Công dụng của dấu chấm than là gì

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Dấu chấm than có tác dụng gì?”và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Tiếng Việt 5.

Nội dung chính

  • Trả lời câu hỏi: Dấu chấm than có tác dụng gì?
  • Kiến thức mở rộng về dấu câu
  • 1. Dấu câu là gì?
  • 2. Các dấu câu trong tiếng Việt hiện nay
  • 3. Lưu ý khi sử dụng dấu câu
  • II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Trả lời câu hỏi: Dấu chấm than có tác dụng gì?

Dấu chấm than (còn được gọi là dấu chấm cảm) cũng là một dấu câu khá phổ biến trong Tiếng Việt.Trong một ѕố trường hợp, dấu chấm than được người ᴠiết đặt trong dấu ngoặc đơn (đểtỏ thái độ ngạc nhiên, châm biếmđối ᴠới nội dung đang đề cập) hoặc đặt cùng dấu chấm hỏi trong dấu ngoặc đơn (thể hiệnᴠừa hoài nghi ᴠừa mỉa mai).

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về dấu câu trong tiếng Việt dưới đây nhé!

Kiến thức mở rộng về dấu câu

1. Dấu câu là gì?

- Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết. Tác dụng của nó là làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép, giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp. Nói chung, nó thể hiện ngữ điệu lên trên câu văn, câu thơ. Cho nên, có trường hợp nó không phải chỉ là một phương tiện ngữ pháp, mà còn là phương tiện để biểu thị những sắc thái tế nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng, về cả tình cảm, thái độ của người viết.

- Dấu câu dùng thích hợp thì bài viết được người đọc hiểu rõ hơn, nhanh hơn. Không dùng dấu câu, có thể gây ra hiểu lầm. Có trường hợp vì dùng sai dấu câu mà thành ra sai ngữ pháp, sai nghĩa. Cho nên, quy tắc về dấu câu cần được vận dụng nghiêm túc.

- Tuy vậy, cũng có trường hợp vận dụng quy tắc dấu câu cũng ít nhiều có tính chất linh hoạt. Nói chung, đó là khi mà dù không dùng dấu câu, ranh giới cũng đã rõ, và không gây ra lầm lẫn.

2. Các dấu câu trong tiếng Việt hiện nay

a. Dấu chấm

- Dấu chấm có thể nói là một trong những dấu câu được dùng phổ biến nhất. Bởi nó dùngở cuối câu tường thuật, câu miêu tả.

Ví dụ: Hôm nay, tôi đọc bài viết của Giang Béc về cách dùng dấucâu. Bàiviết khá dễ hiểu.

- Cách soạn thảo dấu chấm trong văn bản: text._Text

b. Dấu phẩy

- Dấu phẩу là dấu được dùng ᴠới khá nhiều chức năng. Dưới đâу, mình chỉ đề cập đến một ѕố chức năng thường được ѕử dụng.

- Ranh giới giữa phần nòng cốt của câu ᴠà phần chuуển tiếp, chú thích, khởi ý…

Ví dụ: Tiếptheo, bạndùng ѕữa rửa mặt để làm ѕạch da.Bạn có thể đăng bài lênFacebook, mạngхã hội phổ biến ở Việt Nam.Những chiếc máу hút bụi nhưᴠậу, chúngta đã không còn ѕản хuất nữa.Ranh giới giữa các ᴠế trong câu ghép.

- Cách ѕoạn thảo dấu phẩу trong ᴠăn bản: teхt,_teхt

c. Dấu hai chấm

- Ký hiệu: :

- Vị trí:Thường nằm ở giữa câu hoặc sau chủ ngữ trong câu.

- Tác dụng dấu hai chấm:

+ Để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật hoặc lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

+ Dấu hai chấm còn dùng để liệt kê sự vật, sự việc trong câu.

- Cách sử dụng dấu hai chấm:

+ Sử dụng dấu hai chấm để báo hiệu lời nói của nhân vật, để liệt kê những từ ngữ có nghĩa có chung chủ đề với nhau

+ Dấu hai chấm có thể dùng để phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu ngoặc đầu dòng.

+ Trước dấu hai chấm thường có các từ như gồm,bao gồm,cụ thể là…

d. Dấu chấm hỏi

- Kí hiệu: ?

- Dùng để kết thúc câu nghi vấn (câu hỏi).

Ví dụ: Nghiên cứu khoa học nhằm mục đích gì? Nghiên cứu khoa học khó hay dễ ?

e. Dấu chấm lửng (dấu ba chấm)

- Kí hiệu:

- Dùng khi người viết không muốn liệt kê hết sự vật, hiện tượng trong chủ đề.

Ví dụ: Đại học Sư phạm, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Nông lâm, Đại họcY Dược, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông,...là các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên.

