền tăng và khối lượng thanh toán có xu hướng tăng dẫn tới lãi suất giảm, đồng thời tăng xu hướng mở rộng khối lượng tiền. Lý luận tương tự như trên thì việc tăng cung tiền sẽ dẫn tới tăng giá thì tức là tỷ lệ lạm phát tăng

Như vậy từ sự phân tích như trên chúng ta thấy các công cụ dự trữ bắt buộc mang tính áp đặt trực tiếp, theo đó có thể đầy quyền lực và cực kỳ quan trọng để điều khiển lạm phát, khôi phục hoạt động kinh tế trong trường hợp nền kinh tế phát triển chưa ổn định và khi các công cụ thị trường mở tái chiết khấu chưa đủ mạnh để có thể đảm trách điều hoà mức cung tiền tệ cho nền kinh tế.

Xem thêm: Đơn hàng dự trữ là gì? Cách thức hoạt động của đơn hàng dự trữ

Trên đây là thông tin do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Dự trữ bắt buộc là gì? Đặc điểm và ví dụ thực tế” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng những thông tin sau đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.

Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ thường là hướng tới một lãi suất để đạt được mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế.

Chính sách tiền tệ là sự quan tâm của Nhà nước đến khối lượng tiền cung ứng tăng thêm trong thời kì tới phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế dự kiến và chỉ số lạm phát nếu có, nhằm ổn định tiền tệ và ổn định giá cả hàng hóa. Vậy cách thức để thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng bao gồm những gì? Bài viết dưới đây sẽ phân tích về vấn đề này.

1. Chính sách tiền tệ quốc gia:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật ngân hàng nhà nước năm 2010 quy định:

“1. Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.”

Ví dụ như tại Nghị quyết số 77/2014/QH13 ngày 10/11/2014 về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 và kết quả đạt được trong điều hành năm 2014, NHNN xác định mục tiêu và các giải pháp lớn về điều hành chính sách tiền tệ năm 2015 như sau:

“Điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, không chủ quan với lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn thanh khoản của các TCTD. Điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát, bảo đảm giá trị đồng Việt Nam, tiếp tục khắc phục tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế. Thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng; tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh; tiếp tục triển khai các chương trình gắn kết tín dụng ngân hàng với chính sách ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các TCTD, đảm bảo thực hiện đúng lộ trình của Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tăng cường phối hợp với các chính sách vĩ mô khác”.

2. Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ:

Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ thường là hướng tới một lãi suất mong để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở cửa quy định mức dự trữ bắt buộc hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối.

Thống đốc Ngân hàng nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ, vấn đề này được ghi nhận từ điều 11 đến điều 15 Luật ngân hàng nhà nước năm 2010:

2.1. Tái cấp vốn:

Tái cấp vốn là một hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và công cụ thanh toán cho các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau đây:

a) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;

b) Chiết khấu giấy tờ có giá;

Xem thêm: Lý thuyết khu vực tiền tệ tối ưu là gì? Nội dung và ví dụ trong thực tế

c) Các hình thức tái cấp vốn khác

Đây là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng. Ngân hàng nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức như cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; chiết khấu giấy tờ có giá; các hình thức tái cấp vốn khác.

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 1/2012/TT-Ngân hàng nhà nước quy định về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

Mục đích tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước là hỗ trợ khả năng chi trả tạm thời cho các tổ chức tín dụng.

“Các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng bao gồm:

1. Ngân hàng thương mại.

2. Ngân hàng hợp tác xã (Quỹ tín dụng nhân dân trung ương trong thời gian chưa chuyển đổi sang mô hình hoạt động của ngân hàng hợp tác xã theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng).

3. Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.”

Xem thêm: Lưu thông tiền tệ là gì? Tìm hiểu quy luật lưu thông tiền tệ?

2.2. Lãi suất:

Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.

Lãi suất là tỷ lệ % trên khoản tiền người vay phải trả cho người cho vay trên tiền vốn, trong những khoảng thời gian nhất định. Lãi suất được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng như công cụ để tác động lên lượng tiền tệ trong lưu thông, đó không phải là lãi suất kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể ấn định mức lãi suất trần, lãi suất sàn hoặc lãi suất cơ bản tương ứng với từng loại hình tổ chức tín dụng, từng loại tiền gửi. Căn cứ vào quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất, các tổ chức tín dụng sẽ hoạch định lãi suất kinh doanh.

