Đặt câu kể Ai là gì để giới thiệu về một người

Luyện từ và câu lớp 4: Câu kể Ai là gì?

Dùng câu kể Ai là gì? giới thiệu về các bạn trong lớp em (hoặc từng người trong ảnh chụp gia đình em) gồm 4 mẫu giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng trả lời câu hỏi 2 SGK Tiếng Việt Lớp 4 tập hai trang 58 để chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài Tập đọc Vẽ về cuộc sống an toàn, Đoàn thuyền đánh cá của Tuần 24. Vậy mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Chi đội em là chi đội lớp 4A. Chi đội em gồm có ba mươi bạn. Lớp em có 4 tổ. Chi đội trưởng lớp em là bạn Lam. Chúng em là một lớp đoàn kết và có phong trào học tập sôi nổi nhất trường, luôn được cô chủ nhiệm biểu dương. Đặc biệt, lớp em có nhiều bạn là cây văn nghệ của trường . Hôm biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11, tiết mục múa “Em đi học” của chi đội 4A chúng em đạt giải nhất toàn trường. Mọi người đều khen chúng em múa đẹp, múa dẻo và hồn nhiên tươi trẻ nữa. Một tiết mục đặc sắc. Lớp của em là niềm tự hào của mọi người trong trường. Em rất vui và tự hào về lớp em.

Mẫu 2

Mình giới thiệu với Diệu Chi một số thành viên trong tổ của mình nhé. Đây là bạn Thu Hương. Thu Hương là lớp trưởng lớp ta. Đây là bạn Hưng. Bạn Hưng là học sinh giỏi toán. Đây là bạn Ngọc. Bạn ấy là cây văn nghệ của lớp mình. Rồi kia là bạn Hải Anh. Bạn ấy là thành viên trong đội tuyển bóng rổ của trưởng mình đấy. Còn mình là Thảo Nguyên, tổ trưởng tổ mình.

Dùng câu kể Ai là gì? giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em

Mẫu 1

Trong phòng khách là bức ảnh chụp chung gia đình em vào tết vừa rồi. Trong ảnh gồm bố, mẹ, anh trai và em. Người ngồi trên ghế ở giữa bức ảnh là mẹ của em. Vì là người con gái duy nhất nên mẹ luôn được ưu tiên. Người đứng sau lưng mẹ, là bố của em. Bên trái là anh trai và bên phải chính là em. Trong ảnh, mẹ mặc áo dài màu đỏ thắm, còn ba bố con em mặc bộ vest màu đen lịch sự. Nhìn ai cũng tươi cười rạng rỡ. Mỗi khi nhìn ngắm bức ảnh, em lại bất giác mỉm cười hạnh phúc.

Mẫu 2

trong phòng em có treo một bức ảnh gia đình. Đó là bức ảnh được chụp nhân dịp kỉ niệm mười lăm năm ngày cưới của bố mẹ. Cô dâu xinh xắn trong bức ảnh chính là mẹ của em. Còn bố chính là chú rể lịch lãm ngay bên cạnh. Em và em trai thì vui vẻ nắm tay bố và mẹ, cười thật là tươi. Bố bảo, nhìn trong ảnh mẹ xinh chẳng kém gì hoa hậu cả. Mỗi khi nghe bố nói vậy, mẹ lại cười tươi lắm. Cả nhà lại rộn rã tiếng cười hạnh phúc.

Câu hỏi: Đặt câu theo mẫu Ai là gì ?

Trả lời:

- Mẹ em là giáo viên.

 - Ông tôi là một bác sĩ.

- Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.

- Anh trai tôi là huấn luyện viên thể hình.

- Văn miếu Quốc Tử Giám là ngôi trường đại học đầu tiên của nước ta nằm ở Hà Nội.

- Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học lớn của nước ta.

- Cô ấy là  chị gái tôi.

Các em cùng tìm hiểu thêm về các kiểu câu khác nhé!

1. Các kiểu câu

 CÁC KIỂU CÂU

Kiểu câu

Ai- là gì?

Ai- làm gì?

Ai thế nào?

Chức năng giao tiếp Dùng để nhận định, giới thiệu về một người, một vật nào đó. Dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc vật được nhân hóa. Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.
Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?

- Chỉ người, vật

- Trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?

-Chỉ người, động vật hoặc vật được nhân hóa.

