Triết học luôn là một trong những vấn đề khiến chúng ta đau đầu rất từ trước đến nay. Người thì nói triết quá cao siêu khó hiểu, người lại nói triết là phạm trù khó có thể với tới. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau bàn về chất trong triết học. Điều kiện để chất mới ra đời là gì cùng khái niệm đúng nhất về sự thay đổi của chất, lượng cùng sự khác nhau giữa chất và lượng trong triết học. 

Điều kiện để chất mới ra đời thay thế chất cũ là gì

Điều kiện để chất mới ra đời là gì trong triết học, khái niệm chất được dùng để chỉ

Điều kiện để chất mới ra đời là gì trong triết học, khái niệm chất được dùng để chỉ

Điều kiện để chất mới ra đời trong triết học là khi lượng đạt đến một giới hạn nhất định. Theo lý thuyết trong triết học thì khi lượng thay đổi và đạt tới điểm nút thì chất mới sẽ được sinh ra để thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời để thay thế sự vật cũ. 

Trong triết học, mỗi sự vật và hiện tượng trên thế giới này đều có chất – lượng thống nhất với nhau trong đó: 

  • Chất là từ được dùng để nói về những thuộc tính cơ bản vốn có của các sự vật, hiện tượng trên thế giới. Chất là biểu tượng tiêu biểu cho các sự vật, hiện tượng đó và nó cũng là đặc điểm giúp chúng ta phân biệt sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác. Ví dụ tiêu biểu về chất là cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945 của nước ta. Trong cuộc cách mạng toàn quân, toàn dân ta đã thành công đánh bại thực dân Pháp, giành lại quyền độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng sự đồng lòng của toàn bộ giai cấp công – nông – tri thức. Chất của cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, cuộc cách mạng do dân, cho dân và vì dân. Đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất của cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945 so với những cuộc cách mạng khác.

  • Lượng cũng là khái niệm được dùng để nói về những thuộc tính vốn có của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống này. Khác với chất lượng được sử dụng để nói về quy mô (độ lớn, nhỏ). trình độ (cao, thấp), tốc độ (nhanh, chậm) hay số lượng (ít, nhiều) của các sự vật, hiện tượng. Ví dụ đơn giản nhất về lượng trong triết học là biểu đồ dân số của một quốc gia, một quốc gia có số lượng dân số nhiều hay ít, diện tích lãnh thổ trên đầu người rộng hay chật, trình độ học vấn, chuyên môn của dân số là cao hay thấp,…

Sự biến đổi về chất của các sự vật, hiện tượng bao giờ cũng bắt nguồn từ sự thay đổi về lượng. Sự biến đổi về lượng diễn ra một cách từ từ, dần dần và đôi khi là rất chậm. Quá trình chuyển đổi về lượng sẽ ảnh hưởng đến trạng thái của chất trong sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, khi lượng thay đổi không có nghĩa là chúng ta sẽ nhìn thấy ngay sự thay đổi về chất. Khi lượng thay đổi mà chất vẫn chưa thay đổi chúng ta gọi hiện tượng đó là “độ”. 

Chất sẽ chỉ thay đổi khi lượng thay đổi và đạt tới một giới hạn nhất định. Lúc này, sự thay đổi của lượng sẽ làm mất cân bằng giữa lượng và chất. Khi lượng đã đạt đến giới hạn thì chất mới sẽ được sinh ra và thay thế cho chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế cho các sự vật cũ. Điểm giới hạn này được gọi là điểm “nút”. Nói một cách đơn giản hơn thì điều kiện để chất mới ra đời chính là lượng đạt đến điểm nút.

Ví dụ: Trong điều kiện thông thường thì chất Đồng (Cu) trong hoá học luôn biểu hiện ở trạng thái rắn. Thế nhưng, nếu chúng ta tăng dần nhiệt độ nấu chảy đồng từ nhiệt độ phòng lên đến 1083 độ C thì đồng sẽ chảy dần thành chất lỏng. Độ trong ví dụ này là khoảng nhiệt độ từ 0 đến 1083 độ C. Điểm nút ở đây là 1083 độ.