Bảng lãi suất Ngân hàng nhà nước đang áp dụng như sau:

Ngày áp dụng:03/04/2020
Thời hạn Lãi suất BQ liên Ngân hàng (% năm) Doanh số (Tỷ đồng)
Qua đêm 3,53 34.221
1 Tuần 3,40 7.800
2 Tuần 3,52 2.360
1 Tháng 3,93 666
3 Tháng 3,66 2.529
6 Tháng 4,04 548
9 Tháng 5,53(*) 100(*)

Ghi chú       (*) Tham chiếu ngày 20/3/2020

2.3. Tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.

Tỷ giá hối đoái là  tỷ lệ giá trị giữa đồng bản tệ (VND) với giá trị của đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến mức cung ứng tiền vào lưu thông, đến cán cân thanh toán ngoại thương, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đầu tư trong đó có đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Ví dụ bảng tỷ giá của ngân hàng nhà nước như sau:

Tỷ giá áp dụng cho ngày 06/04/2020
Đơn vị: VND
STT Ngoại tệ Tên ngoại tệ Mua Bán
1 USD Đô la Mỹ 23.175 23.650
2 EUR Đồng Euro 24.374 25.881
3 JPY Yên Nhật 207 220
4 GBP Bảng Anh 27.592 29.299
5 CHF Phơ răng Thuỵ Sĩ 23.056 24.482
6 AUD Đô la Úc 13.608 14.450
7 CAD Đô la Canada 15.862 16.843

2.4. Dự trữ bắt buộc:

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng nhà nước quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi.

Dự trữ bắt buộc là số tiền được tính bởi tỷ lệ phần trăm trên vốn huy động của các tổ chức tín dụng huy động được dưới hình thức nhận tiền gửi và phát hành các loại giấy tờ có giá, gửi vào tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Xem thêm: Giá chào bán trong một cặp tiền tệ là gì? Những đặc điểm cần lưu ý?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam muốn tăng hay giảm lượng tiền trong lưu thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể điều chỉnh tỷ lệ dữ trữ bắt buộc. Quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ tương ứng với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi mà các tổ chức tín dụng huy động.

Bảng dự trữ bắt buộc của Ngân hàng nhà nước theo văn bản số 1158/QĐ-NHNN ngày 29/05/2018 áp dụng từ ngày 01/06/2018.

Loại TCTD Tiền gửi VND Tiền gửi ngoại tệ
Không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng Kỳ hạn từ 12 tháng trở lên Tiền gửi của tổ chức tín dụng ở nước ngoài Tiền gửi khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng Tiền gửi khác có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên
1. Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô 0% 0% 0% 0% 0%
2. Ngân hàng chính sách Theo quy định của Chính phủ Theo quy định của Chính phủ Theo quy định của Chính phủ Theo quy định của Chính phủ Theo quy định của Chính phủ
3. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng hợp tác xã 3% 1% 1% 7% 5%
4. Tổ chức tín dụng khác 3% 1% 1% 8% 6%

2.5. Nghiệp vụ thị trường mở:

Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng Nhà nước quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Trong đó, cần phân biệt giữa giấy tờ có giá ngắn hạn và mua bán ngắn hạn các loại giấy tờ có giá.

Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động giao dịch chứng khoá của các Ngân hàng trung ương trên thị trường mở. Các chứng khoán là đối tượng giao dịch của ngân hàng, có thể là chứng khoán chính phủ, các chứng khoán được phát hành bởi các doanh nghiệp hoặc Ngân hàng gồm cả chứng khoán ngắn hạn và dài hạn. Thị trường mở ở các nước khác nhau về phạm vi, về loại hình công cụ và thời hạn của các công cụ giao dịch trên thị trường so với thị trường chứng khoán và tiền tệ.

Thông qua hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng nhà nước với mục tiêu có thể chủ động điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng và kiểm soát lãi suất thông qua việc mua hoặc bán các chứng từ có giá ngắn hạn, nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Luật ngân hàng nhà nước năm 2010 tại Điều 15 quy định nghiệp cụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do ngân hàng nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.