- Trả lời câu hỏi Ai? Con gì? Ít khi trả lời câu hỏi cái gì?( trừ trường hợp sự vật ở bộ phận đứng trước được nhân hóa.)

-Chỉ người, vật.

- Trả lời câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?

Bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì? (làm gì?/ thế nào? )

- Là tổ hợp của từ “là” với các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất.

- Trả lời cho câu hỏi là gì? là ai? là con gì?

- Là từ hoặc các từ ngữ chỉ hoạt động.

- Trả lời cho câu hỏi làm gì?

- Là từ hoặc các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái.

- Trả lời cho câu hỏi thế nào?

Ví dụ

Bạn Nam là lớp trưởng lớp tôi.

Chim công là nghệ sĩ múa của rừng xanh.

Ai?: Bạn Nam

Là gì?: Là lớp trưởng lớp tôi.

- Đàn trâu đang gặm cỏ trên cánh đồng.

Ai?: Đàn trâu

Làm gì?: đang gặm cỏ.

- Bông hoa hồng rất đẹp

- Đàn voi đi đủng đỉnh trong rừng.

Ai?: Đàn voi

Thế nào?: đi đủng đỉnh trong rừng.

2. Bài tập về mẫu câu “Ai là gì?”

Bài tập 1: Tìm câu kể Ai là gì? trong các đoạn văn dưới đây rồi ghi vào vở

a. (1) Nguyễn Tri phương là người Thừa Thiên. Hoàng Diệu là người Quảng Nam. (2) Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. (3) Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đầu giữ thành năm 1873 và 1882. (4) Ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai đường phố đẹp mang tên hai ông.

b. (1) Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. (2) Hồi ông mới ra chòi vịt, ông trầm lặng như một chiếc bóng.

c. (1) Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới. (2) Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.

Gợi ý làm bài:

a. (1) Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên, (câu giới thiệu)

    (2) Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. (câu nêu nhận định)

b. (1) Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. (câu giới thiệu)

c. (2) Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân, (câu nêu nhận định)

Bài tập 2: Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu có câu kể Ai là gì ? để giới thiệu về các bạn trong lớp (hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em).

Gợi ý làm bài:

Mẫu 1

     Đây là ảnh chụp gia đình mình. Người ở ngồi trên ghế này là ông nội mình. Ông là sĩ quan về hưu đấy ! Ngồi bên cạnh là bà nội mình. Xem này, ở trong hình thôi mà ánh mắt của bà cũng toát lên được vẻ đẹp hiền từ. Đứng cạnh ông nội là ba mình. Người ôm vai bà nội mình là mẹ mình đấy ! Trông mẹ mình thật là đẹp phải không ? Cạnh mẹ mình là em gái nhỏ của mình. Bé đang là học sinh lớp 1. Và đây, là mình. Khi chụp tấm hình này mình đang học lớp ba. Trông mình thật là buồn cười !

Mẫu 2

     Đây là ảnh chụp toàn bộ gia đình tôi. Người đàn ông đứng chính giữa là ba tôi. Người ở bên cạnh ba tôi, về phía phải là mẹ tôi. Người đứng sát mẹ tôi là chị gái của tôi. Tôi là người đứng về phía trái của ba tôi.

Câu hỏi: Đặt câu theo mẫu ai là gì để giới thiệu về trường em?

Trả lời:

- Ngôi Trường em yêu quý là trường tiểu học Lý Tự Trọng

- Trường học của em là ngôi nhà thứ hai để em được chăm sóc và học tập.

- Trường học của em là ngôi nhà thứ 2 của em

Cùng Top lời giải tìm hiểu về các kiểu câu nhé!

1. Các kiểu câu

Kiểu câu

Ai - là gì?

Ai - làm gì?

Ai thế nào?

Chức năng giao tiếp Dùng để nhận định, giới thiệu về một người, một vật nào đó. Dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc vật được nhân hóa. Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.
Bộ phận trả lời cho câu hỏiAi?

- Chỉ người, vật

- Trả lời cho câu hỏiAi? Cái gì? Con gì?

-Chỉ người, động vật hoặcvật được nhân hóa.

- Trả lời câu hỏi Ai? Con gì?Ít khi trả lời câu hỏi cái gì?(trừ trường hợp sự vật ở bộ phận đứng trước được nhân hóa.)

-Chỉ người, vật.

- Trả lời câu hỏiAi? Cái gì? Con gì?

Bộ phận trả lời cho câu hỏilà gì?(làm gì?/ thế nào? )

- Là tổ hợp của từ “là” với các từ ngữchỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất.

