Đánh giá nhanh nông thôn pra năm 2024

Phương pháp Đánh giá nông thôn có sự tham gia là một biến thể của phương pháp Đánh giá nhanh ở nông thôn (Rapid Rural Appraisal - RRA).

Đánh giá nông thôn có sự tham gia là một hoạt động học hỏi kinh nghiệm được tiến hành trong cộng đồng, có tính tập trung, hệ thống, bán cơ cấu, trong một thời gian ngắn.

Hoạt động này được thực hiện bởi một nhóm chuyên viên liên ngành và bao gồm tất cả các thành viên của cộng đồng.

Đánh giá nông thôn có sự tham gia giúp cho người dân nông thôn có thể chia sẻ, củng cố và phân tích kiến thức hiểu biết của họ về cuộc sống, điều kiện sống; cũng như lập kế hoạch, thực hiện và giám sát và đánh giá.

Người ngoài đóng vai trò là người hỗ trợ hay người thúc đẩy trong toàn bộ tiến trình đánh giá.

Phạm vi PRA và các loại công cụ PRA

- Phạm vi PRA:

Các công cụ và kĩ thuật PRA có thể được sử dụng ở tất cả các cấp xây dựng và thực hiện dự án. Tất cả các cộng đồng, chuyên gia, và người dân ở tất cả các cấp và với những điều kiện sống khác nhau đều có thể sử dụng các công cụ này. PRA được sử dụng để nhận dạng, xây dựng, thực hiện, theo dõi và đánh giá các dự án.

- Có ba loại PRA:

+ Thăm dò: Các công cụ và kĩ thuật PRA được sử dụng rộng rãi giúp tìm hiểu tình hình hiện tại như là hệ thống canh tác, sức khỏe và phương tiện y tế, an toàn vệ sinh, phân tích giới, v.v...

+ Theo chủ đề: Áp dụng PRA cho những lĩnh vực quan tâm cụ thể như khảo sát độ màu mỡ của đất, nước, bệnh dịch, nguồn thu nhập, v.v...

+ Giải quyết vấn đề: Tìm hiểu vấn đề và những gợi ý về giải pháp với sự tham gia của các bên liên quan.

Vai trò

PRA giúp:

- Cung cấp thông tin cơ bản trong những tình huống có ít thông tin được biết đến

- Xác định và đánh giá vấn đề

- Đánh giá, thiết kế, thực hiện, theo dõi và đánh giá chương trình và dự án

- Xây dựng bức tranh rõ nét hơn về các nhu cầu và khả năng của tổ chức nhằm đáp ứng các nhu cầu đó

- Xây dựng và chuyển giao công nghệ thích hợp

- Đánh giá tình trạng khẩn cấp

- Bổ sung góp ý, làm sáng tỏ hơn hoặc phân tích sâu thông tin.

(Tài liệu tham khảo: Bộ công cụ đánh giá nông thôn có sự tham gia - PRA, Chương trình khuyến nông có sự tham gia - PAEX, NXB Nông nghiệp, 2012)

ĐÁNH GIÁ NHANH CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG (PRA). PRA – Participatory Rapid Appraisal Participatory Rural Assessment. Nội dung trình bày I. Giới thiệu về PRA II. Các công cụ kỹ thuật sử dụng trong PRA. I. Giới thiệu về PRA.

Đánh giá nhanh nông thôn pra năm 2024

Download Presentation

Đánh giá nhanh nông thôn pra năm 2024

ĐÁNH GIÁ NHANH CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG (PRA)

An Image/Link below is provided (as is) to download presentationDownload Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

