Điều trị bệnh ghẻ trong bao lâu

Liệu bệnh ghẻ nước có tự khỏi được không hay chỉ có thể khắc phục khi nhận được sự chăm sóc y tế? Vấn đề này đang được nhiều người quan tâm khi ghẻ nước là căn bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khiến da tổn thương. 

Điều trị bệnh ghẻ trong bao lâu
Bệnh ghẻ nước liệu có thể tự khỏi được không khi không áp dụng liệu pháp điều trị?

Ghẻ nước là bệnh lý ngoài da dễ gặp với triệu chứng đặc trưng là nổi nhiều mụn nước trên bề mặt da gây ngứa ngáy. Bệnh có thể khởi phát ở bất cứ vị trí nào, phổ biến nhất là kẽ ngón tay, ngón chân hay vùng kín.

Những tổn thương trên da rất dễ lây lan trên diện rộng, nhất là khi bạn gãi hay chà xát. Bệnh ghẻ nước còn dễ lây lan cho người khác qua con đường tiếp xúc cả trực tiếp và gián tiếp.

Liệu bệnh ghẻ nước có thể tự khỏi hay không? Vấn đề này được bác sĩ Nguyễn Hoàng Nam – Bệnh viện Da liễu Trung ương lý giải như sau:

“Ghẻ nước là bệnh về da rất dễ phát sinh khi vệ sinh cá nhân kém hay sống trong môi trường chật chội, ô nhiễm. Bệnh chỉ có thể được khắc phục khi ký sinh trùng Sarcoptes scabie hominis gây ra được tiêu diệt hoàn toàn.

Loại ký sinh trùng này mặc dù chỉ có vòng đời 2 tuần nhưng lại sinh sản rất nhanh. Chính vì thế mà chúng chỉ có thể bị tiêu diệt khi có biện pháp can thiệp đúng cách. Bệnh ghẻ nước mặc dù không nguy hiểm nhưng sẽ không thể tự khỏi khi chưa áp dụng phác đồ điều trị phù hợp.

Đối với bệnh ghẻ nước, sau khi thăm khám và xác định mức độ bệnh, bác sĩ thường chỉ định các thuốc như:

  • Thuốc mỡ DEP
  • Benzyl Benzoate 33%
  • Lindane 1%
  • Kem Permethrin 5%
  • Kem Eurax
  • crotamiton 10%
  • Ivermectin
  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc kháng viêm, chống bội nhiễm

Bạn tuyệt đối không được chủ quan với bệnh lý này. Bởi nếu không thực hiện điều trị nghiêm túc sẽ rất dễ gặp phải biến chứng. Điển hình nhất là tình trạng bội nhiễm phát triển khiến cho da bị nhiễm trùng và tổn thương vĩnh viễn.”

Ghẻ nước là một trong những bệnh ngoài da rất dễ gặp có thể phát sinh biến chứng nếu không sớm điều trị. Ngoài ra, bệnh còn có khả năng truyền nhiễm, không chỉ lây lan sang vùng da khỏe mạnh mà còn lây cho người khác qua tiếp xúc.

Bạn cần chú ý đến các vấn đề sau để nhanh chóng chữa dứt điểm bệnh lý này:

Phát hiện bệnh sớm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc điều trị bất cứ bệnh lý nào. Đối với bệnh ghẻ nước, khi phát hiện sớm sẽ hạn chế được tình trạng tổn thương da lan rộng.

Điều trị bệnh ghẻ trong bao lâu
Cần sớm phát hiện và thăm khám để nhanh chóng đẩy lùi bệnh ghẻ nước

Phát hiện khi bệnh mới khởi phát không chỉ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn mà còn tránh những tổn thương vĩnh viễn trên da sau điều trị. Bạn nên chú ý thăm khám khi phát hiện những triệu chứng sau đây:

  • Da nổi rất nhiều mụn nước
  • Ngứa ngáy dữ dội
  • Xuất hiện rãnh ghẻ trên da

Các triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về da khác như viêm da dị ứng, tổ đỉa. Sớm thăm khám, bác sĩ sẽ xác định bệnh và điều trị kịp thời.

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và biểu hiện của triệu chứng trên da mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Việc cần làm của người bệnh là nghiêm túc thực hiện phác đồ điều trị mà bác sĩ chỉ định.