Điều kiện để chất mới ra đời thay thế chất cũ là gì

Trong Triết học chất mới ra đời lại bao hàm những gì

Trong Triết học chất mới ra đời lại bao hàm những gì

Trong triết học, khi một chất mới ra đời thì chúng sẽ bao hàm một lượng mới tương ứng với mỗi sự vật, hiện tượng khác nhau. Với mỗi hiện tượng, sự vật sẽ lại có chất và lượng đặc thù tương ứng khác nhau. Lượng và chất này luôn tạo thành một thể thống nhất, cân bằng. 

Như chúng ta đã nói thì, mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới này đều có mặt chất và lượng cân bằng, thống nhất với nhau. Bởi chất và lượng đều là các thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng và với mỗi sự vật, hiện tượng lại có chất, lượng khác nhau. Cũng vì thế, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng không có chất và lượng thuần tuý tồn tại bên ngoài sự vật, hiện tượng. Cũng như không có chất tồn tại ngoài lượng và ngược lại. Chất và lượng luôn có sự liên kết với nhau.

Chất mới ra đời sẽ bao hàm một lượng mới tương ứng. Thời gian để chất biến đổi khá lâu nhưng một khi tiến vào thời gian biến đổi thì chất sẽ biến đổi rất nhanh. Mỗi sự vật và hiện tượng đều có một chất đặc trưng, tương ứng phù hợp. Vậy nên, khi chất mới ra đời sẽ yêu cầu có một lượng mới tương ứng. Sự biến đổi không ngừng về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất trong sự vật, hiện tượng. Khi chất mới ra đời lại quy định một lượng mới tương ứng với nó và tạo cho sự vật, hiện tượng mới một lượng khác trước.

Điều kiện để chất mới ra đời thay thế chất cũ là gì

Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào

Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào

Như chúng ta đã nói ở trên thì chất và lượng luôn song hành cùng nhau trong mỗi sự vật, hiện tượng. Vậy, chất và lượng khác nhau như thế nào? Sự thay đổi về chất và lượng trong sự vật, hiện tượng cũng có những điểm khác nhau là gì?

Sự thay đổi về lượng trong sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hằng ngày luôn luôn diễn ra. Lượng luôn thay đổi không ngừng nghỉ và liên tục. Sự thay đổi về lượng cũng diễn ra một cách nhanh chóng. 

Đối với chất trong sự vật, hiện tượng hằng này thì hoàn toàn ngược lại. Chất có xu hướng biến đổi chậm và từ từ. Chúng ta khó có thể nhận thấy sự thay đổi của chất trong sự vật, hiện tượng một cách nhanh chóng. Chúng ta chỉ có thể nhận thấy được sự thay đổi của chất khi lượng đã đạt đến điểm nút. Khi lượng đã đạt đến điểm nút, chất sẽ thay đổi một cách vô cùng nhanh chóng.

Sự ảnh hưởng của lượng đối với chất

Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trên thế giới đều được tạo ra từ một thể thống nhất giữa lượng và chất. Chúng không thể tách rời nhau và luôn tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất. Trong một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến chất, giới hạn của sự thay đổi này được gọi là độ.

Độ là khái niệm chỉ tính quy định, là mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng. Nó được sử dụng để nói đến khoảng giới hạn mà sự thay đổi về lượng không ảnh hưởng đến chất. Khi sự thay đổi của lượng đạt đến điểm nút thì chúng cũng sẽ làm thay đổi bản chất của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác.

Sự ảnh hưởng của chất đối với lượng

Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới tác động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

Trên đây là tổng hợp thông tin về điều kiện để chất mới ra đời là gì. Hy vọng rằng thông qua bài viết này các bạn sẽ hiểu được điều kiện để chất mới được hình thành cùng tầm quan trọng trong sự liên kết với chất cùng lượng trong triết học.

Xem thêm: Feliz navidad là gì? Tìm hiểu về bài hát feliz navidad 

Thắc mắc -