- Ngoài ra, dấu chấm lửng còn sử dụng để:

+ Đặt cuối câu khi người viết không muốn nói hết ý mình mà người đọc vẫn hiểu những ý không nói ra

+ Đặt sau từ ngữ biểu thị lời nói đứt quãng.

+ Đặt sau từ ngữ tượng thanh để biểu thị sự kéo dài âm thanh.

+ Đặt sau từ ngữ biểu thị sự châm biếm, hài hước hoặc gây bất ngờ trong suy nghĩ của người đọc.

f. Dấu gạch ngang

- Là dấu câu dùng để:

+ Đặt trước những câu hội thoại.

+ Đặt trước bộ phận liệt kê.

+ Dùng để tách phần giải thích với các bộ phận khác của câu.

+ Dùng để đặt trước các con số, tên riêng để chỉ sự liên kết

g. Dấu ngoặc đơn

- Cách dùng dấu ngoặc đơn

+ Dấu ngoặc đơn thường được ѕử dụng ᴠới chức năngđể chú thích. Với các bài ᴠiết dài có những từ thường lặp lại nhiều lần thì dấu ngoặc đơn còn dùng đểđánh dấu chữ ᴠiết tắtđể dùng cho những lần хuất hiện bên dưới.

Ví dụ: Chúng tôi được уêu cầu ᴠiết một đoạn ᴠăn ngắn(từ 7-10 câu)ᴠề công tу.

+ Ở ᴠí dụ nàу, nội dung trong dấu ngoặc đơn là để chú thích thêm rằng đoạn ᴠăn ngắn là ngắn khoảng từ 7-10 câu.

- Cách ѕoạn thảo dấu ngoặc đơn:Soạn thảo dấu ngoặc đơn trong ᴠăn bản (đặc biệt là ᴠăn bản hành chính), bạn cần lưu ý ᴠấn để khoảng cách giữa chữ cái phía trước ᴠà phía ѕau dấu ngoặc.

h. Dấu ngoặc kép

- Ký hiệu: “”

- Vị trí:Nằm ở giữa câu, cuối câu hoặc đầu câu

- Tác dụng của dấu ngoặc kép: Đây là câu trả lời cho câu hỏi dấu câu nào thường dùng để đánh dấu những từ ngữ với ý nghĩa đặc biệt :

+ Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

+ Để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt, nghĩa được hình thành trên cơ sở phương thứcẩn dụ.

+ Dùng từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

+ Để đánh tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn.

i. Dấu móc vuông (dấu ngoặc vuông)

- Kí hiệu: [ ]

- Dấu móc vuông [ ] được dùng nhiều trong văn bản khoa học với chức năng chú thích công trình khoa học của các tác giả được đánh theo số thứ tự A, B, C, … ở mục lục trích dẫn nguồn tư liệu và sách có lời được trích dẫn.

Ví dụ: [5]. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB KH&KT

- Ngoài ra, dấu móc vuông còn dùng để chú thích thêm cho chú thích đã có.

3. Lưu ý khi sử dụng dấu câu

- Dấu ngoặc đơn ngăn cách chú thích với từ ngữ trong thành phần chính của câu. Đôi khi dấu ngoặc đơn và dấu gạch ngang không khác nhau nhiều. Dấu ngoặc đơn có thể giải thích nghĩa của một từ hoặc ngôn ngữ không thông dụng. Dấu ngoặc kép chỉ danh giới của lời nói trần thuật trực tiếp lại. Dấu ngoặc kép thường đi kèm với dấu hai chấm.

_ Sử dụng dấu câu trong tiếng việt vô cùng phức tạp. Khi sử dụng dấu, nên lưu ý, khoảng cách sau dấu là khoảng trắng. Sau đó mới bắt đầu ký tự đầu của câu hoặc vế tiếp theo. Đầu mỗi câu sau dấu chấm thì phải viết hoa. Trên đây là cách sử dụng dấu câu cơ bản trong tiếng việt. Để hiểu hết cách sử dụng, bạn cần nắm chắc ý nghĩa, ngữ cảnh của câu. Tránh sử dụng sai dấu câu, dẫn đến làm sai lệch ngữ nghĩa.

b. Chỉ ra một tác dụng của dấu chấm câu, dấu chấm than và dấu chấm hỏi trong dấu ngoặc đơn:

  1. Một thế kỷ văn minh khai hóa(!) của thực dân cũng không làm ra đường một tấc sắt. Tre vẫn còn vất vả mãi với người.
  2. Dân khu phố này chuyền nhau rằng hắn ta là kẻ bịp bợm (!?)
  3. Tên trộm đó đắc ý và tự vỗ ngực vì không ai phát hiện ra được nơi Hắn trốn (!)

(1) 

  • Dấu chấm than (1): bộc lộ cảm xúc mỉa mai về lời hứa xuông về một niềm văn minh khai hóa của bọn thực dân.

(2)

  • Dấu chấm hỏi (2): dùng để hỏi hắn là một con người bim bợm như thế nào?
  • Dấu chấm than (2): dùng để bộc lộ cảm xúc không ưa, mỉa mai, ghét bỏ đối với một tên bịp bợm.