Ký sinh trùng ghẻ mặc dù chỉ có vòng đời 2 tuần nhưng lại sinh sản rất nhanh, mỗi ghẻ cái có thể sinh sản khoảng 30 trứng ghẻ. Chính vì thế mà người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị. Thực hiện không đúng phác đồ có thể khiến bệnh dai dẳng tồn tại và phát sinh rủi ro.

Tuyệt đối tránh việc tự ý ngưng thuốc, ngay cả khi các triệu chứng đã được khắc phục. Tuân thủ thời gian điều trị là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tái nhiễm.

Để hỗ trợ điều trị, tránh tổn thương da lây lan cũng như nhiễm bệnh cho người khác, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Vệ sinh đồ dùng cá nhân, giặt quần áo sạch sẽ bằng nước nóng.
  • Giữ gìn vệ sinh không gian sống, thường xuyên hút bụi trong nhà.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đồng thời tránh tiếp xúc da kề da hay quan hệ tình dục với người bệnh.
  • Vệ sinh thân thể đúng cách, tránh dùng các loại xà phòng tẩy rửa mạnh. Nên dùng nước ấm để tắm trong khoảng 10 phút.
  • Tránh gãi hay chạm tay lên vùng da bị ghẻ nước bởi rất dễ khiến tổn thương da lan rộng và nặng nề.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, tránh ăn các thực phẩm có hàm lượng cao.

Bệnh ghẻ nước sẽ không thể tự khỏi nếu chưa nhận được sự chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu sớm phát hiện thì việc điều trị bệnh lý này sẽ không quá khó khăn. Bạn nên chú ý đến các biểu hiện khác thường trên da để kịp thời thăm khám.

Có lẽ giờ đây, khi nhắc tới bệnh ghẻ, nhiều người, nhất là những người sống ở thành phố sẽ gạt phăng vì nghĩ rằng đây là bệnh chỉ gặp ở những nơi có điều kiện dinh dưỡng và vệ sinh kém. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy rằng, ngay cả những thành phố lớn, bệnh ghẻ vẫn tồn tại và nhiều khi bị chẩn đoán nhầm. Do đó mà có những gia đình bị ghẻ cả nhà trong suốt 2 năm trời vẫn chưa được chẩn đoán và điều trị đúng.

Cái ghẻ xâm nhập qua da gây bệnh

Căn nguyên gây bệnh ghẻ là một loại ký sinh trùng có tên sarcoptes scabiei, có nơi còn gọi là con mạt ngứa (itch mite). Con cái có kích thước từ 0.3-0.5mm. Cái ghẻ xâm nhập vào đường biểu bì da, đào hầm và đẻ trứng. Chúng đẻ từ 2-3 trứng/ngày và đẻ liên tục trong 4-6 tuần liền. Trứng nở thành ấu trùng và phát triển thành con trưởng thành chỉ trong vòng 3-4 ngày. Lây bệnh ghẻ là do tiếp xúc trực tiếp với người bị ghẻ, nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm. Cái ghẻ có thể sống ngoài cơ thể được 2-3 ngày, điều này rất có ý nghĩa trong việc tư vấn điều trị.

Điều trị bệnh ghẻ trong bao lâu

 Tổn thương do ghẻ có thể nhầm lẫn với eczema.

Ngứa ghẻ có thể nhầm lẫn với eczema

Người bị nhiễm ký sinh trùng ghẻ lần đầu tiên trong vòng 2 tuần đầu hoàn toàn chưa có biểu hiện ngứa do mới bị ghẻ xâm nhập nên chưa có sự phản ứng lại (hay là sự nhạy cảm). Việc chẩn đoán ghẻ rất dễ, ai đó từng bị ghẻ đều có thể nhận ra được, nhưng đôi khi cũng bị nhầm lẫn tại các phòng khám chuyên khoa vì ghẻ lâu ngày tạo thành eczema hóa hoặc bội nhiễm hoặc ghẻ vảy. Dựa vào triệu chứng bệnh ngứa nhiều về đêm, ngứa tăng khi trời nóng, khi lao động, chơi thể thao. Mụn nước ở vị trí đặc hiệu, kẽ ngón tay, lằn chỉ cổ tay, nếp gấp bàn tay, vùng thắt lưng, cạp quần, bẹn,  đùi, sinh dục, nách, núm vú ở phụ nữ. Điều đặc biệt là ghẻ không thấy ở mặt, đầu và 1/3 trên lưng. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, ghẻ có thể bị toàn thân. Có thể dùng kính lúp soi bắt được cái ghẻ nằm ở cuối đường hầm trong da.