Presentation Transcript


  • ĐÁNH GIÁ NHANH CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG (PRA) PRA – Participatory Rapid Appraisal Participatory Rural Assessment
  • Nội dung trình bày I. Giới thiệu về PRA II. Các công cụ kỹ thuật sử dụng trong PRA
  • I. Giới thiệu về PRA
  • Trước thập niên 1970, các chương trình phát triển nông thôn ở các nước đang phát triểncó tỷ lệ thất bại cao do: • Chi phí khá cao, tốn nhiều thời gian và nhân lực. • Các tổ chứcthuộc chính phủ, phi chính phủ và các cơ quan quốc tế thường sửdụng phương thức áp đặt chủ yếu từ trên xuống (top-down) mà không tham khảo lấy ý kiến của nông dân là những người hưởng lợi trực tiếp. • Mức độ tham gia của nông dân trong khu vực dự án thường ít thậm chí trong vài trường hợp không có. • Các kỹ thuật thiếu thống nhất, được sử dụng không linh hoạt nên không nhạy cảm với các điều kiện địa phương.
  • 1. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA – Rural Rapid Appraisal) • Đầu thập niên 1970, RRA được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu cho các phương pháp thu thập và phân tích thông tin  RRA mang tính liên ngành và ít tốn thời gian hơn. • RRA có thể định nghĩa tóm tắt là: “Một phương pháp tìm hiểu về địa phương được thực hiện bởi một nhóm liên ngành trong một thời gian ngắn (ít nhất 4 ngày, nhưng không quá 3 tuần) và dựa trên các thông tin thu thập từ trước, quan sát trực tiếp và phỏng vấn khi cần thiết trong trường hợp có những câu hỏi không thể xác định được trước đó”. • Nhược điểm: Còn nhiều sai số do mùa vụ, do nhân khẩu học (gặp nam nhiều hơn nữ, giàu nhiều hơn nghèo …), do vị trí khảo sát (thường bỏ qua vùng sâu vùng xa), …
  • 2. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA - Participatory Rural Appraisal) PRA có nguồn gốc từ RRA, là một trong các cách tiếp cận để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát, đánh giá và sử dụng kết quả nghiên cứu. PRA đặc biệt thích hợp trong phát triển cộng đồng vì nó có sự tham gia của nhóm công tác và các thành viên cộng đồng trong mọi khía cạnh của nghiên cứu, sử dụng các công cụ nghiên cứu, thu thập thông tin và phân tích kết quả. Số liệu được thu thập trong các nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng thường bảo đảm chính xác và hữu ích. Phân tích tại chỗ cho thấy rõ ngay các thông tin cần bổ sung trước khi rời khỏi hiện trường. Ưu điểm chính của PRA so với nghiên cứu bằng các điều tra thông thường là có sự tham gia ở mức độ cao của cộng đồng, thời gian ngắn và chi phí thấp.
  • 2. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA - Participatory Rural Appraisal) PRA là một công cụ bổ sung cho các phương pháp nghiên cứu truyền thống trong các nghiên cứu thăm dò, lập kế hoạch và đánh giá các dự án cho hàng loạt các lãnh vực khác nhau như nông nghiệp, phát triển nông thôn, quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển xí nghiệp và chăm sóc y tế,các chương trình phát triển chung .v.v. Ngoài ra, PRA có thể áp dụng cho tất cả các lãnh vực liên quan đến phát triển cộng đồng như trồng trọt, chăn nuôi, tín dụng, giáo dục, phát triển giới, kế hoạch hóa gia đình… Ở Việt Nam, từ cuối những năm 80, ngày càng nhiều nhiều tổ chứcquốc tế (như Ngân hàng thế giới [WB], UNDP, FAO, IFAD, FADO,IDRC, ...), các cơ quan nghiên cứu, phát triển trong nước đã sử dụngPRA để xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án ở nhiều quimô khác nhau về quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển nôngnghiệp và nông thôn.