(3)

  • Dấu chấm than (3) :biểu thị cảm xúc (thái độ đắc ý, mỉa mai của người viết và sự sung sướng của tên trộm )

Từ khóa tìm kiếm Google: giải bài 13 Bài toán dân số, Bài toán dân số trang 92, bài Bài toán dân sốsách vnen ngữ văn 8, giải ngữ văn 8 sách vnen chi tiết dễ hiểu.

Công dụng của dấu chấm than là gì

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

1. Ở bài ôn tập này, các em cần nắm vững công dụng của 3 loại dấu đặt cuối câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. Đối với 3 loại dấu này, các em cần biết cách dùng thông thường và cách dùng ít nhiều có tính chất linh hoạt. Cụ thể:

- Cách dùng thông thường:

+ Dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật (còn gọi là câu kể).

+ Dấu chấm hỏi được đặt ở cuối câu nghi vấn (câu hỏi).

+ Dấu chấm than được đặt ở cuối câu cầu khiến (câu cầu khiến) hoặc cuối câu cảm thán (câu cảm).

- Cách dùng ít nhiều có tính chất linh hoạt:

+ Dấu chấm được đặt ở cuối câu cầu khiến. Ví dụ:

Em phải giữ sách vở, quần áo cho sạch sẽ.

+ Dấu chấm hỏi, dấu chấm than được để trong ngoặc đơn và đặt cuối một ý (hay một từ ngữ nhất định) để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó (hay nội dung của từ ngữ đó). Ví dụ:

Trong khi tài sản xí nghiệp đang “teo” dần thì cơ ngơi của các vị “đầy tớ” lại phình ra ( !?)          

2. Khi viết câu trần thuật có chứa phần nghi vấn, do không nắm vững bản chất của kiểu câu này, một số người đã sử dụng dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu. Ví dụ: .

Con hãy kể cho hố mẹ nghe ở lớp con đã ngoan như thế nào?

Phần nghi vấn “ở lớp con đã ngoan như thế nào” chỉ là bộ phận nằm trong câu cầu khiến. Vì vậy, đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu trên là không hợp lí. Dấu chấm hỏi phải được thay bằng dấu chấm.

Các em cần biết loại lỗi nói trên để không mắc phải khi viết văn.

II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Trước hết, em đọc đoạn văn một lượt để nắm được nội dung chung của cả đoạn, làm cơ sở cho việc tách câu. Sau đó, em đọc lại chậm rãi. Nếu tập hợp từ nào diễn đạt một ý trọn vẹn, hoàn chỉnh thì tách thành câu và đặt dấu chấm vào cuối tập hợp từ ấy. Cụ thể, dấu chấm cần đặt sau các từ ngữ dưới đây:

- ... bên bờ sông Lương.

- ... còn trần trụi đen xám.

- ... đã đến.

- ... những mái nhà toả khói.

- ... bụi mưa trắng xoá.

2. Em đọc kĩ đoạn đối thoại, xác định câu nào là câu nghi vấn (câu hỏi), câu nào không phải là câu nghi vấn (ở đây là câu trần thuật). Nếu không phải câu nghi vấn mà dùng dấu chấm hỏi là sai. Cụ thể, các câu dưới đây có dấu chấm hỏi dùng chưa đúng:

- Chưa? (Dấu chấm hỏi ở đây phải thay bằng dấu chấm, vì câu này là câu trần thuật, không phải câu nghi vấn).

- Nếu tới đó, hạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy? (Dấu chấm hỏi ở cuối câu phải thay bằng dấu chấm, vì câu này là câu trần thuật).

3. Em đọc chậm rãi 3 câu trong đề bài, xác định câu nào là câu cảm thán hoặc cầu khiến, rồi đặt dấu chấm than vào cuối câu. Cụ thể như sau:

- Câu thứ nhất có thể đặt dấu chấm than ở cuối, vì đây là câu thể hiện rõ cảm xúc của người viết: Động Phong Nha thật đúng là “Đệ nhất kì quan” của nước ta !

- Câu thứ hai là câu cầu khiến (thể hiện qua việc dùng các từ có ý nghĩa cầu khiến như: xin mời, hãy) và ít nhiều thể hiện sắc thái cảm xúc. Vì vậy, có thể dùng dấu chấm hoặc dấu chấm than để đặt ở cuối câu (Nhưng sử dụng dấu chấm thì hợp lí hơn).

- Câu thứ ba là câu trần thuật.

4. Đọc kĩ các câu có dấu ngoặc đơn ở cuối, xác định kiểu câu của từng câu. Trên cơ sở đó, đặt dấu chấm thích hợp vào cuối mỗi câu (Trong 7 câu, có 2 câu nghi vấn, 3 câu cảm thán, 2 câu trần thuật). HS tự làm.