Chữa ghẻ bằng cả đông y và tây y

Đông y thường dùng lá cây ba gạc, lá đào đun nước tắm, nhựa cây máu chó bôi tại chỗ. Tắm nước muối, tắm biển… Tây y có thể dùng một trong những loại thuốc sau: D.E.P.(dietyl phtalat); benzyl benzoat (ascabiol, scabitox, zylate); eurax (crotamintan); permethrin cream 5% (elimite); lindane (gamma–benzen hexachlorid, kwell).

Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý, khi điều trị ghẻ, phải điều trị cho cả những người sống chung trong gia đình hoặc trong cùng đơn vị, ký túc xá sinh viên, tẩy uế quần áo, ga gối. Trong mùa hè, phơi quần, áo, ga, gối 3-4 nắng. Quần áo giặt để 1 tuần sau mặc lại. Do bệnh ghẻ có thể xuất hiện ở bất kỳ địa phương nào, kể cả nông thôn hay thành thị nên nếu nghi ngờ mắc bệnh, không nên chủ quan để bệnh kéo dài dai dẳng.

ThS. Đỗ Xuân Khoát


1. Đại cương về bệnh ghẻ      Bệnh ghẻ là một bệnh da khá phổ biến ở nước ta. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt. Bệnh lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua quần áo, chăn chiếu dính trứng ghẻ hoặc cái ghẻ. Bệnh ghẻ tuy không gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, nhưng nếu không được điều trị chu đáo, bệnh sẽ gây ra các biến chứng như: nhiễm trùng, chàm hóa, viêm cầu thận cấp.

2. Dịch tễ bệnh ghẻ

     Bệnh ghẻ là một bệnh nhiễm KST ở da, gây nên bởi sự xâm nhập của một loài ký sinh bắt buộc ở lớp thượng bì có tên khoa học là Sarcoptes scabiei, xác định lần đầu vào những năm 1600 nhưng không được xem là nguyên nhân gây bệnh ở da cho tới những năm 1700. Ước tính, có khoảng 300 triệu người trên toàn thế giới bị nhiễm KST ghẻ. Tác giả Fuller năm 2013 cho rằng tỷ lệ mắc bệnh ghẻ rất khác nhau, giao động từ 2,71/1000 tới 46% và vẫn là một gánh nặng bệnh tật lớn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ghẻ ảnh hưởng tới mọi tầng lớp xã hội, trong đó trẻ em và phụ nữ dễ bị cảm nhiễm hơn. Bệnh có xu hướng lưu hành nhiều hơn ở vùng thành thị, đặc biệt là các vùng đông đúc dân cư, điều kiện vệ sinh kém, bệnh vào mùa đông nhiều hơn mùa hè. Tỷ lệ mắc bệnh ghẻ đã tăng lên trong hai thập kỷ qua. Ở các nước phát triển, bệnh ghẻ vẫn là một trong những bệnh da liễu phổ biến, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, chi phí điều trị cao. Sự lan truyền ký sinh trùng chủ yếu do tiếp xúc gần gũi với người mang mầm bệnh hoặc qua trung gian là các vật dụng dính trứng ghẻ, cái ghẻ.


3. Bệnh nguyên và bệnh sinh      Cái ghẻ có bốn đôi chân, kích thước khoảng 0,3 mm, rất nhỏ nên khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng không thể bay hay nhảy được, chu kỳ sống khoảng 30 ngày, ở trong và trên thượng bì. Ghẻ cái đào luống ở lớp sừng trong vòng 20 phút và đẻ khoảng 3 trứng mỗi ngày. Sau 4 ngày thì trứng nở, cái ghẻ non di chuyển lên bề mặt da và trưởng thành ở đó. Sau hai tuần, ghẻ cái và ghẻ đực giao cấu với nhau, sau đó, ghẻ cái đào luống trong lớp sừng còn ghẻ đực-vốn có kích thước nhỏ hơn ghẻ cái-bị chết. Số lượng trung bình cái ghẻ trên vật chủ thường nhỏ hơn 20, trừ trường hợp ghẻ vảy có thể có tới hàng triệu cái ghẻ. Những người bị suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV hoặc ở người già, ở bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ cao bị ghẻ vảy, mặc dầu vậy, đã có trường hợp người Úc bản xứ khỏe mạnh mắc ghẻ vảy.