  • 3. Phân biệt RRA và PRA
  • 3. Phân biệt RRA và PRA Phương pháp PRA và các phương pháp RRA không loại trừ nhau và có thể sử dụng đồng thời. Việc lựa chọn các phương pháp phụ thuộc vào loại thông tin cần thu thập, vào nguồn thông tin sẵn có và điều kiện cụ thể (cán bộ, thời gian, ngân sách, xe cộ). Tuy nhiên, với các số liệu định lượng như trong điều tra dân số, hoặc nếu cần phân tích thống kê thì PRA không thể thay thế các kỹ thuật điều tra thông thường. Mặt khác, nếu các mục tiêu chính là tìm hiểu thái độ ý kiến của các thành viên cộng đồng thì PRA chính là phương pháp nêu được lựa chọn. Một số công cụ kỹ thuật được sử dụng ở cả hai giai đoạn này. Tiến hành PRA mà không làm RRA trước là rất rủi ro vì nó thường lái những người ngoài dự án áp dụng những ý tưởng của họ mà chưa hiểu thấu đáo hoàn cảnh của địa phương.
  • 4. Các ví dụ về PRA - Một cộng đồng đang bức xúc về nạn phá rừng yêu cầu được giúp đỡ, một cuộc PRA có thể thực hiện ở cộng đồng đó đểhiểu rõ thực tế và tìm giải pháp khắc phục. - Điều tra đánh giá nhanh nông thôn có sựtham gia của người dân liên quan đến tình hình khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ. - Mô tả đánh giá khả năng của một huyện trong việc huy động, tổ chức, tham gia hỗ trợ các hoạt động chăm sóc sức khỏe.
  • 5. Thành phần của nhóm PRA Thành phần của nhóm PRA là yếu tố quan trọng cho sự thành côngcủa bất kỳ một cuộc PRA nào. Nhóm PRAgồm 1 trưởng nhóm và 3 hay 4 thành viên chủ chốt. Nhóm PRA nhỏkhông vượt quá 2 hay 3 thành viên, nên gồm có cả nam và nữ và cóchuyên môn khác nhau, có thể bao gồm cả cán bộ, khuyến nông viênđịa phương. Nhóm PRA lớn (trên 7 hoặc 8 thành viên) cũng có thểrất cần thiết và nên bao gồm các thành viên với chuyênngành khác nhau. Đôi khi có những tình huống đòi hỏi phải chia nhỏnhóm PRA để khảo sát một vấn đề cụ thể nào đó.
  • 6. Các bước chuẩn bị để tiến hành PRA
  • 7. Một số nguyên tắc khi sử dụng công cụ PRA • Hãy để cho dân tự làm, nghĩa là tạo điều kiện cho người dân tự điều tra, tự đánh giá, tự phân tích, trình bày và học hỏi từ đó họ tự đưa ra kết quả và là chủ sở hữu của các kết quả đó. Vai trò của cán bộ PRA chỉ là hướng dẫn người dân cách làm, thúc đẫy và tạo điều kiện cho họ tự làm, tự phân tích… • Học hỏi trực tiếp từ người dân địa phương về kiến thức, kinh nghiệm, điều kiện sống và lao động của họ. • Loại bỏ thành kiến bằng sự lắng nghe chứ không giảng dạy, bằng sự thăm dò thay cho sự bất cần, quan tâm người nghèo, người bị thiệt thòi, phụ nữ. • Sử dụng mềm dẻo, tối ưu các kỹ thuật và công cụ, tức là phải cân nhắc giữa số lượng, sự hợp lý, sự chính xác và thời gian. • Sử dụng phép kiểm tra chéo các thông tin (phỏng vấn, quan sát, số liệu thứ cấp).
  • II. Một số công cụ kỹ thuật sử dụng trong PRA
  • Một số công cụ kỹ thuật trong PRA Phương pháp PRA bao gồm một loạt các công cụ để thu thập vàphân tích thông tin (số liệu thứ cấp và số liệu thực địa). Những côngcụ chính bao gồm: - Xem xét số liệu thứ cấp (sẵn có) - Quan sát trực tiếp - Vẽ bản đồ: tài nguyên, cơ sở hạ tầng, xã hội,v.v. - Xây dựng sơđồ mặt cắt (transect); - Sơ lược lịch sử thôn bản (các sự kiện quan trọng) - Biểu đồ xu hướng (biến động theo thời gian), biểu đồ mối quan hệnhân quả, biểu đồ lịch thời vụ; - Phỏng vấn bán cấu trúc, phân loại giàu nghèo, biểu đồ Venn(quan hệ các tổ chức); - Các cách xếp hạng: xếp hạng theocặp (đôi); xếp hạng ưu tiên cho điểm trực tiếp,xếp hạng ưu tiên theo tổng trọng số.
