Dịch nghỉa chử hán chử linh huyền là gì

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hàn HuyềnThông tin cá nhânSinh151Mất209Giới tínhnamNghề nghiệpchính kháchQuốc tịchĐông Hán

  • x
  • t
  • s

Hàn Huyền (chữ Hán: 韓玄; ? —?) là một quan viên và tiểu lãnh chúa cát cứ thời Hán mạt trong lịch sử Trung Quốc.

Theo sử liệu[sửa | sửa mã nguồn]

Theo tài liệu Tam quốc chí, phần Thục thư lục, Hàn Huyền ban đầu phục vụ dưới trướng của quân phiệt Kinh Châu Lưu Biểu, giữ chức Thái thú Trường Sa (長沙太守), thay chức Tôn Kiên. Sau khi Lưu Biểu chết, con trai thứ Lưu Tông được phe đảng tôn lên kế vị chức Châu mục Kinh Châu. Không lâu sau, dưới áp lực của quân phiệt Tào Tháo, Lưu Tông đã đầu hàng. Phe con trường Lưu Kỳ, với sự hỗ trợ của Lưu Bị, quyết định không đầu hàng Tào Tháo, chiếm cứ Giang Hạ, liên minh với quân phiệt Tôn Quyền ở Giang Nam, cuối cùng đã đánh bại đại quân Tào Tháo trong trận Xích Bích.

Mặc dù đại bại, phải rút đại quân về Bắc, Tào Tháo vẫn bố trí binh lực phòng thủ các quận Nam Dương, Nam quận và một phần Giang Hạ (phần còn lại Lưu Kỳ còn giữ được). Trong lúc quân Tôn Quyền kịch chiến trong 1 năm mới đẩy lùi quân Tào về Tương Dương, chiếm được Giang Lăng và mấy huyện phụ cận; Lưu Bị đã tôn Lưu Kỳ là Thứ sử Kinh Châu, đưa quân thu phục 4 quận phía Nam của Kinh Châu. Rất nhanh chóng, Thái thú Vũ Lăng Kim Toàn, Thái thú Trường Sa Hàn Huyền, Thái thú Quế Dương Triệu Phạm, Thái thú Linh Lăng Lưu Độ nhanh chóng quy phục Lưu Bị (trên danh nghĩa của Lưu Kỳ). Hàn Huyền vẫn được lưu chức Thái thú Trường Sa như trước. Một thuộc tướng của ông là Hoàng Trung, theo Lưu Bị vào Thục, lập được nhiều chiến công, được phong chức Thảo Lỗ tướng quân, trở thành thượng cấp của Hàn Huyền.

Không rõ Hàn Huyền qua đời khi nào, có lẽ trước chiến dịch của Tôn Quyền tập kích đánh chiếm 3 quận Linh Lăng, Quế Dương, Trường Sa từ tay Quan Vũ năm 214. Mộ của Hàn Huyền vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay tại thành phố Trường Sa. Tài liệu "Hàn Huyền mộ ký" của Uông Ưng Thuyên thời nhà Thanh có chép Hàn Huyền là người "uy tín trí lược, có sức phục người", "khoan hậu, yêu người", "Huyền cùng 3 quận đầu hàng, quân không đổ máu, bách tính an lành, có thể nói là biết cái lý thuận nghịch, có đức an toàn", đánh giá rất cao với danh tiếng của Hàn Huyền.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, tác giả La Quán Trung giới thiệu nhân vật Hàn Huyền là Thái thú ở Trường Sa, ông này xưa nay tính khí nóng nảy, giết người như ngóe, ai cũng oán ghét. Nhân vật Ngụy Diên thì cho rằng: Hàn Huyền là thằng tàn bạo bất nhân, khinh miệt hiền sĩ, ta nên giết đi mới phải. Theo Gia Cát Lượng thì Hàn Huyền "tuy chẳng ra gì", nhưng hắn có một viên đại tướng là Hoàng Trung sức địch muôn người.

Nhân vật Hàn Huyền sở hữu một con ngựa xám, sau này ông đã cho Hoàng Trung vì ngựa của Hoàng Trung già yếu và gãy chân trong trậngiao phong với Quan Vũ. Không những tính tình tàn bạo, Hàn Huyền là người đa nghi, ông ta luôn ghét và không trọng dụng Ngụy Diên vì tính kiêu ngạo. Đồng thời Hàn Huyền cũng là người hay nghi ngờ tấm lòng trung thành của Hoàng Trung.

Hàn Huyền đã sai bắt Hoàng Trung khi bị Quan Vũ đánh bại và sai đao phủ chém Hoàng Trung vì cho rằng Hoàng Trung cấu kết làm phản. Ngụy Diên sau đó đã làm loạn, giải cứu Hoàng Trung và dẫn người của mình xông vào phủ Hàn Huyền chém đứt đôi ông này, mở cửa thành và dâng đầu của Hàn Huyền cho Lưu Bị. Sau này theo lời yêu cầu của Hoàng Trung, cho chôn cất Hàn Huyền ở phía đông thành.

Trong truyện tranh[sửa | sửa mã nguồn]

Trong bộ truyện tranh Con trai rồng của Nhật Bản, Hàn Huyền không phải bị Ngụy Diên giết mà bị Trọng Đạt (Tư Mã Ý) giết bằng một nhát chém đồng thời tàn sát toàn bộ dân chúng trong thành Trường Sa nhằm cắt đứt hoàn toàn thông tin liên lạc giữa Hứa Đô và Kinh Châu để âm mưu làm phản Tào Tháo. Truyện này cũng không mô tả chi tiết Hàn Huyền tàn bạo, bất nhân như Tam Quốc diễn nghĩa.