4. Đặc điểm lâm sàng bệnh ghẻ

     Khi tiếp xúc lần đầu với cái ghẻ, triệu chứng ngứa và rát xuất hiện sau 6-8 tuần, khi đã tiếp xúc trước đó với cái ghẻ, các triệu chứng xuất hiện sớm hơn, trong vòng vài ngày do có sự mẫn cảm trước đó với cái ghẻ. Bệnh nhân ngứa rất dữ dội và tăng lên vào ban đêm. Thương tổn đỏ, bong vảy da, thỉnh thoảng có các nốt và sẩn đóng vảy, thường gặp ở các nếp kẽ, bờ bên các ngón tay, nấp gấp cổ tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu tay, nách, bìu, dương vật, môi lớn, quầng vú ở nữ. Đỏ da rải rác ở thân mình thể hiện một phản ứng tăng nhạy cảm với kháng nguyên của KST ghẻ. Đặc trưng của bệnh là các luống ghẻ có cấu trúc dạng sợi chỉ, mảnh, thẳng, dài 1-10 mm, hình thành do sự di chuyển của cái ghẻ trong lớp sừng. Các vị trí nhìn thấy luống ghẻ rõ nhất là các nếp gấp, cổ tay, khuỷu. Tuy nhiên khó có thể nhìn thấy chúng ở giai đoạn sớm của bệnh hoặc khi da bị trầy xước. Ở trẻ em dưới 2 tuổi, da mặt và da đầu có thể bị bệnh, trong khi đó ở người lớn thì rất hiếm. Các sẩn cục ngứa, màu đỏ tới tím thường gặp ở vùng nách và thân mình (trẻ em), vùng bìu (người lớn), nguyên nhân cũng là do phản ứng quá mẫn đối với kháng nguyên của KST ghẻ. Các sẩn cục này vẫn tồn tại trong nhiều tuần sau khi cái ghẻ đã bị loại trừ. Mụn nước và bọng nước có thể xuất hiện, đặc biệt là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Như vậy, các thương tổn cơ bản trong bệnh ghẻ thường là:

– Mụn nước sắp xếp rải rác, riêng rẽ ở vùng da mỏng như kẽ ngón tay, đường chỉ lòng bàn tay, mặt trước cổ tay, cẳng tay, nếp vú, quanh thắt lưng, rốn, kẽ mông, mặt trong đùi và bộ phận sinh dục. Ở trẻ sơ sinh mụn nước có thể xuất hiện ở lòng bàn chân. Ở quy đầu, ghẻ có thể gây ra vết trợt được gọi là săng ghẻ, dễ nhầm với săng giang mai. – Sẩn cục hay sẩn huyết thanh: hay gặp ở nách, bẹn, bìu. – Đường hầm ghẻ hay còn gọi là luống ghẻ, rất đặc hiệu, nhưng không phải lúc nào cũng dễ tìm thấy. Luống ghẻ do ghẻ cái tạo thành dài, 3-5mm, bên trên mặt da là một mụn nước nhỏ, lấy kim chích dịch chay ra, để lộ màu xám hoặc đen, dùng kim khêu sẽ bắt được cái ghẻ bám trên đầu kim. Đường hầm thường tìm thấy ở kẽ ngón tay, đường chỉ lòng bàn tay, nếp gấp cổ tay và quy đầu. – Trên da có thể có những vết xước, vảy da, đỏ da, dát thâm. Có thể có bội nhiễm, chàm hóa, mụn mủ. – Triệu chứng cơ năng: người bệnh ngứa, khó chịu, nhất là về đêm vì cái ghẻ đào hầm vào ban đêm. Trong ghẻ vảy, các mảng dày sừng lan tỏa ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, kèm theo là sự dày lên và loạn dưỡng của các móng, khô các vùng da còn lại. Triệu chứng ngứa rất đa dạng và thậm chí là không ngứa. Có tới hàng triệu cái ghẻ ký sinh trên da và đây là nguồn lây bệnh lớn.

5. Chẩn đoán bệnh ghẻ

     Chẩn đoán bệnh ghẻ dựa vào tiêu chuẩn vàng là tìm thấy cái ghẻ. Các phương pháp tìm cái ghẻ thường được áp dụng trong thực hành lâm sàng là soi tìm dưới kính hiển vi, có thể thấy cái ghẻ, trứng ghẻ, chất cặn thải của cái ghẻ. Phương pháp khác mang tính chất in vivo là sử dụng dermoscopy. Ngoài ra, có thể sử dụng phản ứng khuếch đại chuỗi polymerase trong đó DNA của KST ghẻ được tìm ra từ vảy da. Tuy nhiên, không phải lúc nào xét nghiệm cũng tìm thấy cái ghẻ và các sẩn phẩm của chúng. Vì vậy, chẩn đoán dựa vào các đặc điểm lâm sàng và tính chất dịch tễ là rất quan trọng.