  • Một số công cụ kỹ thuật trong PRA Dĩ nhiên, một PRA sẽ không sử dụng tất cả các kỹ thuậtnày. Tùy theo mục đích và yêu cầu, nhóm công tác sẽ chọn lựa các kỹthuật phù hợp và hữu dụng nhất cho từng PRA. Phương phápPRA cũng rất linh hoạt, trong suốt quá trình thực hiện nhóm có thểvận dụng một cách sáng tạo, thử nghiệm và điều chỉnh khi cần thiết. Trong bất kỳ một cuộc PRA nào, trước khi đi đến thực địa, nhómcông tác PRA cần phải nhận thức rõ “vấn đề cần tìm hiểu là gì?”,“thông tin nào cần thu thập”, sử dụng “phương pháp gì” để thu thập,và “ai” cung cấp thông tin đó.
  • Một số công cụ kỹ thuật trong PRA 1. Vẽ sơ đồ thôn Mục đích: • Đánh giá, phân tích tình hình chung của thôn, bản. • Làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển thôn, bản. Các bước thực hiện: • Thành lập nhóm nông dân cả nam và nữ ít nhất từ 5-7 người) • Chọn một địa điểm cao, dễ quan sát toàn thôn bản, đi lại thuận lợi để có nhiều ngườicùng tham gia • Người dân thảo luận và vẽ sơ đồ thôn bản lên mặt đất. Vật liệu sử dụng có thể là phấn màu, cành cây, lá cây... để thể hiện các đặc điểm địa hình, sử dụng đất, giao thông... trên sơ đồ thôn. Trong quá trình vẽ sơ đồ, cán bộ PRA hỗ trợ, thúc đẩy người dân thảo luận bằng cách đặt ra các câu hỏi phù hợp. • Sau khi hoàn thành chép lại sơ đồ đã phác hoạ trên mặt đất vào giấy khổ lớn • Sơ đồ thôn bản cần có các thông tin sau: giao thông chính, sông suối, ruộng, nương,rừng, bãi chăn thả …. của bản.
  • Một số công cụ kỹ thuật trong PRA 2. Lược sử thôn bản Mục đích: • Giúp dân nhớ lại những dấu mốc lịch sử về sự phát triển của cộng đồng, thông qua đó có thể nhìn nhận phát triển một cách đúng đắn và khích lệ tình đoàn kết, hỗ trợ nhau. Các bước thực hiện: • Lựa chọn nhóm thông tín viên thích hợp 5 – 7 người (nên chọn những người sống lâu tại bản, thông hiểu các mặt phát triển cộng đồng, nắm được các sự kiện diễn ra tại thôn bản). • Chọn một địa điểm thích hợp để nhiều người có thể cùng tham gia, thảo luận một cách thoải mái, tự nhiên. • Cán bộ PRA hướng dẫn để người dân tự thảo luận các mốc thời gian và sự kiện lịch sử của thôn bản. Những thông tin này được viết nên giấy A0 hay trên nền để mọi người tham gia bổ sung. • Trong quá trình thảo luận, cán bộ PRA có thể đặt các câu hỏi mở giúp người dân nhớ lại và bổ sung các sự kiện của thôn bản. • Ghi chép lại các thông tin vào giấy A4.
  • Bảng 1. Ví dụ về lược sử bản Tặc tè, xã Nậm lành, huyện Văn chấn, Yên bái
  • Một số công cụ kỹ thuật trong PRA 3. Điều tra theo tuyến và xây dựng sơ đồ mặt cắt Mục đích: • Việc thực hiện các tuyến đi lát cắt sẽ giúp xây dựng bản đồ mặt cắt – là 1 bản vẽ cắt ngang xuyên qua một vùng hay một khu đất nhằm cung cấp hình ảnh cụ thể về những đặc điểm quan trọng của địa hình đất đai như độ dốc, sông rạch …  làm cơ sở để lập kế hoạch phát triển thôn bản. Cách làm: • Thành lập nhóm nông dân cả nam và nữ ít nhất từ 5-7 người. • Thảo luận trên sa bàn hoặc trên bản đồ, sơ đồ để xác định các hướng đi lát cắt, chuẩn bị các dụng cụ như địa bàn, sơ đồ, bản đồ, các dụng cụ quan sát, đo đếm, giấy bút. Cán bộ PRA giải thích thật rõ mục đích đi lát cắt, yêu cầu nông dân dẫn đường và sẵn sàng thảo luận. • Tiến hành đi lát cắt từ vùng thấp đến vùng cao, đến mỗi vùng đặc trưng cho cả khu vực dừng lại thảo luận. Cán bộ PRA phác hoạ nhanh địa hình và đặc điểm của vùng đó tạo điều kiện cho nông dân thảo luận hoặc tiến hành phòng vấn. • Vẽ sơ đồ mặt cắt lên giấy.
