Đánh giá trách nhiệm xã hội là gì

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề mà các công ty chú trọng đầu tư nhằm đạt được phát triển bền vững. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu cặn kẽ khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là gì. Hiểu rõ về khái niệm giúp doanh nghiệp định hướng và triển khai hiệu quả các chiến dịch CSR. Dưới đây là tổng quan về trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp cần nắm rõ.

Đánh giá trách nhiệm xã hội là gì
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (viết tắt là CSR)

1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility, viết tắt là CSR) là cam kết của công ty nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường và cộng đồng trong quá trình phát triển kinh doanh. Đồng thời, đóng góp cho xã hội thông qua các chiến dịch tình nguyện, từ thiện hay chính sách hoạt động.

Nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã và đang có những hoạt động CSR hiệu quả. Có thể kể đến Vinamilk và “Vươn cao Việt Nam”, Honda Việt Nam và các chương trình giáo dục về an toàn giao thông. Tham khảo thêm tại: Ví dụ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) hiệu quả ở Việt Nam.

2. Vai trò của trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp

Bằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích trong quá trình vận hành và tạo dựng hình ảnh thương hiệu đáng tin cậy trên thị trường.

2.1. Tăng khả năng giữ chân khách hàng:

Khi khách hàng nhìn thấy những báo cáo hoạt động về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội, họ thường sẽ có xu hướng phản ứng tích cực với thông điệp quảng bá của doanh nghiệp hơn. Cùng với đó sự trung thành của khách hàng sẽ được nâng cao, doanh số bán hàng cũng gia tăng.

2.2. Tăng lợi thế cạnh tranh

Khi nhận được sự tin tưởng của khách hàng, doanh nghiệp từng bước xây dựng vị thế không thể thay thế trên thị trường. Từ đó có sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn các công ty cùng ngành, dễ dàng chiếm thị phần và gia tăng lợi nhuận.

2.3. Thu hút vốn đầu tư

Trong thực tế, các nhà đầu tư thường có thiện cảm và sẵn sàng hỗ trợ, đầu tư những doanh nghiệp có chính sách CSR toàn diện.

2.4. Tăng chất lượng tuyển dụng:

Trên thực tế, phúc lợi và tiền lương không phải yếu tố duy nhất hấp dẫn ứng viên. Khảo sát trên LinkedIn nhận thấy rằng có đến 75% ứng viên có tìm hiểu về danh tiếng, đánh giá của công chúng về doanh nghiệp trước khi nộp đơn ứng tuyển. Tạp chí CR của Mỹ cùng chỉ ra rằng 75% người người lao động nước này sẽ không nhận việc tại một công ty bị phản ánh trách nhiệm xã hội kém.

Như vậy, CSR chính là một trong những điểm cộng hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng người tài và xây dựng bộ máy nhân sự vững mạnh.

3. Phân loại trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Đánh giá trách nhiệm xã hội là gì
4 loại trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Nguồn ảnh: StreetMojo

Có 4 loại trách nhiệm xã hội doanh nghiệp cần thực hiện, cụ thể:

3.1. Trách nhiệm đạo đức:

Là việc thực hiện các hành vi được coi là công bằng. Điều này có nghĩa là các điều khoản giữa doanh nghiệp với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan phải tuân thủ pháp luật và minh bạch. Điều này dồng nghĩa với việc tạo môi trường làm việc không có tệ nạn, phân biệt đối xử hay giao dịch bất hợp pháp.

3.2. Trách nhiệm nhân đạo:

Trách nhiệm của nhân đạo hướng tới việc tình nguyện giúp đỡ cộng đồng. Hoạt động thường thấy là giúp đỡ những người kém may mắn, cải thiện mức sống tại các vùng khó khăn thông qua quyên góp từ thiện hoặc hoạt động tình nguyện.

3.3. Trách nhiệm môi trường

Bên cạnh việc cố gắng giảm thiểu các tác động xấu lên môi trường trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp còn có trách nhiệm chủ động kêu gọi, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng đối với các vấn đề về môi trường thông qua sản phẩm hay các chiến dịch truyền thông

3.4. Trách nhiệm kinh tế:

Trách nhiệm kinh tế đề cập đến việc công ty làm việc nhằm cải thiện tình hình kinh tế của xã hội mà họ đang hoạt động. Nó bao gồm việc đưa ra các quyết định và thực hiện các chính sách giúp ích cho cả công ty và xã hội.

Kết:

Trên đây là khái niệm về CSR – trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Thực hiện trách nhiệm xã hội là yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu về 5 bước xây dựng hoạt động CSR để tự triển khai CSR. Hoặc hợp tác với các đơn vị để tiết kiệm nguồn lực và chiến dịch đạt hiệu quả cao hơn.

Tổ chức Tình nguyện vì Giáo dục VEO sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp khảo sát, kết nối, xây dựng chiến dịch và thực hiện các hoạt động CSR tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi người dân gặp nhiều khó khăn về kinh tế, giáo dục và đời sống. Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0705-081-088.

Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh là gì?

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility, viết tắt là CSR) là cam kết của công ty nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường và cộng đồng trong quá trình phát triển kinh doanh.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp liên quan đến những ai?

Như vậy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ người sản xuất, tiếp thị, tiêu thụ, tiêu dùng đến các nhà cung ứng; từ đội ngũ cán bộ, nhân viên cho đến các cổ đông của ...

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm những gì?

Chính xác thì “trách nhiệm xã hội” quy định rằng một doanh nghiệp phải cam kết đo lường tác động xã hội và môi trường, cùng với lợi nhuận của nó. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo truyền thống được chia thành bốn loại: trách nhiệm môi trường, từ thiện, đạo đức và kinh tế.

Hoạt động trách nhiệm xã hội là gì?

Trách nhiệm xã hội là một lý thuyết đạo đức, trong đó các cá nhân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân của mình, và các hành động của một cá nhân phải mang lại lợi ích vì mục tiêu phát triển của xã hội. Muốn vậy, phải cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với phúc lợi của xã hội và môi trường.