6. Điều trị bệnh ghẻ

          Có nhiều phương pháp điều trị bệnh ghẻ với các mức độ hiệu quả khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn điều trị là độ tuổi, giá cả, mức độ nặng của bệnh và tính hiệu quả của các phương pháp điều trị trước đó.

6.1. Nguyên tắc điều trị

– Điều trị cho cả những người trong gia đình, tập thể, vườn trẻ… nếu phát hiện bị bệnh ghẻ. – Bôi thuốc phải đúng cách. – Giặt sạch, phôi khô quần áo, chăn chiếu, các đồ dùng khác.

6.2. Các thuốc điều trị

          Ở người lớn, các thuốc diệt ghẻ tại chỗ nên sử dụng khắp bề mặt da, trừ vùng mặt và da đầu, và đặc biệt chú ý tới các vùng nếp kẽ, vùng sinh dục, quanh móng, sau tai. Ở trẻ em và những bệnh nhân ghẻ vảy, cần điều trị cả vùng mặt và da đầu. Bệnh nhân cần được tư vấn rằng, thậm chí khi đã điều trị đầy đủ, các dát và ngứa có thể kéo dài sau đó 4 tuần. Ngoài ra có thể sử dụng corticoid tại chỗ, kháng histamin và, nếu cần thiết là corticoid hệ thống để giảm ngứa và dát đỏ khi bệnh nhân đã sử dụng thuốc diệt ghẻ.

Bảng 1.1. Tóm tắt các phương pháp điều trị ghẻ

Thuốc Liều Lưu ý
Kem permethrin 5% Bôi và lưu lại trên da 8-14 giờ, co thể nhắc lại sau 7 ngày. Lựa chọn điều trị đầu tiên ở Hoa Kỳ.
Lindan 1% (lotion) Bôi và lưu lại trên da 8 giờ rồi tắm. Có thể nhắc lại sau 1 tuần.

Không khuyến cáo cho trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai và

cho con bú.

Kem crotamiton 10% Dùng trong 2 ngày liên tục, nhắc lại 1 lần trong  vòng 5 ngày. Có hiệu quả chống ngứa.
Sử dụng trong 3 ngày, sau đó tắm. An toàn cho trẻ em dưới 2 tháng, phụ nữ có thai và cho con bú, nhưng bằng chứng hiệu quả chưa cao.
Benzyl benzoat 10% (lotion) Bôi và lưu lại trên da 24 giờ, sau đó tắm.
Ivermectin, 200 µg/kg

Dùng liều duy nhất, có thể nhắc lại sau

10-14 ngày.

Hiệu quả cao và an toàn.

 

     Cho tới nay, ivermectin là thuốc uống duy nhất để điều trị bệnh ghẻ, có hiệu quả cao. Thuốc được tìm thấy lần đầu trong những năm 1970 trên môi trường nuôi cấy của một loài nấm actinomycete là Streptomyces avermitilis. Ivermectin có cấu trúc tương tự như kháng sinh nhóm macrolid nhưng không có hoạt tính kháng khuẩn. Cơ chế diệt ghẻ của thuốc là do ivermectin có ái lực cao với các ion chlorid ở hệ thần kinh ngoại vi của động vật không xương sống, chẹn các kênh dẫn truyền qua synap thần kinh. Kết quả làm cho KST tê liệt và chết. Đã có nhiều nghiên cứu về tính hiệu quả của ivermectin trong điều trị ghẻ. Một nghiên cứu cho thấy sử dụng liều đơn ivermectin có tỷ lệ khỏi bệnh là 70%; liều nhắc lại sau 2 tuần cho tỷ lệ khỏi tăng lên tới 95%.

     Ở Việt Nam, các thuốc điều trị ghẻ chủ yếu vẫn là dung dịch DEP, kem crotamiton, thuốc xịt Spregal (có thành phần là esdepaletrin và piperonyl butoxid). Ngoài ra, kháng histamin tại chỗ hoặc toàn thân, corticoid tại chỗ được dùng để chống ngứa, giảm các triệu chứng do cơ thể nhạy cảm với kháng nguyên của KST ghẻ như mụn nước, chàm hóa…Các phương pháp dân gian điều trị ghẻ như lá cây ba chạc đen tắm hoặc dầu hạt máu chó. Ngoài thuốc điều trị, vấn đề vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường, cách ly, điều trị cho những người sống gần bị bệnh đóng vai trò quan trọng, quyết định kết quả điều trị bệnh ghẻ.