  • Một số công cụ kỹ thuật trong PRA 4. Sơ đồ VenN Mục đích: • Định hướng cho thảo luận của người dân về tầm quan trọng khác nhau và ảnh hưởng của các tổ chức địa phương đối với các hoạt động thôn bản. • Thông qua đó phát hiện những thay đổi cần thiết trong hoạt động của các tổ chức để đóng góp hiệu quả hơn cho sự phát triển của địa phương, đặc biệt là yêu cầu của người dân đối với các hoạt động của các tổ chức để tạo cơ hội hỗ trợ, giúp đỡ họ phát triển. Cách làm: • Lựa chọn nhóm thông tin viên thích hợp (5 – 7) người. • Cán bộ PRA hướng dẫn giúp nhóm liệt kê các tổ chức mà người dân quan tâm, xác định chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức, đánh giá tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của các tổ chức đó với thôn bản. • Đề nghị nông dân dùng kéo cắt các giấy mầu khác nhau, dùng phương pháp so sánh để xác định và ghi tên các tổ chức vào các card màu, tổ chức nào càng quan trọng được dán càng gần vào vòng tròn trung tâm. Cán bộ hỗ trợ PRA cần thường xuyên đặt câu hỏi "tại sao?" • Tiến hành ghi chép lại sơ đồ ven lên giấy A4.
  • Sơ đồ VenN Bản Hà xã Thanh Hoá huyện Tuyên Hoá tỉnh Quảng Bình
  • Một số công cụ kỹ thuật trong PRA 5. Phân loại kinh tế hộ Mục đích: • Phân tích, đánh giá cách sinh sống của các hộ gia đình làm cơ sở cho việc hỗ trợ cũng như đóng góp của hộ vào dự án • Làm cơ sở cho việc đánh giá sau này của chương trình và dự án Cách làm: • Thành lập nhóm nông dân khoảng 5-7 người. • Cán bộ PRA giúp người dân thảo luận để họ tự đưa ra tiêu chí cho từng loại hộ trong thôn bản như hộ giàu, khá, trung bình và nghèo. Dựa theo điều kiện của thôn bản, có thể thảo luận và chia thành ba hay bốn loại hộ và chỉ gọi là hộ loại 1, hộ loại 2 chứ không gọi là hộ giàu, hộ nghèo. Chuẩn bị một mẫu biểu trên khổ A0 và viết tiêu chí cho mỗi loại theo tiêu chuẩn nhà ở, tài sản/đồ đạc, vật nuôi và tình hình bảo đảm lương thực của các hộ.
  • Các tiêu chí phân loại hộ
  • Một số công cụ kỹ thuật trong PRA 6. Phân tích mạng lưới thông tin Mục đích: • Xác định tồn tại/khó khăn đối với việc tiếp cận thông tin và qua đó người dân nêu lên mong muốn của họ, đưa ra được những đề xuất cải tiến hình thức phổ biến và chất lượng thông tin. Cách làm: • Thành lập nhóm 5-7 người (có 2 cán bộ PRA, 4-5 thông tin viên có hiểu biết về thông tin-văn hoá xã). • Phỏng vấn: Cán bộ PRA gợi ý để các hộ dân nêu lên tất cả các địa chỉ (kênh) của mạng lưới thông tin đến với hộ dân. Sau đó thảo luận mối quan hệ của kênh thông tin với hộ dân. Đánh giá hiện trạng, tồn tại/khó khăn, giải pháp khắc phục đối với thông tin. Tiến hành xếp loại, cho điểm về lợi ích của từng kênh thông tin đối với đời sống, sản xuất của thôn/bản. • Đánh giá hiện trạng tồn tại/khó khăn, giải pháp và đưa ra tiêu chí cho điểm, xếp hạng thông tin (1) Dễ hiểu, (2) Dễ áp dụng, (3) rất có giá trị cho cuộc sống hiện tại;(4) Đáng tin cậy; (5) Dễ kiểm tra/xác minh;..(cho điểm 10 là tốt nhất, điểm 1 là kém nhất), điền kết quả thảo luận theo mẫu biểu sau.
  • Sơ đồ liên hệ thông tin bản Hà xã Thanh Hoá, huyện Tuyên Hoá, Quảng Bình.
