Đề văn chuyện chức phán sự đền tản viên năm 2024

Bài tập trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10

Mời các bạn cùng làm bài Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Phần 2) với nhiều câu hỏi bổ ích được VnDoc sưu tầm và biên soạn, không chỉ giúp học sinh nắm vững nội dung trọng tâm của bài mà còn mở rộng vốn kiến thức bản thân.

Để học tốt môn Ngữ văn 10 và tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, mời các bạn tham khảo:

  • Soạn bài lớp 10
  • Soạn Văn 10 (ngắn nhất)
  • Soạn bài lớp 10: Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên
  • Soạn văn 10 bài: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
  • Phân tích tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ
  • Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Phần 1)

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm

  • 1

    Trong truyện “Phán sự đền tản viên” là chức vụ dành để phong cho ai?

    • a. Ngô Tử Văn
    • b. Viên Thổ Công
    • c. Tên giặc phương Bắc.
    • d. Một người khác.
  • 2

    Ở đoạn mở đầu tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, tác giả vừa giới thiệu nhân vật vừa dẫn người đọc đi ngay vào sự việc chính: Tử văn đốt đền. Dòng nào dưới đây nêu không đúng tác dụng của lối mở đầu như vậy?

    • a.Tạo bất ngờ, kịch tính và gây hồi hộp ngay từ đầu.
    • b.Tạo ấn tượng rõ rệt và gây sự chú ý đặc biệt đến người đốt đền.
    • c.Tạo một mối hoài nghi, hoang mang lớn trong lòng người đọc.
    • d.Góp phần khắc họa tính cách nhân vật ngay từ những dòng đầu.
  • 3

    Vì sao Tử Văn quyết định đốt đền?

    • a.Vì muốn tỏ bày thái độ ngất ngưỡng, khinh bạc của mình.
    • b.Vì muốn bảo vệ quyền lợi, danh phận cho viên Thổ Công.
    • c.Vì muốn diệt trừ kẻ đang làm yêu làm quái trong dân gian.
    • d.Vì xem thường thánh thần và không tin điều mê tín dị đoan.
  • 4

    Trong truyện, Nguyễn Dữ đã nhiều lần sử dụng các câu văn trực tiếp miêu tả, thể hiện bản lĩnh cứng cỏi của Tử Văn. Trong những câu đó, câu văn nào là câu trích dẫn từ lời nói trực tiếp của Tử Văn?

    • a. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần vì cả.
    • b. Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên.
    • c. Ngô soạn này là một kẽ ngay thẳng ở trần gian, […] không nên bắt phải chết một cách oan uổng.
    • d. Tử Văn bèn tâu trình đầu đuôi như lời Thổ công đã nói, lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào.
  • 5

    Sắp xếp các chi tiết, sự việc sau đây theo một thứ tự để thấy rõ tính chất tăng tiến, tăng cấp của lòng cam đảm của Tử Văn.(1)Mọi người xung quanh sợ, Tử Văn không sợ. (2)Hai quỉ sứ dùng gông dài thừng lớn gông trói, Tử Văn không sợ. (3)Tên giặc phương Bắc hăm dọa, Tử Văn không sợ. (4)Diêm Vương mắng, Tử Văn không sợ.

    • a.(1) – (2) – (3) – (4)
    • b.(1) – (3) – (2) – (4)
    • c.(1) – (2) – (4) – (3)
    • d.(1) – (4) – (2) – (3)
  • 6

    Nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật Tử Văn được tác giả tô đậm, nhất quán từ đầu đến cuối tác phẩm là gì?

    • a. Cương trực, khẳng khái.
    • b. Ngất ngưởng, khinh bạc.
    • c. Điềm tĩnh, tự tin.
    • d. Tài hoa, hào hiệp.
  • 7

    Sau khi đốt đền, Tử Văn đã trải qua cả một cuộc phiêu lưu dài. Thứ tự các sự việc trong cuộc phiêu lưu đó lần lượt là:

    • a.Sốt – gặp Thổ công – gặp người tự xưng là cư sĩ – xuống âm phủ gặp Diêm Vương.
    • b.Sốt –gặp người tự xưng là cư sĩ – gặp Thổ công – xuống âm phủ gặp Diêm Vương.
    • c.Gặp người tự xưng là cư sĩ – sốt – gặp Thổ công – xuống âm phủ gặp Diêm Vương.
    • d.Gặp người tự xưng là cư sĩ – gặp Thổ công – sốt - xuống âm phủ gặp Diêm Vương.
  • 8

    Trong chuỗi sự việc phiêu lưu dài của Tử Văn: “Sốt –gặp người tự xưng là cư sĩ – gặp Thổ công – xuống âm phủ gặp Diêm Vương ” mỗi sự việc đều có tầm quan trọng của nó. Nhưng có một sự việc mà nếu thiếu thì truyện sẽ mất hẳn đi tính chất tự nhiên, hợp lí. Đó là sự việc nào?

    • a. Việc gặp Thổ công .
    • b. Việc gặp người tự xưng là cư sĩ.
    • c. Việc xuống âm phủ gặp Diêm Vương.
    • d. Việc Tử Văn đột nhiên lên cơn sốt.
  • 9

    Có hai lần tác giả nói đến cơn sốt của tử Văn. Vị trí của lần thứ hai kể về cơn sốt của Tử Văn (Đến đêm, bệnh càng nặng thêm) được xác định thế nào?

    • a.Sau khi đốt đền, trước khi gặp người tự xưng là cư sĩ.
    • b.Sau khi gặp người tự xưng là cư sĩ, trước khi gặp Thổ công.
    • c.Sau khi gặp Thổ công, trước khi xuống âm phủ gặp Diêm Vương.*
    • d.Sau khi gặp Diêm Vương.
  • 10

    Ai là tác giả “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”?

    • a. Nguyễn Bỉnh Khiêm
    • b. Nguyễn Trãi
    • c. Nguyễn Dữ.
    • d. Nguyễn Trường Tộ

11

Ở đoạn mở đầu Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, tác giả vừa giới thiệu nhân vật vừa dẫn dắt người đọc đi ngay vào sự việc chính: Tử Văn đốt đền. Dòng nào dưới đây nêu không đúng tác dụng của lối mở đầu như vậy?