- Trả lời cho câu hỏilà gì? là ai? là con gì?

- Là từ hoặc cáctừ ngữ chỉ hoạt động.

- Trả lời cho câu hỏilàm gì?

- Là từ hoặc các từ ngữchỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái.

-Trả lời cho câu hỏithế nào?

Ví dụ

- Bạn Nam là lớp trưởng lớp tôi.

Chim công là nghệ sĩ múa của rừng xanh.

Ai?:Bạn Nam

Là gì?:Là lớp trưởng lớp tôi.

- Đàn trâu đang gặm cỏ trên cánh đồng.

Ai?:Đàn trâu

Làm gì?:đang gặm cỏ.

- Bông hoa hồng rất đẹp

- Đàn voi đi đủng đỉnh trong rừng.

Ai?: Đàn voi

Thế nào?:đi đủng đỉnh trong rừng.

2. Một số căn cứ phân biệt câu Ai thế nào?

+ Căn cứ thứ nhất:

Câu kiểu Ai thế nào? là câu có một bộ phận trả lời câu hỏi Ai? và một bộ phận trả lời câu hỏi thế nào?

+ Căn cứ thứ 2:

- Bộ phận trả lời câu hỏi Ai? là những từ chỉ sự vật cụ thể là những từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối... và thường đứng ở đầu câu (đối với những câu không có phần phụ)

- Bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? là những từ cụm từ trong đó từ chính là từ chỉ đặc điểm, tính chất (vì các em chưa biết khái niệm tính từ), từ chỉ trạng thái. Bộ phận này thường đứng sau bộ phận trả lời câu hỏi Ai?

+ Căn cứ thứ 3:

Câu kiểu Ai thế nào ? thường dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, đồ vật, con vật, cây cối, hiện tượng.

* Để kiểm tra cho chắc chắn thì đặt câu hỏi cho các bộ phận câu.

* Một số lưu ý:

- Có những câu có từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái ở phần không phải là bộ phận trả lời câu hỏi Ai? nhưng câu đó không phải là kiểu câu Ai thế nào?

VD: Đàn bò thung thăng gặm cỏ.

- Có những câu có từ chỉ hoạt động đứng trước từ chỉ đặc điểm tính chất nhưng nó vẫn là câu kiểu Ai thế nào?

VD: Quả khế này ăn rất chua.

3. Bài tập về mẫu câu “Ai là gì?”

Bài tập 1:Tìm câu kể Ai là gì? trong các đoạn văn dưới đây rồi ghi vào vở

a. (1) Nguyễn Tri phương là người Thừa Thiên.Hoàng Diệu là người Quảng Nam. (2) Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. (3) Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đầu giữ thành năm 1873 và 1882. (4) Ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai đường phố đẹp mang tên hai ông.

b. (1) Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. (2) Hồi ông mới ra chòi vịt, ông trầm lặng như một chiếc bóng.

c. (1) Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới. (2) Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.

Gợi ý làm bài:

a. (1) Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên, (câu giới thiệu)

(2) Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. (câu nêu nhận định)

b. (1) Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. (câu giới thiệu)

c. (2) Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân, (câu nêu nhận định)

Bài tập 2:Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu có câu kể Ai là gì ? để giới thiệu về các bạn trong lớp (hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em).

Gợi ý làm bài:

- Mẫu 1:

Đây là ảnh chụp gia đình mình. Người ở ngồi trên ghế này là ông nội mình. Ông là sĩ quan về hưu đấy ! Ngồi bên cạnh là bà nội mình. Xem này, ở trong hình thôi mà ánh mắt của bà cũng toát lên được vẻ đẹp hiền từ. Đứng cạnh ông nội là ba mình. Người ôm vai bà nội mình là mẹ mình đấy ! Trông mẹ mình thật là đẹp phải không ? Cạnh mẹ mình là em gái nhỏ của mình. Bé đang là học sinh lớp 1. Và đây, là mình. Khi chụp tấm hình này mình đang học lớp ba. Trông mình thật là buồn cười !

Mẫu 2:

Đây là ảnh chụp toàn bộ gia đình tôi. Người đàn ông đứng chính giữa là ba tôi. Người ở bên cạnh ba tôi, về phía phải là mẹ tôi. Người đứng sát mẹ tôi là chị gái của tôi.Tôi là người đứng về phía trái của ba tôi.