  • Một số công cụ kỹ thuật trong PRA 7. Công cụ phân loại, xếp hạng ưu tiên Xếp hạng ưu tiên cho phép PRA xác định nhanh các vấn đề chủ yếu hoặc các ưu tiên của dân làng. Bỏ phiếu cũng được coi là một cách xếp hạng ưu tiên. Các phương pháp xếp hạng có thể kể ra là: 1. Xếp hạng theo cặp đôi 2. Xếp hạng bằng cách cho điểm trực tiếp 3. Xếp hạng ưu tiên bằng cách tính tổng trọng số
  • Thông thường một tiến trình xếp hạng như sau: • Chọn một số vấn đề cần phải sắp xếp lại theo thứ tự ưu tiên chẳng hạn như các loại cây trồng, giống lúa, củi đun, cây ăn quả v.v... các khó khăn ảnh hưởng đến quá trình phát triển cộng đồng. • Chọn một số người hiểu biết, và sẵn sàng thảo luận. • Hỏi dân về quan điểm ưu tiên của họ đối với các vấn đề đã nêu, chẳng hạn: khó khăn lớn nhất là loại khó khăn mà nếu giải quyết được sẽ giúp giải quyết tiếp các khó khăn khác, hoặc các khó khăn ngoài khả năng giải quyết của người dân và chính quyền địa phương và cần có sự giúp đỡ từ bên ngoài. • Cùng với những người cung cấp thông tin quyết định xem các chỉ tiêu nào sẽ dùng để xếp hạng hoặc cho điểm. • Bắt đầu hỏi từng người một về ý kiến của họ. Nên đặt tiếp các câu hỏi "còn gì nữa?" • Tiếp tục hỏi người thứ hai, thứ ba về cùng một vấn đề • Tổng hợp tất cả các kết quả đó lên một bảng để so sánh.
  • 1. XẾP HẠNG THEO CẶP ĐÔI Xếp hạng theo cặp đôi dễ thực hiện, người tham gia chỉ so sánh lần lượt hai vấn đề một. Tuy nhiên, xếp hạng theo cặp đôi thích hợp khi các vấn đề đưa ra xếp hạng không quá nhiều, thường ít hơn 5 hay 6 vấn đề là thích hợp. Các bước xếp hạng theo cặp: - Nhóm PRA đưa ra vấn đề cần xếp hạng; thảo luận kỹ với cộng đồng để chọn lọc ra từ 3-5 vấn đề quan trọng nhất để xếp hạng; - Dùng tờ giấy khổ lớn (hoặc có thể sử dụng nền nhà hay bảng đen) để liệt kê các vấn đề cần xếp hạng lên phần trên (đỉnh) và bên trái của ma trận; - Trong mỗi cặp so sánh, hỏi nhóm người tham gia vấn đề nào quan trọng hơn, ghi lại câu trả lời vào trong ô thích hợp trong ma trận xếp hạng; - Khi đã hoàn tất, đếm số lần xuất hiện của mỗi vấn đề được xem là quan trọng hơn những cái khác (người tham gia đã xếp hạng chúng), và xếp hạng theo thứ tự thích hợp; - Lặp lại việc xếp hạng cho những vấn đề và những lựa chọn khác.
  • Xếp hạng "cách sử dụng thời gian sau giờ ăn tối"
  • Ví dụ chọn thôn được xếp loại kinh tế khá nhất xã: - Xếp tên thôn theo đúng thứ tự ở cả cột và dòng. - Sau đó lần lượt so sánh theo từng cặp. - Kết quả thể hiện ở số lần xuất hiện.
  • 2. Xếp hạngbằng cách cho điểm trực tiếp * Dùng tờ giấy khổ lớn liệt kê các vấn đề cần xếp hạng (có thể sử dụng nền nhà hay mặt đất); lập thành bảng và chia ô, cột; cột đầu tiên là các vấn đề cần xếp hạng, (Xem bảng bên dưới). * Đề nghị người tham gia cho điểm từng vấn đề một; Có thể dùng các viên sỏi, hạt ngô, hạt thóc v.v... để biểu thị để (cho người không biết chữ). * Quy định điểm cao nhất có thể là 10 hoặc 100 rồi theo đó mà cho điểm thấp dần. * Tổng kết kết quả bằng cách cộng các cột điểm lại theo hàng và phân hạng. Xếp hạng các khó khăn trong sản xuất nông nghiệp
  • 3. XẾP HẠNG ƯU TIÊN BẰNG CÁCH TÍNH TỔNG TRỌNG SỐ - Đây là 1 phương pháp định lượng dùng để sàng lọc và sắp xếp các lựa chọn về một vấn đề nào đó. - PP này cung cấp 1 phương tiện lượng hoá các tiêu chí quan trọng giúp cho việc quyết định các chọn lựa dễ dàng hơn. - PP này gồm có 3 bước: Bước 1: Xác định các tiêu chí quan trọng bằng trọng số. Trọng số thường được cho điểm từ 0 đến 10 được xác định cho mỗi tiêu chí dựa theo tầm quan trọng của chúng. Bước 2: Mỗi tùy chọn sau đó được ước tính theo mỗi tiêu chí. Tương tự như trên, ta sử dụng điểm từ 0 đến 10. Bước 3: Nhân các ước tính của mỗi lựa chọn theo các tiêu chí với trọng số của mỗi tiêu chí và chọn tùy chọn có ước tính tổng cộng cao nhất.