6.3. Phòng bệnh

– Vệ sinh cá nhân hằng ngày sạch sẽ.

– Khi phát hiện ra có người trong gia đình bị ghẻ cần điều trị sớm, tránh tiếp xúc và dùng chung các đồ dùng của người bị bệnh.

Một số hình ảnh bệnh ghẻ

Điều trị bệnh ghẻ trong bao lâu
    
Điều trị bệnh ghẻ trong bao lâu
 
Ảnh 1, 2. Thương tổn mụn nước, mụn mủ của bệnh ghẻ ở lòng bàn tay, bàn chân em bé
Điều trị bệnh ghẻ trong bao lâu
     
Điều trị bệnh ghẻ trong bao lâu

Ảnh 3, 4. Hình ảnh luống ghẻ ở kẽ ngón tay của một em bé.
Điều trị bệnh ghẻ trong bao lâu

Ảnh 5. Nốt sẩn sau ghẻ ở vùng sinh dục, đặc hiệu cho bệnh ghẻ ở nam giới.
Điều trị bệnh ghẻ trong bao lâu
     
Điều trị bệnh ghẻ trong bao lâu

Điều trị bệnh ghẻ trong bao lâu

Ảnh 6, 7, 8. Ghẻ vảy ở bệnh nhân nữ có tiền sử bệnh lupus ban đỏ hệ thống, điều trị bằng corticoid toàn thân

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Fuller LC (2013), “Epidemiology of scabies”, Curr Opin Infect Dis, 26(2): 123-6.

2. Hersch C (1967), “Acute glomerulonephritis due to skin disease, with special reference to scabies”, S Afr Med J, 41:29.

3. Usha V, Gopalakrishnan Nair TV (2000), “A comparative study of oral ivermectin and topical permethrin cream in the treatment of scabies”, J Am Acad Dermatol, 42:236.

4. Trường Đại học Y Hà Nội (2008), Bệnh ghẻ, Da liễu học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 102-105.

5. Orkin M, Maibach HI (1991), “Ectoparasitic diseases”, Dermatology, p.205.

6. Orkin M (1995), “What’s new?” Curr Probl Dermatol, 22:105.

7. Down AM (2004), “Seasonal variation in scabies”, Br J Dermatol, 150:602.

8. Bitar D, Thiolet JM, Castor C, et al (2012), Increasing incidence of scabies in France, 1999-2010, and public health implications, Ann Dermatol Venereol, 139(6-7):428-34.

9. Whitehall J, Kuzulugil D, Sheldrick K, et al (2013), Burden of paediatric pyoderma and scabies in North West Queensland, J Paediatr Child Health, 49(2):141-3.

10. Arlian LG et al (1984), “Survival and infectivity of Sarcoptes scabiei var. canis and var. hominis”, J Am Acad Dermatol, 11:210.

11. Huynh TH, Norman RA (2004), “Scabies and pediculosis”, Dermatol Clin, 22:7.

12. Walton SF et al (1999), “Crusted scabies: A molecular analysis of Sarcoptes scabiei var. canis and var. hominis populations from patients with repeated infestations”, Clin Infect Dis, 29:1226.

13. Chosidow O (2000), “Scabies and pediculosis”, Lancet, 355:819.

13. Stephen PS, Jonathan NG, Rocky EB (2010), “Scabies, other mites, and pediculosis”, Fitzpatrick’s dermatology in general medicine, pp. 2031-2032.

14. Stephen PS, Jonathan NG, Rocky EB (2010), “Scabies, other mites, and pediculosis”, Fitzpatrick’s dermatology in general medicine, pp. 2031-2032.

15. Prins C (2004), “Dermoscopy for the in vivo detection of Sarcoptes scabiei”, Dermatology, 208:241.

16. Bezold G (2001), “Hidden scabies: Diagnosis by polymerase chain reaction”, Br J Dermatol, 144:614.

17. Santoro AF, Rezac MA, Lee JB (2003), “Current trend in ivermectin usage for scabies”, J Drugs Dermatol, 2:397.

 Bài và ảnh: BS. Trần Thị Huyền, Khoa điều trị Bệnh da phụ nữ và trẻ em-Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bộ môn Da liễu-Đại học Y Hà Nội.
Đăng bài: Phòng CNTT&GDYT