Bạn đã biết chữ Linh trong tiếng Hán viết như thế nào chưa? Nếu chưa hãy tham khảo bài viết dưới đây để được PREP phân tích, giải nghĩa chi tiết để học tập và củng cố được thêm nhiều kiến thức hữu ích và từ vựng hơn bạn nhé.

Dịch nghỉa chử hán chử linh huyền là gì
Chữ Linh trong tiếng Hán

I. Chữ Linh trong tiếng Hán là gì?

Chữ Linh trong tiếng Hán là 灵, phiên âm líng, mang ý nghĩa là linh hoạt, khéo léo hoặc tinh thần, linh hồn, tâm linh, linh thiêng.

  • Âm Hán Việt: linh
  • Tổng nét: 7
  • Bộ: kệ 彐 (+4 nét), hoả 火 (+3 nét)
  • Lục thư: hình thanh
  • Hình thái: ⿱彐火
  • Nét bút: フ一一丶ノノ丶
  • Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
  • Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao

Dịch nghỉa chử hán chử linh huyền là gì
Chữ Linh trong tiếng Hán

II. Phân tích cấu tạo, ý nghĩa chữ Linh trong tiếng Hán

Có thể bạn chưa biết, chữ Linh trong tiếng Hán 灵 xuất hiện từ thời nhà Tống, là kiểu chữ Hội ý. Cấu tạo của Hán tự 灵 được tạo bởi:

  • * Chữ 彐 có hình dạng giống bàn tay.
    • Chữ 火 là ngọn lửa.

➜ Giải thích: Bàn tay được sưởi ấm bởi ngọn lửa.

Dịch nghỉa chử hán chử linh huyền là gì
Lý giải chữ Linh trong tiếng Hán

灵 là Hán tự được sử dụng phổ biến trong tiếng Trung Quốc và nó được tìm thấy sớm nhất trong một Bia đồng Xuân Thu. 灵本 chính là tên của các phù thủy nhảy múa trong phương ngữ Chu và nó dùng để ám chỉ các vị thần linh theo nghĩa mở rộng.

Người xưa tin rằng, con người sau khi chết đi sẽ biến thành yêu tinh, cho nên linh hồn ám chỉ những thứ liên quan đến người chết. Ngoài ra, chữ Linh trong tiếng Hán 灵 còn mang ý nghĩa ám chỉ sự thông minh, hiểu biết, khéo léo, linh hoạt.

III. Cách viết chữ Linh trong tiếng Hán

Chữ Linh trong tiếng Hán 灵 được tạo bởi 7 nét. Nếu muốn viết chính xác Hán tự này, bạn cần nằm lòng kiến thức về các nét cơ bản trong tiếng Trung. Sau đây, PREP sẽ hướng dẫn chi tiết các bước viết Hán tự 灵 nhé!

Hướng dẫn nhanh

Dịch nghỉa chử hán chử linh huyền là gì

Hướng dẫn chi tiết

Dịch nghỉa chử hán chử linh huyền là gì

IV. Từ vựng có chứa chữ Linh trong tiếng Hán

PREP đã hệ thống lại bảng từ vựng có chứa chữ Linh trong tiếng Hán. Bạn có thể tham khảo để củng cố thêm cho mình vốn từ phục vụ cho giao tiếp và kỳ thi HSK nhé!

STT

Từ vựng chứa chữ Linh trong tiếng Hán

Phiên âm

Dịch nghĩa

1

灵便

língbian

Linh hoạt, nhanh nhẹn, tiện lợi

2

灵光

língguāng

Ánh sáng thần kỳ, vầng sáng

3

灵台

língtái

Bàn thờ, phần mộ, tâm linh

4

灵堂

língtáng

Linh đường

5

灵境

língjìng

Tiên cảnh, tiên giới

6

灵妙

língmiào

Thần diệu, tuyệt diệu

7

灵巧

língqiǎo

Khéo léo, tinh tế, linh hoạt

8

灵府

língfǔ

Tư duy, suy nghĩ

9

灵异

língyì

Thần kỳ, kỳ dị, thần bí

10

灵性

língxìng

Thông minh, tài trí, trí tuệ

11

灵怪

língguài

Yêu quái, thần kỳ, quái dị

12

灵感

línggǎn

Linh cảm

13

灵慧

línghuì

Nhanh nhạy, thông minh trí tuệ

14

灵敏

língmǐn

Nhanh nhạy, nhanh nhẹn

15

灵机

língjī

Nhạy cảm, nhạy bén, nhanh trí

16

灵气

língqì

Hiểu biết, năng lực

17

灵活

línghuó

Linh hoạt, nhanh nhẹn

18

灵秀

língxiù

Thanh tú, xinh đẹp

19

灵符

língfú

Bùa chú

20

灵魂

línghún

Linh hồn, tâm linh, tư tưởng, tâm hồn, nhân cách, lương tâm

21

灵芝

língzhī

Cỏ Linh Chi

22

灵透

língtou

Thông minh, sáng dạ

23

灵通

língtōng

Nhanh, thạo tin, linh hoạt, nhanh nhẹn

24

灵验

língyàn

Linh nghiệm, hiệu nghiệm, chính xác, đúng

PREP bật mí thêm chữ Thần linh trong tiếng Hán là 神灵, phiên âm shénlíng.

Tham khảo thêm bài viết:

  • Bàn luận về hai chữ Thần trong tiếng Hán (辰 & 神) chi tiết!

Như vậy, PREP đã giải đáp chi tiết về chữ Linh trong tiếng Hán. Hy vọng, thông qua những bật mí trên, các bạn có thể học thêm được nhiều kiến thức hữu ích về từ vựng tiếng Trung để có thể chinh phục các kỳ thi năng lực Hán ngữ dễ dàng nhé!