  • Trong trường hợp các tùy chọn có ước tính tổng cộng bằng nhau hoặc chênh lệch nhau không nhiều thì cần phải chọn thêm các tiêu chí khác để quyết định.
  • 8. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SWOT SWOT là một công cụthu thập một số nhận xét và dự báo hữu ích cho việc hoạch địnhtừ các tham dự viên của một nhóm. SWOT Giúp xác định những thuận lợi và bất lợi bằng cách phân tích những ảnh hưởng "bên trong" (mặt mạnh, mặt yếu) và những ảnh hưởng "bên ngoài" (cơ hội, rủi ro) mà nó gây tác động đến tiến trình phát triển. Nó được dùng trong một buổi họp mà các tham dự viên đến từ các nơi và các tổ chức khác nhau. Nó cũng có thể được dùng trong một cộng đồng nơi mà các tham dự viên lưu trú hoặc được dùng trong một tổ chức xã hội. SWOT thường được hướng dẫn thực hiện bởi một chuyên gia (người hướng dẫn) nhằm giúp thay đổi chương trình hoạt động của tổ chức hay dự án phát triển cộng đồng với sự tham gia của các thành viên của tổ chức hoặc các thành viên của cộng đồng. SWOT là chữ ghép của Mặt mạnh (Strengths), Mặt yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và những thách thức (Threats).
  • PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SWOT
  • - Kết quả phân tích của ma trận SWOT có thể được sử dụng cho việc xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển, đánh giá giai đoạn đầu và cuối của dự án. - Ma trận sau đây minh họa cho việc sử dụng của ma trận SWOT
  • 9. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỢI ÍCH/CHI PHÍ (COST/BENEFIT ANALYSIS) Trước hết cần làm quen với khái niệm dòng tiền qua 3 ví dụ sau:
  • 9. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỢI ÍCH/CHI PHÍ (COST/BENEFIT ANALYSIS) 1. Đối với các chương trình, dự án đầu tư nhỏ, chi phí thấp - Tính thời gian hoàn vốn (payback period): là thời gian cần thiết để có thể hoàn lại được vốn đầu tư ban đầu. - Thời gian hoàn vốn càng ngắn thì cơ hội xem xét càng khả thi. Trong đó: Vốn đầu tư bao gồm: Xây dựng, lắp đặt, huấn luyện, đào tạo, khởi động, v.v. . . Dòng tiền ròng hàng năm: doanh thu, các tiết kiệm. - Nếu các dòng tiền tương lai của các năm không bằng nhau thì sử dụng phương pháp cộng dồn và chia trung bình. Thời gian hoàn vốn = Vốn đầu tư ban đầu : Dòng tiền ròng/năm (năm)

2. Đối với các dư án đầu tư lớn, chi phí cao Tính giá trị hiện tại ròng NPV (Net present value) - Khi tiến hành so sánh giữa lợi ích và chi phí đầu tư, để phản ánh đúng bản chất của nó, người ta đưa tất cả các giá trị lợi ích cũng như chi phí về một thời điểm để so sánh. - Thời điểm để so sánh thường tính là năm dự án bắt đầu hoạt động (năm 0). - Các giá trị về lợi ích và chi phí khi đưa về thời điểm so sánh phải được chiết khấu thông qua lãi suất chiết khấu (r) thường bằng với lãi suất ngân hàng. - Hiệu số của hiện giá lợi ích và chi phí được gọi là giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV). - Giá trị hiện tại ròng NPV cho chúng ta biết quy mô của khoản thu nhập ròng mà đầu tư cho SXSH có thể mang lại sau khi đã hoàn đủ vốn đầu tư ban đầu tính theo thời giá hiện tại.